Chấn thương cầu thủ Đình Trọng nguy hiểm thế nào?
GiadinhNet - Thông tin cầu thủ Đình Trọng đã phải tiến hành phẫu thuật tại TP.HCM thêm một lần nữa do chấn thương liên quan đến sụn chêm khiến người hâm mộ vô cùng lo lắng.
Đây đã là lần thứ 3 Trần Đình Trọng phải lên bàn mổ chỉ trong vòng 2 năm và hầu hết đó đều là những chấn thương khá nghiêm trọng. Theo bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ, chấn thương mà Đình Trọng gặp phải khá nguy hiểm và rất dễ tạo ra các hệ lụy sau này.
Theo các chuyên gia, chấn thương sụn chêm khiến các cầu thủ phải nghỉ không dưới 3 tháng, đồng nghĩa với việc vắng mặt trong phần còn lại của V.League 2020.

Trung vệ Đình Trọng dính chấn thương ngay trước ngày đội tuyển Việt Nam sang Thái Lan dự King's Cup
Trước sự quan tâm của người hâm mộ về chấn thương của Đình Trọng, báo Thể thao HCM dẫn lời bác sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ: "Tôi xin phép không bình luận về tình trạng hiện tại bởi tôi không trực tiếp khám cho Đình Trọng, không được nhìn phim chụp chấn thương lúc này. Nhưng nếu nói có thể đoán trước được việc tái phát chấn thương hay không, tôi xin nói rằng là có".
Là người có kinh nghiệm trong các chấn thương thể thao, bác sỹ Thuỷ cho giải thích: "Về mặt khoa học, tôi có thể minh hoạ rằng sụn chêm như một dạng bộ não của vùng đầu gối, nó rất quan trọng và có ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này. Các bạn có thể hiểu rằng sụn chêm mỗi lần phẫu thuật thì có thể bị cắt, gọt tuỳ theo mức độ rách sụn. Sụn chêm ở 2 chân là phần giữ thăng bằng cho cơ thể, nhưng nó còn có tính đối xứng giữa sụn chêm trong và ngoài tại đầu gối, nên một bên bị gọt nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng xấu..."

Chia sẻ với chấn thương của Đình Trọng, BLV Quang Huy cho rằng chấn thương của Đình Trọng là điều đáng tiếc: "Trần Đình Trọng là cầu thủ rất quan trọng, vì vậy ai cũng mong anh ấy có thể ra sân càng sớm càng tốt. Điều này dẫn đến việc Đình Trọng chưa khỏi hẳn nhưng anh ấy vẫn được ra sân ở những chiến dịch quan trọng. Hậu quả dẫn đến việc Đình Trọng đã không được chữa khỏi hoàn toàn và tái phát chấn thương. Đây là bài học kinh nghiệm và tôi hy vọng chuyện này sẽ không lặp lại nữa.
Điều đáng tiếc là trong quá trình điều trị, Đình Trọng không thể di chuyển từ Việt Nam sang Singapore để thăm khám trực tiếp mà chỉ được thăm khám online nên chuyện phục hồi không được như dự kiến".
Về phía người hâm mộ, việc chưa thể quay trở lại thi đấu khiến họ cảm thấy thực sự tiếc nuối, nhưng vì yêu mến anh, trên facebook, các fan đã gửi lời động viên và hy vọng chấn thương của Trọng sớm bình phục và trở lại sân cỏ.

Điểm qua gần 15 tháng kể từ ngày Đình Trọng rời xa sân cỏ vì đứt dây chằng gối, theo báo NLĐ, giữa tháng 6/2019, Đình Trọng gặp chấn thương và được chẩn đoán đứt bán phần dây chằng chéo trước và dập dây chằng bên mác đầu gối trái. Ngày 24/6, CLB Hà Nội đưa Đình Trọng sang Singapore và một ngày sau, ca phẫu thuật được tuyên bố thành công. Trước đó, Đình Trọng từng bỏ lỡ Asian Cup 2019 vì phải phẫu thuật xương bàn chân tại Hàn Quốc nhưng so với ca mổ gối thì mức độ không nghiêm trọng bằng.
Kể từ ngày 25/6/2019 đến nay, Đình Trọng trải qua thêm 2 ca phẫu thuật. Ngoại trừ quãng thời gian tập luyện và thi đấu ở VCK U23 châu Á 2020 tại Thái Lan, Đình Trọng thường xuyên có mặt ở Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ PVF (Hưng Yên) để tập phục hồi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Choi Ju-young. Với tay nghề của bác sĩ Choi, nhiều tuyển thủ đã phục hồi hoàn toàn và trở lại thi đấu sau phẫu thuật như Tuấn Anh, Xuân Trường (HAGL), Phan Văn Đức (SLNA), Nguyễn Huy Hùng (Quảng Nam)... Riêng trường hợp Đình Trọng, mọi chuyện vẫn rất bí ẩn, nhất là cuộc tiểu phẫu sụn chêm tại TP HCM vừa qua.
M.H (th)

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.