Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Thứ năm, 07:00 01/05/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Đo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cáchĐo huyết áp thấy tăng huyết áp đột ngột, cần xử lý thế nào để an toàn và đúng cách

GĐXH - Tăng huyết áp đột ngột gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Việc nhận biết và có cách xử trí tăng huyết áp đột ngột giúp mọi người có cách ứng phó phù hợp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, vừa qua, các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.H.H (63 tuổi, ở Hà Nội) đến khám thì lập tức có chỉ định nhập viện điều trị nội trú cấp cứu để tránh biến chứng.

Được biết, trước 1 tuần đi khám có xuất hiện dấu hiệu chóng mặt, ù tai phải, tê bì chân tay, run tay, người mệt mỏi nhiều, đau vùng thượng vị, ăn kém, giảm khoảng 2kg/ 1 tháng và bị chuột rút. Ngoài ra, người phụ nữ này còn có tiền sử tăng huyết áp và điều trị kéo dài bằng thuốc Micardis Plus - thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua- Ảnh 2.

Sau khi được bác sĩ thăm khám và được làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết, kết quả cho thấy những chỉ số bất thường gồm: Natri máu giảm còn 118.95 mmol/L (bình thường 135 mmol/L); kali nước tiểu giảm còn 16.37 mmol/L (bình thường 20 mmol/L); ure nước tiểu giảm 143.42 mmol/L (bình thường 286-595 mmol/L).

Về chẩn đoán hình ảnh, chụp MRI sọ não có hình ảnh thoái hóa myelin chất trắng dưới vỏ bán cầu đại não và quanh não thất bên hai bên.

Dựa vào kết quả bất thường đó, bác sĩ chẩn đoán xác định là hạ natri máu - tăng huyết áp, do quá trình dài dùng thuốc huyết áp có thành phần lợi tiểu. Để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay lập tức bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú.

Vì sao hạ natri máu - tăng huyết áp không được chủ quan?

Hạ natri máu, tăng huyết áp là hai rối loạn điện giải và huyết động hay gặp, có thể xảy ra riêng rẽ hoặc đồng thời. Khi kết hợp lại, chúng có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

BSCKI. Đào Việt Hưng - Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện cho biết, khi hạ natri máu và tăng huyết áp cùng lúc, cơ thể sẽ rối loạn cân bằng dịch và huyết động. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch, biến chứng ở thận, biến chứng chuyển hóa và nội tiết...

Trường hợp của bệnh nhân N.T.H.H cùng kết hợp bị hạ natri máu và tăng huyết áp, nên ngay sau khi tìm được chính xác nguyên nhân, bác sĩ đã tư vấn nhập viện cấp cứu để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Sau 3 ngày điều trị, các chỉ số natri của bệnh nhân tăng dần trở về giá trị bình thường nên được xuất viện và tiếp tục duy trì điều trị ngoại trú. Đồng thời, bệnh nhân được tư vấn, kê đơn loại thuốc huyết áp phù hợp và chế độ ăn uống sinh hoạt đối với người bị Tăng huyết áp. Sau 2 tuần tái khám, huyết áp bệnh nhân ổn định, các chỉ số natri máu, kali máu và clo máu đều trở về ngưỡng bình thường.

Từ ca bệnh này, bác sĩ Đào Việt Hưng nhấn mạnh: Những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, người có bệnh mạn tính, người có các bệnh về phổi… khi dùng thuốc huyết áp có thành phần lợi tiểu cần phải thận trọng theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ, hoặc đi khám ngay nếu có bất thường để sức khỏe được kiểm soát tốt nhất.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo hạ natri cần đi khám ngay

Có nhiều nguyên nhân gây hạ natri, trong đó, thường gặp nhất là dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp, mất nước do tiêu chảy, nôn ói, hoặc hội chứng SIADH - tình trạng cơ thể tiết hormone chống bài niệu quá mức như bệnh phổi, bệnh não, ung thư. Ngoài ra, bệnh suy tim, suy gan, suy thận cũng có thể gây tích nước và làm "pha loãng" natri máu.

Người bị hạ natri máu sẽ có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, dấu hiệu nhẹ như mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau đầu âm ỉ, giảm tập trung, hay quên; nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng thường xuất hiện co giật, hôn mê, khó thở, rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

5 cách phòng ngừa, kiểm soát hạ natri máu

Để phòng ngừa nguy cơ hạ natri máu, theo các chuyên gia y tế, người cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

Kiểm tra natri máu thường xuyên: Đặc biệt các trường hợp dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc huyết áp; có chế độ ăn, uống nhiều nước thất thường; xuất hiện mệt mỏi, lú lẫn, chuột rút.

Sử dụng thuốc đúng chỉ định và liều lượng: Không tự ý tăng liều thuốc lợi tiểu hoặc uống thêm thuốc không có chỉ định. Nếu phải dùng lợi tiểu lâu dài, nên phối hợp với bác sĩ để theo dõi và bổ sung điện giải nếu cần.

Hạn chế uống nước quá mức: Tránh uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Với người cao tuổi, nên uống nước vừa đủ theo nhu cầu, tránh "ép uống" quá mức.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Không ăn quá nhạt, đặc biệt khi đang dùng thuốc lợi tiểu. Đảm bảo chế độ ăn đủ muối và khoáng chất, trừ khi có chỉ định ăn nhạt từ bác sĩ.

Phát hiện sớm triệu chứng nghi ngờ: Như mệt mỏi, đau đầu, lú lẫn, co giật nhẹ, chóng mặt cần đi khám và xét nghiệm điện giải máu ngay.

Bất ngờ loại cá chuyên gia người Nhật khuyên nên ăn để phòng bệnh mỡ máu, huyết áp và bệnh tiểu đườngBất ngờ loại cá chuyên gia người Nhật khuyên nên ăn để phòng bệnh mỡ máu, huyết áp và bệnh tiểu đường

GĐXH - Chuyên gia sức khỏe người Nhật khuyên bạn có thể ăn cá ngừ để cải thiện các triệu chứng mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Ăn chậm có giúp giảm cân không?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ăn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

6 loại gia vị giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Cùng với chế độ ăn lành mạnh, việc bổ sung các loại gia vị vào thực đơn hàng ngày cũng có thể giúp giảm mỡ bụng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Dưới đây là một số gia vị có tác dụng tốt.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 45 tuổi ở Phú Thọ phát hiện u xơ tử cung to nhanh bất thường, thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Khoảng 4-5 tháng gần đây, chị H có sử dụng một số loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, sau đó nhận thấy bụng to nhanh bất thường, đau tức bụng dưới, sờ thấy khối cứng chắc.

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Dấu hiệu nguy hiểm trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp cần nhập viện ngay

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ như: viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi...Nếu trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp mà có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến nhập viện ngay.

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Mẹo chống say tàu xe đơn giản mà hiệu quả, không cần dùng thuốc

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình có kế hoạch về quê, đi chơi xa bằng tàu, xe. Tuy nhiên, đối với một số người, nỗi "ám ảnh" lớn nhất của họ chính là cảnh say xe.

Top