Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để làm nơi điều trị, cách ly bệnh nhân sởi. Bệnh viện thực hiện phân luồng từ sớm, khoa học để giảm thấp nhất tình trạng lây chéo. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống bệnh sởi được triển khai từ sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kiểm soát chặt nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Năm 2024, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 800 ca mắc sởi. Nhưng chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, bệnh viện tiếp nhận tới 1.500 trường hợp mắc sởi, gần gấp đôi so với năm 2024. 50% ca nhiễm sởi phải nhập viện điều trị với nhiều biến chứng nặng, trong đó mới nhất ghi nhận một ca tử vong là bệnh nhi 44 tháng tuổi, chưa được tiêm vaccine sởi.
Nhờ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, tỷ lệ lây nhiễm tại bệnh viện năm 2023 khoảng 0,33% và năm 2024 là 0,27%. Nhờ đó, các trường hợp mắc sởi, nghi mắc sởi đến viện được phân luồng, sàng lọc đúng quy chuẩn; tuân thủ tốt việc kiểm soát nhiễm khuẩn nên tỷ lệ lây nhiễm chéo trong bệnh viện rất thấp. Tỷ lệ tử vong do sởi tại bệnh viện ở mức dưới 1%.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới là nơi thu dung, điều trị bệnh nhi sởi.
Những con số này cho thấy, Bệnh viện Nhi Trung ương đã làm rất tốt công tác phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cùng với việc Thành phố Hồ Chí Minh bùng phát dịch sởi và xuất hiện nhiều ca mắc ở miền bắc, tháng 6/2024, Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra quy định sàng lọc sởi, phân luồng và có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân sởi.
Sàng lọc cho bệnh nhân sởi rất quan trọng vì phải xác định đối tượng cần sàng lọc và xác định phương pháp sàng lọc. Những trường hợp bệnh nhi đến sớm, khởi phát trong 2-4 ngày với biểu hiện sốt, ho, chưa có phát ban, bệnh viện cho làm xét nghiệm sởi.
Trường hợp bệnh nhân đã có phát ban, xét nghiệm Elisa sởi được chỉ định để chẩn đoán xác định sởi. Xét nghiệm PCR sởi có thể được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ sởi nhưng có xét nghiệm Elisa sởi âm tính.
Các cháu có triệu chứng khác nhau sẽ được phân luồng để làm xét nghiệm. Trường hợp dương tính sẽ chuyển sang Trung tâm Bệnh Nhiệt đới tư vấn chuyên sâu xem trường hợp nào cần nằm viện, trường hợp nào không.
Các trường hợp mắc sởi trong bệnh viện phải được cập nhật lên hệ thống; các đối tượng phơi nhiễm cũng được quản lý để đề phòng chuyển từ phơi nhiễm thành sởi.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới khám cho bệnh nhi.
Với nhóm phơi nhiễm, các nhân viên y tế tư vấn tiêm vaccine sớm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc tăng cường hỗ trợ miễn dịch, để giảm nguy cơ mắc sởi. Những bệnh nhi có bệnh nền cần phải được điều trị dứt điểm càng sớm, càng tốt.
Đối với nhóm dương tính với virus sởi, đơn vị thu dung bệnh nhân phải tuân thủ nguyên tắc phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế. Theo đó, từng đối tượng nhân viên y tế phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, sát khuẩn bề mặt trong bệnh phòng.
Chiến lược chuyển đổi mô hình trong phòng, chống sởi
Tháng 10/2024, trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cập nhật lại phác đồ điều trị, không để thiếu thuốc cho bệnh nhân. Từ đó, dựa trên tình hình thực tế, bệnh viện đã điều chỉnh phân luồng, sàng lọc và cập nhật liên tục về tình trạng ca mắc mới.
Theo đó, bệnh viện nhanh chóng đưa ra chiến lược chuyển đổi mô hình điều trị, đưa Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thành nơi thu dung bệnh nhân sởi, còn bệnh nhân ở trung tâm phân luồng sang khoa, phòng khác.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh sởi hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh nhân sởi cần được phát hiện sớm các biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh, tiêu hóa, mắt… Thời gian qua, bệnh viện đã dự trù nguồn cung ứng vitamin A liều cao để sẵn sàng cho tình huống gia tăng ca mắc sởi cả nội và ngoại trú, giúp phòng ngừa các biến chứng viêm loét giác mạc.

Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được kiểm tra kỹ lưỡng.
Về công tác quản lý ca bệnh, ngoài giao ban hàng ngày, vào chiều thứ 6 hàng tuần, bệnh viện sẽ tổng kết về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn như thông báo ca nhiễm sởi, tình hình mắc, việc tuân thủ phòng chống nhiễm khuẩn. Những việc này cũng được giám sát thường xuyên hàng ngày để từ đó có những chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
“Với kinh nghiệm thu được qua dịch SARS, phải thông khí phòng bệnh nhân mắc sởi là một quy định bắt buộc của bệnh viện. Các phòng bệnh đặt ra quy định có thể mở cửa sổ hoặc mở cửa theo giờ để thông khí”, Tiến sĩ Cao Việt Tùng nói.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện công tác khám sàng lọc, điều trị trong bệnh viện làm tương đối tốt nhưng hiện số mắc vẫn gia tăng chủ yếu liên quan đến ý thức, hiểu biết của cộng đồng trong chủ động phòng bệnh.
“Một trong những nguyên nhân khiến ca mắc sởi gia tăng thời gian qua là chúng ta có khoảng trống miễn dịch. Trước kia, nhóm bệnh sởi ghi nhận ở độ tuổi lớn hơn khoảng 5-10 tuổi, nhưng số liệu hiện nay cho thấy, 19% ca mắc sởi từ 6 đến 9 tháng tuổi và 14% ca mắc sởi dưới 6 tháng, trong khi đó theo lịch tiêm chủng trước đây, trẻ trên 9 tháng tuổi mới tiêm phòng sởi”, ông Tùng cho hay.
Trước kia, nhóm bệnh sởi ghi nhận ở độ tuổi lớn hơn khoảng 5-10 tuổi, nhưng số liệu hiện nay cho thấy, 19% ca mắc sởi từ 6 đến 9 tháng tuổi và 14% ca mắc sởi dưới 6 tháng.
Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng
Vì thế, từ cuối 2024, Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng tiêm vaccine sởi từ khi 6 tháng tuổi và sau đó tiêm 2 mũi sau như khuyến cáo cho các trẻ trong vùng dịch.

Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khám, điều trị cho khoảng 1.500 ca mắc sởi từ đầu năm đến nay, gấp đôi so với năm 2024.
Bác sĩ Tùng khuyến cáo, với trường hợp mắc sởi nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà, gia đình cần được bác sĩ tư vấn kỹ cách chăm sóc về hạ sốt, chăm sóc mắt-mũi-miệng, dinh dưỡng… Bệnh nhân mắc sởi cần phải vệ sinh cá nhân bằng tắm hàng ngày với nước ấm, tránh gió lùa để chống nhiễm khuẩn.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng lên như sốt cao liên tục; khó thở; biểu hiện thần kinh: li bì, co giật; giác mạc viêm loét nặng thì cần phải đến cơ sở y tế. Ngoài biến chứng về mắt, viêm phổi, trẻ mắc sởi có thể gặp những biến chứng khác như viêm não, viêm tim, tiêu chảy.
Mặc dù thời tiết đã nóng hơn và không còn lạnh, ẩm, nhưng Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo các gia đình không được chủ quan. Nếu con đã được 6 tháng tuổi, cần cho tiêm phòng sớm để có miễn dịch chủ động. Trong thời tiết nóng này, trẻ em cũng cần lưu ý trước nhiều bệnh truyền nhiễm khác như cúm, virus hợp bào hô hấp, sốt xuất huyết.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 giờ trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 2 giờ trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 13 giờ trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 20 giờ trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 1 ngày trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 27, bệnh nhân được cứu sống nhờ ghép quả thận do mẹ hiến tặng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Người hiến là mẹ ruột của người bệnh H – cặp ghép có cùng huyết thống. Trước tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng của con, người mẹ đã tự nguyện hiến thận.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tếGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.