Chế biến mì ăn liền như thế nào để không hại sức khỏe và những người nào cần phải "nhịn" ăn?
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra những người không nên ăn nhiều mì ăn liền.
Báo cáo thị trường hàng tiêu dùng nhanh quý II vừa được hãng nghiên cứu Kantar Worldpanel công bố cho thấy, bình quân khối lượng tiêu thụ mỳ ăn liền tính trên đầu người mỗi năm tại khu vực nông thôn lên đến 56 gói.
Con số này tại những thành phố như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là 36 gói.
Trong vòng 1 năm qua, ước tính có đến 90% hộ gia đình nông thôn của Việt Nam sử dụng thực phẩm này. Vậy ăn mì gói có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lý giải rõ hơn về điều này.

Khi ăn mì gói nên bổ sung thêm rau xanh và chất đạm
Trước thông tin ăn mì ăn liền ảnh hưởng đến sức khỏe, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, nếu người tiêu dùng ăn mì ăn liền trường kỳ thì sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất. Bởi lẽ chỉ có mì ăn liền thì dinh dưỡng không được cân bằng.
Khi ăn mì gói nên bổ sung thêm rau xanh (rau muống, cải xanh, xà lách xoong, nấm rơm, rau thơm…); hải sản (tôm, mực, cua…); thịt (heo, bò, gà); cá, trứng… để tô mì gói thêm giàu dinh dưỡng và ngon miệng.
Cũng theo PGS Thịnh, trên thế giới, chưa từng ghi nhận kết quả nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định mì ăn liền lại có thể chứa những chất gây ung thư.
Phân tích dưới góc độ của một chuyên gia công nghệ thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, trên thực tế, việc sản xuất mì ăn liền ở các công ty uy tín đều phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu nằm trong danh mục quy định của Bộ Y tế và rất phổ biến như: bột mì, muối ăn, bột ngọt, dầu chiên, ớt, tỏi, hành, rau củ sấy khô…
Vấn đề dầu chiên và quá trình chiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phải được kiểm soát chặt chẽ. Đầu tiên phải kể đến việc dùng loại dầu không dễ bị biến chất trong quá trình chiên, giúp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Loại dầu này có nguồn gốc từ dầu cọ (dầu thực vật), sản xuất bằng phương pháp làm lạnh tự nhiên.
Về định lượng ăn bao nhiêu gói là phù hợp, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, không có định lượng vì người thấy đói thì ăn nhiều, người không thấy đói thì ăn ít. Tuy vậy, nếu ăn quá nhiều thì lượng muối trong mì có thể gây bệnh. Bởi ăn một bát mì ăn liền tương đương với uống 65ml nước mắm, lượng natri trong một gói mì vượt xa tiêu chuẩn bình thường. Tuy nhiên, lượng muối cho phép cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày không ăn được quá 6gr/người/ngày. Nếu ăn mì thường xuyên có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra những người không nên ăn nhiều mì ăn liền.
Người béo phì, tim mạch
Mì ăn liền được chiên qua dầu với nhiệt độ cực cao, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền không cân đối, chủ yếu từ tinh bột. Thành phần này càng dễ chuyển hoá thành chất béo, không có lợi cho cơ thể.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn nhiều mì ăn liền không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày …
Người mắc bệnh thận
Trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn vô tình làm hại thận và không tốt cho người mắc bệnh thận.
Trẻ con không nên ăn nhiều mì ăn liền
Do mì ăn liền là thực phẩm ăn liền, có chứa nhiều dầu mỡ nên khi trẻ em ăn vào thường kích thích vị giác, không ăn các món ăn khác và dần trở nên biếng ăn.
Theo Báo GT

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 ngày trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.