Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chết vì một bữa no

Thứ năm, 08:30 04/08/2011 | Sống khỏe

Đừng tưởng ăn được càng nhiều càng tốt. Việc ăn quá no sẽ có hại cho sức khỏe, thậm chí gây... đột tử.

Mấy ngày gần đây, cư dân mạng đang xôn xao chuyện một phụ nữ Trung Quốc 35 tuổi chết vì ăn quá no. Người phụ nữ này đã ăn các món khoai tây chiên, bắp rang bơ, bánh trứng, hạt dưa và uống khá nhiều nước trong… 5 giờ liền.
 
Sau khi ăn, người phụ nữ Trung Quốc này đau bụng dữ dội, rồi hoa mắt, chóng mặt và dần rơi vào trạng thái hôn mê. Dù đã được nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân đã tử vong vì dạ dày phình gấp 20 lần so với bình thường.

Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Đằng, Học viện Quân y, biến chứng giãn dạ dày cấp như chẩn đoán của người phụ nữ Trung Quốc thường xuất hiện sau chấn thương ổ bụng, viêm tụy có mủ hoặc ăn uống quá no kéo dài. Khi bị giãn dạ dày cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau thượng vị dữ dội, đột ngột như đau bụng cấp. Tuy nhiên cũng có trường hợp đau bụng âm ỉ, ậm ạch.

Mặc dù ở Việt Nam chưa xuất hiện trường hợp tử vong vì ăn no nhưng hiện tượng ép ăn lại đang phổ biến. Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay  nhiều trẻ tới khám tại Viện Dinh dưỡng với các biểu hiện như bụng căng, vùng thượng vị đau tức, nóng ran kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn. “Nghe người nhà bệnh nhân kể, các bác sĩ cũng phát sợ vì danh sách thực phẩm dài dằng dặc. Có những trẻ bị ép ăn đến 5 - 6 bữa mỗi ngày, bữa nào cũng ngồn ngộn đồ ăn”, bác sĩ Hải cho biết.
 
Việc ép trẻ ăn quá nhiều, quá no khiến trẻ gần như bị tước đoạt cảm giác thèm ăn, lâu dần sẽ dẫn tới biếng ăn tâm lý. Khi đó, trẻ sẽ rất sợ mỗi khi nhìn thấy thức ăn, không chịu ăn uống hoặc thường xuyên bị nôn sau ăn. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Bên cạnh đó, thói quen ăn quá no còn dễ khiến trẻ mắc bệnh béo phì.

Bác sĩ Đằng cho rằng, việc ăn quá no, nhất là vào các bữa tối, làm tăng gánh nặng cho tim, bởi huyết dịch trong toàn bộ cơ thể phải tập trung nhiều ở đường ruột và dạ dày để tiêu hóa thức ăn, làm giảm sự cung cấp máu, cơ tim có nguy cơ bị thiếu máu và ôxy. Ngoài ra, việc ăn quá no và dư thừa dinh dưỡng còn là thủ phạm đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, béo phì.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, cần loại bỏ thói quen ăn nhiều, ăn quá no. Khi thấy có cảm giác no, nên dừng ăn. Những người có bệnh lý về dạ dày như viêm, loét dạ dày hoặc bị chấn thương ổ bụng, ung thư… tuyệt đối không ăn quá no, vì dễ dẫn tới giãn, bục dạ dày. Nếu thấy có biểu hiện thường xuyên căng tức bụng, ấm ách hoặc buồn nôn sau ăn, nên đi khám để được tư vấn về dinh dưỡng và điều trị.

Cơ quan tiêu hóa của con người chỉ đảm bảo hoạt động bình thường khi được nghỉ ngơi. Nếu ăn quá no, niêm mạc dạ dày không có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn khiến thức ăn ứ động gây tổn thương niêm mạc. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày, gây ung thư.
 
Theo Xuân Trường
Báo Đất Việt
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày

Sống khỏe - 3 giờ trước

Đi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng

Bài thuốc quý từ củ gừng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên

Sống khỏe - 15 giờ trước

Phát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân

Y tế - 1 ngày trước

Sau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Củ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Để có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Top