Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai 20 tuổi sốt cao, hạch cổ sưng tấy liên tục 1 tuần sau khi hôn bạn gái

Thứ ba, 07:41 12/03/2024 | Bệnh thường gặp

Hôn người mình yêu là cách đơn giản, hiệu quả để thể hiện tình cảm. Tuy nhiên, một chàng trai 20 tuổi mới đây lại phải nhập viện vì hành động này.

Không lâu sau khi hôn bạn gái, Văn Bằng (20 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) bắt đầu có các triệu chứng như sốt, đau họng, anh tưởng đó là bệnh cúm nên không lo lắng nhiều, nhưng mãi đến khi anh sốt suốt một tuần mà không đỡ, thậm chí cổ còn sưng lên khiến anh nhận ra mình phải đến bệnh viện.

Tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, qua siêu âm B, bác sĩ phát hiện hạch cổ của Văn Bằng sưng tấy và chức năng gan bất thường.

Sau khi kiểm tra kỹ hơn, nguyên nhân đã được xác định. Kết quả cho thấy các chỉ số liên quan đến virus EBV đều dương tính và ngay lập tức anh được chẩn đoán mắc bệnh "nhiễm virus EBV cấp tính", thường được gọi là "bệnh hôn". Con đường lây truyền chính của bệnh hôn là qua nước bọt. Người đầu tiên Văn Bằng nghĩ đến khi nghe điều này là bạn gái của anh, nhưng cơ thể của người này không có gì bất thường, làm sao có thể lây bệnh cho anh?

Trên thực tế, nhiễm EBV phổ biến khắp thế giới, chủ yếu là lẻ tẻ và phổ biến cục bộ ở các khu vực nhỏ, hầu hết chúng biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng tiềm ẩn không có triệu chứng.

Chàng trai 20 tuổi sốt cao, hạch cổ sưng tấy liên tục 1 tuần sau khi hôn bạn gái - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Jin Jie, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu, giải thích: Hơn 90% người trưởng thành mang EBV trong cơ thể và đại đa số họ đã bị nhiễm bệnh hôn một cách ngấm ngầm. Tuy nhiên, do có sức đề kháng mạnh và cơ chế đáp ứng miễn dịch hoàn chỉnh trong cơ thể nên nhiều người có thể không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi nhiễm bệnh hôn.

Mặc dù có thể không có triệu chứng nhưng EBV do người lớn mang theo rất dễ lây sang trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu. Nói cách khác, khi một người mang EBV, mặc dù không có triệu chứng và xét nghiệm cho kết quả tốt nhưng virus vẫn có khả năng lây nhiễm.

Không những vậy, triệu chứng của "bệnh hôn" cũng vô cùng khó hiểu. May mắn thay, Văn Bằng đã phát hiện kịp thời và được điều trị, hiện đã bình phục. Nếu anh không phát hiện kịp thời, virus EBV có thể đã xâm chiếm nhiều mô và cơ quan hơn nếu tiếp tục phát triển thêm.

Các bác sĩ cho biết, việc nhận biết sớm và điều trị triệu chứng rất quan trọng đối với bệnh hôn, các triệu chứng ban đầu của nhiễm EBV giống như bệnh cúm như sốt, sổ mũi, đau họng… nên rất dễ nhầm lẫn. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh hôn là sốt tái phát, thường kéo dài ít nhất 5-7 ngày và không khỏi, sốt do cảm lạnh hoặc cúm thông thường sẽ thuyên giảm trong vòng 3-5 ngày.

Vì vậy, miễn là cơn sốt vẫn còn, đặc biệt là ở trẻ em và những người có khả năng miễn dịch kém, đừng cố tự chữa trị mà hãy đến bệnh viện kịp thời để tránh làm chậm trễ quá trình điều trị.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại quả mùa hè giúp thải độc gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng thải độc gan, giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan hiệu quả.

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh lý tim mạch thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Tại thời điểm phát hiện bệnh lý tim mạch, ông N. cho biết không xuất hiện bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào. Tuy nhiên, ông N. lại có thói quen hút thuốc lá 20 năm nay.

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

6 thói quen giúp người cao tuổi tránh xa bệnh mất trí nhớ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tại sao một số người vẫn có thể nói lưu loát, suy nghĩ rõ ràng và có trí nhớ tốt hơn người trẻ khi họ đã ở độ tuổi 70 hoặc 80? Trong khi một số người bắt đầu hay quên và thậm chí không thể gọi tên người quen ngay khi họ bước sang tuổi 60?

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Top