Chân dung nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
Trước khi trở thành nam vương cuộc thi Sinh viên thanh lịch, Quốc Dũng từng giành danh hiệu nam vương tại ngôi trường phổ thông ở Ninh Bình.
Lâm Quốc Dũng, sinh năm 2006, là sinh viên năm nhất ngành Kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano, ĐH Bách khoa Hà Nội. Mới đây, vượt qua hơn 200 thí sinh đến từ các trường đại học trên cả nước, Dũng trở thành nam vương cuộc thi Sinh viên Thanh lịch 2024.
Từng theo học tại Trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình), những năm cấp 3, Dũng là Bí thư chi đoàn, tích cực tham gia nhiều hoạt động của trường. Năm 2023, Dũng tham gia cuộc thi Học sinh thanh lịch Trường THPT Nguyễn Huệ và trở thành nam vương.
Được cô hiệu trưởng động viên “rất sáng” trên sân khấu, Dũng có động lực tiếp tục thử thách bản thân ở những sân chơi lớn hơn. Đến khi lên đại học, được một người anh khóa trên khích lệ tham gia cuộc thi Sinh viên thanh lịch, Dũng quyết định thử sức.
“Mong muốn duy nhất của em khi tham gia cuộc thi là được học hỏi những sinh viên tài năng đến từ các trường đại học trên cả nước. Ngoài ra, em cũng muốn rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh khi đứng trước đám đông”, Dũng nói.
Bước vào năm nhất, vì việc học chưa quá nặng, Dũng không gặp nhiều khó khăn để sắp xếp thời gian tham gia cuộc thi. Với lợi thế ngoại hình cao trên 1m8 cùng sự tự tin, Dũng trở nên nổi bật trong số các thí sinh. Tại vòng thi Ứng xử, khi được hỏi “sinh viên thời 4.0 cần có những phẩm chất gì?”, Dũng cho rằng đó là sự năng động, sáng tạo, biết thích nghi, rèn luyện cả về đức và tài.
Ngoài ra, nam sinh cũng nhấn mạnh việc người trẻ cần có định hướng và mục tiêu. Điều này rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn “công nghệ lên ngôi”, nhiều thứ sẵn có. “Những ai có định hướng, mục tiêu rõ ràng sẽ tận dụng được sự tiện nghi của công nghệ nhằm giúp ích cho con đường tương lai của mình. Nếu không có định hướng, người trẻ sẽ bị sao nhãng trước quá nhiều thứ bủa vây”, Dũng nói.
Phần trả lời tự tin này góp phần giúp Dũng thuyết phục được ban giám khảo và giành ngôi nam vương. Dẫu vậy, Dũng cho rằng những thí sinh lọt vào vòng chung kết rất xuất sắc và mỗi người đều có một cá tính, khả năng riêng.
Nam sinh Bách khoa cho hay, việc đạt danh hiệu này là “bước đệm” để em tiếp tục thực hiện các hoạt động cộng đồng, lan tỏa những năng lượng tích cực tới mọi người. Tuy nhiên, đây không phải đích đến mà chỉ là điểm khởi đầu.
“Hiện tại, mục tiêu của em vẫn là tập trung vào việc học. Chương trình học tại Bách khoa vốn rất nặng về lý thuyết đại cương. Trong khi ở bậc đại học, giảng viên chỉ đóng vai trò dẫn dắt, còn năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên vẫn là quan trọng nhất. Em vẫn đang tìm phương pháp học sao cho phù hợp và hiệu quả nhất với mình”, Dũng nói.
Ngoài việc học, hiện Dũng là thành viên ban kiểm tra của đoàn trường Vật liệu, hỗ trợ các vấn đề giấy tờ, sổ sách, quản lý sổ Đoàn.
Nhắc đến học trò cũ, cô Đoàn Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ (Tam Điệp, Ninh Bình) cho hay, từ rất lâu, trường mới có một học sinh “ưu tú, toàn diện mọi mặt” như thế.
Năm lớp 12, Dũng là học sinh vừa giành giải Nhì môn toán cấp tỉnh, vừa giành giải Khuyến khích môn vật lý. Cậu học trò luôn xếp đầu lớp, là người đạt điểm cao nhất của trường ở khối A01 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhờ những thành tích này, Quốc Dũng giành được học bổng Đinh Bộ Lĩnh của tỉnh Ninh Bình.
“Trước đây, Dũng là bí thư lớp, vì thế rất chu đáo và có trách nhiệm. Không hoạt động nào của trường Dũng không tham gia, chẳng hạn như câu lạc bộ tiếng Anh và đạt IELTS 7.0; tham gia đội tuyển bóng rổ của trường cũng giành huy chương Đồng cấp tỉnh”.
