Chất lượng dân số Việt Nam và những mối quan tâm hàng đầu
GiadinhNet - Năm 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cũng cho biết chất lượng dân số đang là một hạn chế của công tác Dân số và Phát triển.

Tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh trước sinh là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: Chí Cường
Cần đẩy mạnh tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh
Trong Đề án “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển dân số bền vững”, Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá “Chất lượng dân số mặc dù đã được cải thiện nhưng chưa vững chắc”. Có thể thấy, mặc dù chất lượng dân số những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sức bền thể lực của người dân Việt Nam chưa được như chúng ta mong đợi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: Vấn đề nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh gần như đang còn hạn chế. Vì vậy đã có những đứa trẻ khi ra đời bị hội chứng Down, hội chứng này thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể... Còn trẻ bị Down lại có 47 NST, nghĩa là có thêm một nhiễm sắc thể 21. Chính “kẻ thù” này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ… các bệnh như tăng động, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ…
Hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi, chất lượng dân số là rất quan trọng nhưng nhiều nơi chưa làm tốt: Có thể do nhận thức và hiểu biết của người dân; do kinh phí dành công tác truyền thông về lĩnh vực này chưa thực sự được chú trọng… cho nên “quả bom nguyên tử” sẽ nổ ở Việt Nam với hơn 12 triệu người Việt Nam mang gene bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) nếu kết hôn, sinh con sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới giống nòi, chất lượng dân số Việt Nam.
Tình trạng mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn ở tuổi vị thành niên/thanh niên cũng dẫn đến chất lượng dân số kém, do việc truyền thông chuyên biệt và dịch vụ chuyên biệt cho đối tượng đích là vị thành niên/thanh niên chưa được quan tâm đúng mức và đánh giá đầy đủ. Trong khi đó, nhóm người yếu thế như người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS người mại dâm, người nghiện ma túy do bị phân biệt đối xử nên dễ có hành vi nguy cơ nếu họ lấy nhau sinh đẻ mà không được tư vấn dễ sinh ra những đứa trẻ nhiễm HIV… rồi bệnh viêm gan B, viêm gan C cũng có chung đường lây như HIV, vấn đề khuyết tật... Trong khi đó, tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên còn diễn ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng là những yếu tố dẫn đến những đứa trẻ không khỏe mạnh, bệnh tật, dị tật…
Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến chất lượng dân số là việc chăm sóc người cao tuổi. Chúng ta đã có hệ thống an sinh xã hội cho trẻ em, có nhiều “nhà trẻ”, nhưng lại chưa có “nhà già” cho người già. Hiện cả nước mới có một Bệnh viện Lão khoa Trung ương là nơi chăm sóc cho người cao tuổi; Đại học Y Hà Nội mới có chuyên khoa Lão khoa, rất ít bệnh viện có khoa Lão khoa…
Mức sinh, tỉ số giới tính khi sinh và những giải pháp quan trọng
Hiện bức tranh về mức sinh ở nước ta đang có nhiều sự khác biệt: Trong khi ở phía Bắc (đặc biệt là các tỉnh miền núi) có mức sinh cao thì ở Đồng bằng sông Cửu Long và TPHCM, mức sinh đang có chiều hướng thấp đi.
TPHCM là một trong những địa phương đi đầu cả nước về tỷ số cân bằng giới tính khi sinh (106,3 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) song lại có mức sinh gần như thấp nhất cả nước, bình quân một phụ nữ sinh 1,43 con và chưa đạt mức sinh thay thế. Tỷ lệ sinh này nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động…
Dù đã có nhiều hội nghị được tổ chức nhưng Tổng cục DS-KHHGĐ chưa có được câu trả lời thích đáng, chưa tìm ra lời giải về sự khác biệt mức sinh giữa Hà Nội và TPHCM trong khi điều kiện kinh tế, văn hóa khá tương đồng. Theo điều tra chưa đầy đủ thì Hà Nội vẫn có tình trạng đẻ con thứ ba với tâm lý phải có con trai, cùng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) khá cao thì ở TPHCM, phụ nữ chỉ sinh một, dù đứa con một đó là con gái. Hiện chưa có một cuộc điều tra đầy đủ, nên chỉ có thể đưa ra giả thiết phải chăng có nguyên nhân từ văn hóa vùng miền, quan niệm cuộc sống, bởi có nhiều người Hà Nội vào TPHCM sinh sống, cũng chỉ sinh một con, dù trai hay gái.
Mức sinh thấp là vấn đề rất đáng quan tâm, vì nếu không đủ sinh ra những thế hệ để thay thế cha mẹ trong một thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và làm cho quy mô dân số của một loạt nước đang ngày càng bị thu hẹp. Mức sinh thấp trong thời gian dài cũng sẽ có những tác động sâu sắc đến cơ cấu dân số. Đó là số người cao tuổi (65 ) ngày càng tiếp tục tăng lên trong khi số người được sinh ra ngày càng ít đi. Cùng với những thành tựu về khoa học, những ứng dụng kỹ thuật trong y học… tuổi thọ con người ngày một gia tăng càng làm cho tỷ trọng người già trong dân số chiếm số đông. Quốc gia đó sẽ có cơ cấu dân số già, siêu già. Do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển trong nước, chính sách nhập cư của các quốc gia này buộc phải nới lỏng…
Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn có xu hướng tăng đang là một trong những thách thức cho công tác dân số trong thời gian tới. MCBGTKS sẽ dẫn đến tình trạng “thừa nam, thiếu nữ” trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học, tác động đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất là Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Quảng Ngãi…
Nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, vấn đề tăng cường truyền thông rất quan trọng. Bên cạnh đó, một số địa phương cần sớm đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ để nâng cao vai trò của trẻ em gái trong gia đình và xã hội; tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định lựa chọn giới tính thai nhi.

BS Mai Xuân Phương

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTrong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcU xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.