"Chàng rể hụt" của thầy giáo Nga
GiadinhNet - Trong suốt những năm tháng học ở nước Nga, anh Trần Xuân Lâm được thầy giáo quý mến chẳng khác gì con ruột của mình. Và một ngày, khi anh sắp tốt nghiệp, người thầy ấy nói với anh: “Hãy lấy con gái của thầy nhé”. Bất ngờ và bối rối, người học trò đó không biết phải ứng xử ra sao cho trọn vẹn cả đôi đường...
Đến Liên Xô để được đào tạo trở thành một nhà khoa học về Vật lý, nhưng cuối cùng, Trần Xuân Lâm lại trở thành Giám đốc Trung tâm Đảm bảo nguồn nhân lực FPT Software. Anh Lâm nhớ lại: “Tốt nghiệp trung học, tôi giành được suất học bổng ở Liên Xô trong 5 năm (từ năm 1990-1995). Nghĩ đến xứ sở bạch dương, tôi - cậu học sinh chưa từng ra khỏi Hà Nội không khỏi lo lắng. Khi bắt tay vào học thì mới thực sự “choáng”. Ở nhà, chẳng gì tôi cũng là một học sinh giỏi của trường nhưng sang đến nơi mới biết, kiến thức mình học được chưa thấm vào đâu. Bố tôi là giảng viên của trường ĐH Tổng hợp, trong nhà cũng có khá nhiều sách nhưng những gì mà các sinh viên ở đây đang học là điều mà chúng tôi chưa bao giờ được nghe, được biết đến. Cảm giác sợ mình bị thua thiệt khiến tôi lao vào đọc sách”.
Tất cả các cửa hàng sách cũ ở Matx-cơ-va lúc đó đều được anh Lâm lùng sục và tường tận. Ngày nào cũng chăm chỉ như chú ong thợ tìm trong thư viện đến quen mặt các thủ thư. Nhờ vậy, có những cuốn sách, các sinh viên khác không được mượn thì anh lại được ưu ái.
7 học kỳ đầu, Trần Xuân Lâm luôn giữ được vị trí xuất sắc và luôn tâm niệm học là vì kiến thức chứ không phải vì điểm 5 (điểm tối đa). Nhưng ký ức sâu sắc về người thầy của anh chỉ có từ khi bước vào năm thứ 3, khi đăng ký làm đề án khoa học về năng lượng. “Tôi hỏi các giáo viên, trong lĩnh vực này, ai là người giỏi nhất? Họ nói đó là thầy A.N.Kíp-ga-nốp. Nếu không bị “tai nạn nghề nghiệp”, có lẽ thầy đã trở thành nhà khoa học danh tiếng rồi. Thầy tôi từng làm luận án Phó Tiến sĩ tại Trường ĐH Lô-mô-nô-xốp và được nhận vào nhóm làm việc của nhà khoa học nổi tiếng A.Sha-kha-nốp (người được tặng giải Nobel Hoà Bình năm 1975 và giành được nhiều giải thưởng danh giá khác của Liên Xô). Tại đây, thầy được A.Sha-kha-nốp giao cho phụ trách mảng tham khảo, khai thác các tài liệu liên quan bằng tiếng Đức. Nhưng sau đó, không biết vì lý do gì, thầy chịu sự điều động về dạy tại trường tôi. Thầy bắt đầu chán nản và lao vào rượu. Khi tôi tìm đến thầy xin được hướng dẫn, thầy bảo “anh thật may mắn vì được học với tôi đấy”. Lúc đó tôi cứ nghĩ là thầy nói đùa, nhưng càng học tôi càng nhận thấy mình đúng là quá may mắn” - Anh Lâm tâm sự.
![]() Anh Trần Xuân Lâm (ở giữa, hàng đầu) cùng các bạn trong lớp những năm tháng học tập ở Liên Xô (cũ). |
Và “học” cả tật xấu...
Sau khi Liên Xô tan rã, cuộc sống của lưu học sinh lâm vào cảnh khốn khó. Vậy là anh Lâm bỏ học để đi làm thêm. Có khi cả tháng mới đến lớp một lần. Bài vở toàn nhờ người chép hộ.Anh Lâm bồi hồi nhớ lại: “Buồn cười nhất là có hôm tôi không đến lớp mà bài kiểm tra vẫn có tên tôi. Thầy biết nhưng không nói gì. Đến tháng thứ 2 thì thầy nhắn người gọi tôi đến gặp. Thầy không mắng mỏ mà chỉ khuyên tôi nên xác định đâu là điều quan trọng nhất của cuộc đời mình. Tôi im lặng nhưng lúc đó, tôi ham kiếm tiền hơn ham học. Chỉ đến sau này ngẫm lại, tôi mới thấu hiểu thì thầy đã không còn nữa”.
Trần Xuân Lâm học hỏi được nhiều song cũng bị ảnh hưởng một tật xấu từ người thầy, đó là uống rượu. Được thầy quý như con nên mỗi khi uống với đám bạn, thầy lại gọi anh đến. Gọi là nhậu nhưng chỉ uống bia cỏ với bánh mì đen khô cháy. Trừ những ngày lễ, tết thì may ra có một chai rượu ngon. “Nhà thầy nghèo lắm. Hôm nào đến nhà cũng thấy bữa ăn của hai cha con ít khi thấy có thịt. Thầy tôi mắc chứng nghiện rượu, có lẽ là sau cú sốc bị chuyển công việc” - Anh Lâm kể.
Còn nợ thầy một câu trả lời
Kể về lời đề nghị làm con rể của người thầy, anh Lâm nhớ lại: “Lần đó, được bạn bè động viên, thầy ra bảo vệ luận án Tiến sĩ, công trình mà thầy bỏ dở nhiều năm trước. Lúc đó, tôi cũng sắp tốt nghiệp. Trước hôm thầy bảo vệ, biết thầy không có tiền để sắm một bộ comple, tôi đến thăm và biếu thầy 50 USD để thầy may một bộ. Thầy nhìn tôi và khóc, tôi cũng khóc. Rồi thầy bảo: “Thật khốn nạn, ta muốn cầm 50 USD của con, nhưng nếu cầm, ta thấy cuộc đời không còn gì nữa”. Đời thầy nghèo nhưng chưa bao giờ tôi thấy ông nhận cái gì của ai, dù là thân thiết. Có lẽ vì thế mà ông nghèo chăng? Những lần đến chơi, tôi có thừa tiền để mua chai rượu khá khẩm hơn thứ rượu mà ông đang uống hàng ngày nhưng tôi biết, nếu mang đến, thể nào ông cũng đuổi tôi về.
Trước hôm tôi về nước khoảng 1 tuần, thầy đột nhiên nói: “Con lấy La- ri-sa, con gái của ta làm vợ nhé”. Tôi bất ngờ và bối rối. La- ri-sa là bạn học cùng lớp với tôi. Da trắng, tóc vàng và dài. Nhưng chúng tôi chỉ coi nhau như bạn bè. Một tuần sau tôi đến từ biệt thầy để về Việt Nam. Thay vì câu trả lời có làm con rể của thầy không thì tôi lại nói “em sẽ không trở thành nhà khoa học vì không thể và cũng không muốn giống như thầy”. Hai chúng tôi lại khóc.
Bốn năm sau tôi được tin thầy mất, không phải ngay lúc đó mà một thời gian sau. Con gái thầy không báo cho tôi biết bởi cô ấy không muốn tôi chứng kiến cảnh đó và bản thân thầy cũng vậy. Sau này, do tính chất công việc, tôi cũng đến nước Nga nhiều lần và lần nào cũng nặng trĩu những nghĩ suy về thầy. Tôi tiếc cho ông, tiếc cho thời cuộc đã không cho ông cơ hội trở thành nhà khoa học như ông mong muốn”.

