Bài thuốc quý từ củ gừng
Gừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Việt Nam, trong gừng chứa khoảng 2-3% tinh dầu, 5% nhựa dầu, 3,7% dầu mỡ, cùng các hoạt chất sinh học như Zingeron, Zingerol và Sogal. Đây đều là những chất tạo nên vị cay đặc trưng và mang lại công dụng dược lý.
Gừng tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm cơ thể, giảm buồn nôn, trị đau bụng, đi ngoài, thổ tả.
Gừng là cây thân thảo, sống dai, thân rễ phát triển thành khối nạc, phân nhánh xòe ra như bàn tay, mang nhiều chồi. Lá gừng hình ngọn giáo, dài 20-30 cm, mọc thẳng đứng, hoa màu vàng xanh với mép tím, quả mọng.
Gừng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia, hiện được trồng phổ biến ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, gừng là cây gia vị quen thuộc, được trồng ở nhiều nơi từ đồng bằng đến trung du, miền núi.

Củ gừng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. (Ảnh minh hoạ)
Trong y học cổ truyền, các dạng bào chế khác nhau của gừng mang công dụng riêng. Gừng sống (sinh khương) vị cay, tính ấm nhẹ, thường dùng để chống lạnh, tiêu đờm, giảm nôn và đầy bụng.
Gừng nướng cháy (thán khương) tác dụng trị đau bụng do lạnh bụng, tiêu chảy. Gừng khô (can khương) giúp tán hàn, trị cảm lạnh, thổ tả. Vỏ gừng (khương bì) có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu phù thũng.
Nhiều bài thuốc dân gian sử dụng gừng như một thành phần chính. Một trong những bài phổ biến là sắc 7 lát gừng tươi với 7 củ hành và một bát nước, uống nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi, giúp hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm gió.
Một bài khác kết hợp 7 lát gừng, một thìa trà tàu, một quả chanh, một thìa rượu mạnh và một thìa mật ong, sắc uống để giảm cảm, ho, khó thở.
Với người bị ho có đờm hoặc sốt rét, có thể nướng kỹ gừng, gọt sạch, thái lát mỏng rồi ngậm nuốt từ từ. Gừng tươi sắc nước còn dùng để trị đau bụng, đầy trướng. Giã gừng đắp lên vùng tổn thương giúp giảm đau khi bị chấn thương, đau ngực.
Với những người thường xuyên làm việc ngoài trời vào sáng sớm, gió lạnh dễ khiến mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu. Theo kinh nghiệm dân gian, trước khi ra khỏi nhà, chỉ cần uống một ngụm rượu gừng, hoặc nhai một miếng nhỏ gừng tươi có thể giúp phòng trúng gió độc.
Dù gừng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, không phải ai cũng nên dùng. Những người có thể trạng nhiệt, hay bị lở miệng, táo bón hoặc đang ra nhiều mồ hôi nên hạn chế.
Lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo, việc sử dụng gừng kéo dài hoặc lạm dụng có thể gây phản tác dụng, như chảy nước mắt sống, đau mắt, thậm chí làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh gừng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa và hô hấp.
Một số nghiên cứu cho thấy gừng còn có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai và người điều trị ung thư bằng hóa chất.
Từ một loại gia vị bình dị, gừng đã khẳng định giá trị dược liệu quý giá, góp phần gìn giữ và phát huy vốn y học dân tộc trong đời sống hiện đại.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 4 giờ trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 13 giờ trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sống khỏe - 14 giờ trướcCủ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ
Sống khỏe - 15 giờ trướcĐể có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người đàn ông 41 tuổi bị tràn máu khí màng phổi chỉ sau 1 cơn ho, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh cho biết đã hút thuốc nhiều năm, không có tiền sử bệnh gì, cũng không bị ho hay viêm phổi, nên khi bị "tràn máu khí màng phổi" thì rất bất ngờ.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.