Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thứ tư, 10:26 30/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Ăn nhiều đường có mắc bệnh tiểu đường không?

Đường là một dạng carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau đó là đường tự nhiên (có trong các thực phẩm tự nhiên như trái cây, sữa, và một số loại rau củ và đường tinh luyện được thêm vào thực phẩm chế biến như bánh kẹo, nước ngọt, và đồ ăn nhanh. 

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong cơ thể, đường được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm nguy cơ tăng đường huyết, tăng cân, bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần vào việc tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Những yếu tố khác dẫn đến bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia y tế, ngoài việc tiêu thụ đường, các yếu tố sau đây cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

- Do di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc tiểu đường, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn.

- Thiếu vận động: Lối sống ít vận động có thể làm giảm khả năng sử dụng glucose của cơ thể, dẫn đến kháng insulin.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến, chất béo bão hòa, và ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường.

- Căng thẳng và thiếu ngủ: Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và điều hòa insulin.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Khuyến nghị về lượng đường tiêu thụ hàng ngày

Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo:

- Lượng đường bổ sung (không tính đường tự nhiên trong thực phẩm) không nên vượt quá 10% tổng lượng calo hàng ngày, tương đương khoảng 25-50g đường (6-12 muỗng cà phê) tùy vào nhu cầu calo của mỗi người.

- Đối với trẻ em, lượng đường bổ sung cần thấp hơn, thường không vượt quá 15-25g mỗi ngày.

Lưu ý, một số thực phẩm chứa đường cần hạn chế như: Nước ngọt có gas, nước tăng lực; bánh kẹo, kẹo dẻo, và các loại đồ ngọt; đồ uống có đường như trà sữa, nước ép đóng hộp; thực phẩm chế biến sẵn như nước sốt, bánh mì ngọt, và ngũ cốc ăn liền...

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyếtNgười bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông mắc bệnh gút tăng 20kg thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông mắc bệnh gút thừa nhận: "Tôi uống rất nhiều loại thuốc chữa gút, từ thuốc nam gia truyền đến thuốc xách tay…". Chỉ trong 1 năm, cân nặng của anh từ 90 kg tăng lên 110 kg.

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Vĩnh Phúc 2 lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội. Bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu nguy hiểm nhưng rất dễ bị bỏ qua của căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.

Top