Tàu du lịch chở 34 người bị chìm khi đang câu mực ở Hà Tĩnh
Thời sự - 1 giờ trướcMột tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực trên vùng biển Thiên Cầm (xã Thiên Cầm, Hà Tĩnh) vào tối 19/7.

Từ 15/8, hàng triệu người nên biết quy định mới nhất về mức hưởng bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định 188/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, trong đó quy định chi tiết về mức hưởng bảo hiểm y tế. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Không khí tang thương bao trùm khi người thân của các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch chiều 19/7 đã có mặt từ rất sớm để thắp hương, cầu nguyện cho những người xấu số.

Chi tiết lịch trình, điểm danh các khối sẽ đi diễu binh, diễu hành trong buổi lễ diễn ra sáng 2/9 tại Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 diễn ra lúc 6h30 ngày 2/9/2025 tại quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm thủ đô Hà Nội.

Siêu dông gây lật tàu du lịch ở vịnh Hạ Long mạnh cỡ nào?
Thời sự - 3 giờ trướcNguyên nhân mưa dông mạnh chiều 19/7 là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp nền nhiệt khu vực tăng cao, tạo thành hệ thống siêu dông.

Khởi tố bị can đầu tiên về tội 'sử dụng trái phép ma tuý' theo quy định mới
Pháp luật - 4 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định khởi tố Lỳ Lỳ Hừ (37 tuổi, trú tại xã Bum Tở) về tội “Sử dụng trái phép chất ma túy”.

Loạt đại học top đầu phía Bắc dự báo điểm chuẩn 2025 giảm
Giáo dục - 4 giờ trướcTrường Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính... dự báo điểm chuẩn 2025 giảm từ 1-4 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Lời kể của những người sống sót trong phút sinh tử khi tàu lật trên vịnh Hạ Long
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Những nạn nhân sống sót kể lại phút tàu du lịch lật úp, chìm xuống vịnh Hạ Long, khiến ít nhất 30 người tử vong thương tâm.

Tin bão mới nhất: Bão Wipha mạnh thêm, tiến nhanh về vịnh Bắc Bộ, Hà Nội cảnh báo mưa dông lớn trong hôm nay
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Ảnh hưởng bão Wipha, ngày và đêm 20/7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.

Tin sáng 20/7: Tin mới nhất vụ lật thuyền du lịch ở vịnh Hạ Long; bão số 3 đổ bộ, khu vực nào mưa to nhất?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đang nỗ lực triển khai nhiều phương án tìm kiếm các nạn nhân vụ lật tàu ở Hạ Long; Từ chiều 21-23/7, ảnh hưởng của bão số 3 Wipha, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra mưa lớn diện rộng, tổng lượng mưa có nơi trên 600mm.

Khoảnh khắc tàu chở khách lật úp trên vịnh Hạ Long khiến hàng chục người thương vong
Thời sựGĐXH - Thời điểm xảy ra tai nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, trên tàu chở 51 người gồm 3 thủy thủ và 48 hành khách. Đến thời điểm 20 giờ ngày 19/7, đã có ít nhất 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người vẫn đang mất tích.