Cô Dung nói vui, vì đạt nhiều thành tích và đẹp trai, Lâm Quốc Dũng được các em học sinh khóa dưới yêu quý, xem là “idol”, thậm chí thường gọi trêu là “Lâm tổng”.
Với Dũng, sau cuộc thi, dù nhận được nhiều lời mời hợp tác, nam sinh vẫn muốn tập trung vào việc học. Định hướng của Dũng sẽ tập trung đào sâu chuyên ngành và trở thành kỹ sư mảng vi mạch chip bán dẫn.
“Trong tương lai, em mong muốn sẽ có cơ hội đi du học Đài Loan (Trung Quốc). Hiện tại, em đã học tiếng Trung. Bắt đầu từ năm thứ 2, em dự định tìm hiểu để được tham gia hoạt động trong lab cùng các anh chị khóa trên và thầy cô”, Dũng nói.
9X Việt sở hữu 4 bằng thạc sĩ, được công nhận tài năng toàn cầu
Giáo dục - 17 giờ trướcỞ tuổi 26, Ngô Lê Huy Hiền được Chính phủ Anh công nhận là tài năng toàn cầu và nhà lãnh đạo mới nổi trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số.
Đại học đầu tiên của Việt Nam lọt top 325 thế giới
Giáo dục - 21 giờ trướcĐại học Quốc gia Hà Nội có bước tiến vượt bậc lên vị trí 325 trong bảng xếp hạng các đại học phát triển bền vững trên thế giới theo QS.
Thông tin mới nhất về mức giải thưởng cho học sinh Hà Nội, đoạt giải quốc tế được thưởng đến 300 triệu đồng
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Nghị quyết về tiền thưởng với học sinh và giáo viên có thành tích tốt, học sinh đạt giải nhất/huy chương vàng trong các kỳ thi Olympic quốc tế, mức thưởng cao nhất đến 300 triệu đồng.
Phụ huynh, học sinh sốt ruột chờ môn thi thứ 3 vào lớp 10
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều phụ huynh, học sinh thấp thỏm chờ chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm nay, vì đây là kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới và lại có thêm những thay đổi trong phương án thi.
Chàng trai Việt duy nhất lọt top gương mặt nổi bật Forbes Mỹ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcNguyễn Siêu, cựu du học sinh Việt tại Mỹ xuất sắc được lựa chọn vào danh sách những người trẻ nổi bật “30 Under 30” của Forbes Bắc Mỹ năm 2025.
Đại học Sư phạm TP.HCM đổi cấu trúc đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025
Giáo dục - 1 ngày trước5/6 môn thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm TP.HCM sẽ được thay đổi cấu trúc từ năm 2025.
TPHCM đề xuất chi 237 tỷ đồng miễn học phí từ lớp 6-9
Giáo dục - 2 ngày trướcNội dung được nêu trong dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập và tư thục, năm học 2024 - 2025, trình HĐND thành phố, sáng 9/12.
Chính phủ đề xuất chuyển 2 đại học quốc gia về Bộ GD&ĐT
Giáo dục - 2 ngày trướcTại kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ vừa được Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kí ban hành, Chính phủ đề xuất chuyển 2 đại học Quốc gia về Bộ GD&ĐT để quản lí. Đồng thời đưa ra 2 phương án đối với 2 Viện Hàn lâm khoa học.
Sinh viên nữ được yêu cầu không mặc quần jean rách, váy ngắn trên gối đến trường
Giáo dục - 2 ngày trướcCách ăn mặc không chỉ phản ánh cá tính, phong cách của mỗi cá nhân mà còn là yếu tố góp phần định hình văn hóa và nét đẹp tại môi trường học đường - đó là lý do nhiều trường đại học đưa ra những quy định cụ thể đối với trang phục của sinh viên.
Cơ hội cho hàng triệu thí sinh muốn trúng tuyển vào trường đại học mình yêu thích
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Năm 2025, dự kiến sẽ có nhiều điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển đại học. Theo đó, kỳ thi riêng của một số trường đại học như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực có thêm nhiều điểm mới nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nam giáo viên thuê 2 người dạy học thay vì 'chuyên môn yếu'
Giáo dụcGĐXH - Nam giáo viên R.C.T. đang công tác tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã thuê hai người khác dạy thay, mỗi tháng trả từ 6,5-6,8 triệu đồng/người/tháng.