Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc người lớn tuổi từ chuyên gia

Thứ hai, 09:00 09/02/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Khi còn nhỏ, con cái lớn lên trong sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ. Đến tuổi xế chiều, cha mẹ lại cần đến sự quan tâm, chăm sóc của cháu con. Thế nhưng, chăm sóc người cao tuổi không phải việc đơn giản, vì người chăm sóc cần quan tâm tới cả thể chất và tinh thần của người bệnh.

Hãy cùng tìm hiểu những điều nên và không nên khi chăm sóc người cao tuổi từ PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Hỏi: Thưa BS, người nhà thường mắc phải những sai lầm nào khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà?

BS đáp: Có rất nhiều trường hợp người nhà chỉ muốn cha mẹ già nằm nghỉ ngơi trên giường mà không khuyến khích đi lại, có thể do sợ bị ngã hoặc bị đi lạc. Điều này lại có hại với người lớn tuổi vì nếu không tập luyện thì dần dần các cơ và khớp trở nên xơ cứng và chức năng vận động sẽ thoái hóa dần. Và khi người bệnh liệt giường, người chăm sóc sẽ gặp khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, những người có thể đi lại hoặc đang trong giai đoạn hồi phục cần vận động để duy trì chức năng, còn những bệnh nhân nằm lâu cũng phải tập luyện để tránh bị loét tì đè, có thể kết hợp tập luyện chủ động và tập luyện thụ động với sự giúp đỡ của người nhà.

Điều thứ hai cần lưu ý đó là người nhà dễ bỏ qua hoặc ít quan tâm đến tâm lý của người lớn tuổi. Người già cần sự quan tâm đặc biệt về tâm lý bởi họ rất nhạy cảm và dễ cảm thấy tự ti, do không thể tự chủ trong chăm sóc cá nhân. Cảm giác đó cũng dễ hiểu khi họ phải trở lại trạng thái phụ thuộc vào người khác trong khi trước đó đã từng chủ động.

 

Hỏi: Vậy, bác sỹ có lưu ý gì về việc chăm sóc tâm lý cho người lớn tuổi?

Mất tự chủ thường dẫn đến cảm giác bi quan và buồn nản, thậm chí mất đi động lực để vui sống. Tâm lý tiêu cực ấy có thể dẫn đến những ảnh hưởng thể chất. Hơn bao giờ hết, lúc này cha mẹ già cần được con cháu ở bên cạnh động viên để vượt qua mặc cảm để vui sống khỏe mạnh. Do đó, người nhà bệnh nhân cần chú ý động viên tâm lý, tỏ ra tôn trọng và lắng nghe, để người bệnh không thấy mình trở thành gánh nặng cho người khác. Đặc biệt, người lớn tuổi cần được khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt tùy theo khả năng, nhất là trong việc vệ sinh cá nhân vì vệ sinh là vấn đề gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh.

Hỏi: Bác sỹ có thể giải thích rõ hơn về vấn đề tự chủ trong sinh hoạt cho người lớn tuổi không?

BS đáp: Từng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia của Lifree – nhãn tã giấy người lớn hàng đầu của Nhật, tôi thấy rằng cách người Nhật có những quan niệm về chăm sóc người cao tuổi rất đáng học tập. Theo họ, dù già yếu nhưng người cao tuổi không nên phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con cái mà nên cố gắng tự chủ trong cuộc sống. Con cái hoặc người chăm sóc chỉ giúp đỡ khi thật cần thiết, và khuyến khích ngườn bệnh tự chăm sóc bản thân theo khả năng. Điều này giúp họ khỏe mạnh hơn, và luôn tự tin khi làm chủ được cuộc sống của mình.

Nhất là đối với người có thể đi lại được hoặc đi lại nhờ sự trợ giúp, người bệnh được khuyến khích tự đi vệ sinh trong toilet, sử dụng tã quần dành cho người lớn. Do tã quần rất dễ kéo lên xuống nên người dùng có thể tự thao tác khi đi vệ sinh. Hơn nữa, việc đi lại cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn vì miếng tã không bị trượt xuống khi đi lại. Việc tự chủ trong vệ sinh như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại.

Hỏi: Thưa bác sỹ, thế còn những người hạn chế khả năng đi lại, bác sỹ có lời khuyên dành cho họ như thế nào?

Đối với những người không thể đi lại, mục tiêu chăm sóc là kiểm soát vấn đề bài tiết và giúp giữ lòng tự tôn cho người bệnh. Những người bị hạn chế khả năng đi lại nên sử dụng tã dán vì dòng tã này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu rất cao về thấm hút, đồng thời rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay cho người dùng trong tư thế nằm. Những người không thể đi lại sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc chăm sóc cá nhân, tuy nhiên, người nhà cũng có thể giúp người bệnh tự chủ trong những việc nhỏ tùy theo khả năng. Người bệnh có thể tự xúc ăn nếu tay còn khỏe, tự di chuyển trên giường và tập luyện nhẹ nhàng. Để dễ dàng hơn cho việc chăm sóc, người nhà cũng có thể sử dụng thêm miếng lót bổ sung giúp dễ dàng thay thường xuyên và giữ vệ sinh cho người bệnh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn.

 

Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của Caryn Lifree – theo mô hình nâng cao chất lượng sống từ Nhật Bản

Xin chân thành cảm ơn bác sỹ.

M.Y.N

 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 11 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 20 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top