Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly

Thứ năm, 15:00 19/03/2020 | Y tế

GiadinhNet - Vừa qua đã xảy ra tình trạng một số ít nơi thực hiện chưa đúng việc cách ly khiến gây lãng phí và hoang mang cho người dân, chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19. PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi ngắn với PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này.

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly - Ảnh 1.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể

Hiện nay, việc cách ly có một số nơi thực hiện chưa hợp lý, khiến lãng phí và gây hoang mang cho người dân, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

- Tôi cho rằng việc cách ly tại nhà, cách ly cộng đồng (khoanh vùng một cộng đồng để cách ly) là rất quan trọng. Tuy nhiên, quyết định cách ly phải dựa trên bằng chứng khoa học.

Virus gây COVID-19 chỉ lây trong tiếp xúc gần, hoặc tiếp xúc bề mặt có virus do người mắc bệnh thải ra. Xác định lây nhiễm đến đâu, chúng ta tổ chức cách ly, khoanh vùng đến đó. Điều này phải dựa trên điều tra dịch tễ của cơ quan chuyên môn. Tôi cho rằng ở các tỉnh, vai trò của các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế rất quan trọng.

Hiện Bộ Y tế có Quyết định 904 về hướng dẫn cách ly, khoanh vùng trong đó nói rất cụ thể về việc cách ly một cụm dân cư, một tổ dân phố, một dãy phố hoặc một nhà chung cư. Nhưng kể cả những bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm không liên hệ với với cộng đồng bên cạnh, nhà bên cạnh thì cũng chỉ cách ly họ tại nhà đó (nhà bệnh nhân/người nghi nhiễm-PV) và có thể xử lý những biện pháp khử khuẩn rộng hơn ở những nhà liền kề.

Để đáp ứng yêu cầu cần thiết, tuỳ vào tình hình diễn biến, chúng ta đã quyết định cách ly một khu vực, có thể rộng hơn. Tuy nhiên trong quá trình cách ly, nếu chúng ta xác định dịch không lây lan đến mức độ phải nới rộng như thế thì có thể rút gọn phạm vi cách ly.

Một tình huống khác, cũng có thể chúng ta phát hiện những ca mắc bệnh đã đi đến chỗ khác mặc dù họ không ở đó, có yếu tố lây nhiễm tới vị trí khác, thì chúng ta sẽ tổ chức cách ly ở chỗ khác đó. Linh hoạt trong khoanh vùng, cách ly cộng đồng là điều rất quan trọng.

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: PV


Đã từng xảy ra tình trạng dù chính quyền chỉ khoanh vùng cách ly một khu vực nhỏ, nhưng người dân địa phương đó (không thuộc vùng cách ly) đi đến chỗ khác lại bị coi là "đến từ vùng dịch" và nhận những thái độ ứng xử chưa đúng mực. Theo ông, những người trong vùng dịch được xác định như thế nào?

- Chúng ta phải hiểu rất đúng vấn đề. Xác định một vùng dịch phải xác định được những người lây nhiễm và yếu tố khả năng lây nhiễm.

Những chỗ đã xác định được người lây nhiễm hoặc có yếu tố lây nhiễm thì xác định được vùng dịch. Vùng dịch có thể rất nhỏ, chỉ 2-3 nhà. Chỉ khi nào không xác định được ca bệnh này ở đâu, mà lại "lây lan lung tung" mới đặt ra vấn đề vùng dịch lớn hơn.

Vừa qua, chúng ta đã xác định, phát hiện được rất rõ nguồn bệnh là từ bên ngoài về (ca xâm nhập), hoặc có những ca bệnh lây từ ca xâm nhập. Chúng ta cũng xác định được vùng đó chỉ có ở những đối tượng đó, khu phố nhỏ đó, kể cả người sống gần nhưng không tiếp xúc người bệnh thì không thể coi họ là ở vùng dịch.

Tôi thấy hiện nay có những quan điểm kỳ thị rất không tốt xuất phát từ việc hiểu chưa đúng. Để lây nhiễm COVID-19 có nhiều con đường, nhưng chủ yếu là phải tiếp xúc gần, không thực hiện đúng, đủ các biện pháp phòng hộ, vệ sinh...

Tôi cũng nắm được thông tin, vừa qua có tình trạng coi người đến từ/đi qua Hà Nội là người ở vùng dịch. Điều này hoàn toàn không đúng bởi dịch xảy ra ở một vài điểm, vài gia đình. Chúng ta cần hiểu biết để có ứng xử, hành vi đảm bảo vừa thực hiện phòng bệnh, vừa thực hiện đoàn kết người dân trong chống dịch lúc này.

Khử khuẩn phải đúng cách

Chỉ những người có yếu tố dịch tễ mới phải cách ly - Ảnh 3.

TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận thực hiện cách ly, khoanh vùng một số tuyến phố sau khi phát hiện nhiều người lây nhiễm COVID-19. Ảnh: TTXVN

Về vấn đề khử khuẩn môi trường, theo ông làm thế nào để khử khuẩn đúng cách?

- Trong xử lý dịch bệnh, vấn đề khử khuẩn môi trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc khử khuẩn phải đúng cách, căn cứ vào cơ chế lây nhiễm.

Với COVID-19, virus qua các giọt bắn có thể rơi xuống các bề mặt. Khi bàn tay sờ vào tay nắm cửa, các vật dụng, rồi cho lên mắt, mũi, miệng sẽ gây lây nhiễm. Do đó, việc lau các bề mặt như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, thiết bị vệ sinh, sàn nhà, mặt bàn, vật dụng hàng ngày... - những nơi bàn tay thường tiếp xúc - vô cùng quan trọng. Việc vệ sinh khử khuẩn này có thể dùng hoá chất để lau.

Việc phun hoá chất chỉ nên phun ở các vật dụng có khả năng lây lan virus trong nhà, còn việc phun ngoài đường, phun trên không gian bên ngoài không có tác dụng vì không có virus ở đó.

Ngoài ra, để phòng dịch, chúng tôi nhấn mạnh nhiều lần, việc rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, hoặc khử khuẩn tay là điều tất yếu, rất quan trọng. Các thời điểm rửa tay cần thiết là ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can...; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Võ Thu (thực hiện)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top