Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến lược trọng tâm giải bài toán quá tải bệnh viện

Thứ sáu, 09:11 11/11/2016 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 9/1/2013, Chính phủ đã phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020. Với mục tiêu giảm tải ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú, nâng cao hơn nữa chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Một trong những trọng tâm để thực hiện Đề án trên là thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh. Với kết quả khả quan, gần 40% bệnh viện vệ tinh giảm chuyển tuyến (tính đến 2015), Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh ra tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2016.

Việc triển khai hiệu quả Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh trong thời gian qua đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. ảnh: Chí Cường
Việc triển khai hiệu quả Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh trong thời gian qua đã góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. ảnh: Chí Cường

Chuyển giao hơn 4.200 kỹ thuật cho tuyến dưới

Thời gian qua, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao, nhưng điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ chuyên môn… của y tế tuyến cơ sở không đủ đáp ứng đã đẩy hệ thống bệnh viện tuyến cuối thuộc các chuyên khoa: Ung bướu, chấn thương chỉnh hình, tim mạch, sản và nhi rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng. Vấn đề trên, chẳng những gây tâm lý bức xúc cho người bệnh mà còn tạo ra áp lực rất lớn về mặt chuyên môn đối với đội ngũ y bác sĩ. Việc triển khai hiệu quả Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh trong thời gian qua đã góp phần giảm tải rất nhiều cho các bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Tại Hội thảo "Xây dựng tiêu chí, nội dung, nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và phạm vi phân công chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh" mới được tổ chức, ThS Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, 5 năm qua (2010-2015), thực hiện Quyết định số 4026/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, đã có 3.289 kỹ thuật được chuyển giao từ các bệnh viện tuyến trên cho tuyến dưới; đã tổ chức được 4.420 lớp đào tạo cho 132.400 học viên.

Các bệnh viện tuyến trên đã cử gần 9.000 lượt cán bộ đi hỗ trợ tuyến dưới, chuyển giao hơn 4.200 kỹ thuật. Ngoài việc giúp đỡ trực tiếp bằng hình thức “cầm tay chỉ việc”, các bệnh viện còn sáng tạo cách làm, thường xuyên thông báo cho các tuyến dưới những sai sót về chuyên môn, giúp các bệnh viện tuyến dưới rút kinh nghiệm chuyên môn.

Khắc phục các hạn chế

Các bệnh viện tuyến dưới cũng đã làm chủ được kỹ thuật, trực tiếp khám, chữa bệnh cho hơn 4,5 triệu lượt người, phẫu thuật hơn 1.600 ca, cứu sống hàng trăm người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo nếu đưa về tuyến trên thì nguy cơ tử vong cao. Nhờ đó, tỉ lệ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên giảm 30%. Một số địa phương những loại bệnh trước đây có tỷ lệ chuyển tuyến cao, nay đã không còn người bệnh chuyển tuyến như ung bướu, chấn thương, tim mạch…

Nhiều bệnh viện đã thực hiện tư vấn phẫu thuật từ xa cho các bệnh viện vệ tinh thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến telemedicine đạt hiệu quả. Đơn cử, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức đã thi công, lắp đặt hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin cho 7 bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2015; tổ chức truyền hình trực tuyến hàng chục buổi hội chẩn với bệnh viện tuyến dưới. Ngoài ra, các buổi sinh hoạt khoa học, hội thảo, hội nghị cũng được truyền hình trực tuyến.

Ngành Y tế cũng đã xây dựng xong hệ thống bệnh viện vệ tinh cho 5 chuyên khoa đang gây quá tải bệnh viện gồm: Nội tim mạch, Ngoại chấn thương, Sản, Nhi và Ung bướu. Hệ thống hiện có 19 bệnh viện hạt nhân và 48 bệnh viện vệ tinh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng đã chỉ ra những vấn đề hạn chế trong thực hiện quyết định 4026/QĐ-BYT như thiếu thực tế trong chuyển giao công nghệ và kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên. Có trường hợp thiếu hợp tác, ỷ lại tuyến trên, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc phân công công tác chỉ đạo tuyến còn chưa đầy đủ, rõ ràng, hoạt động chỉ đạo tuyến của các bệnh viện tuyến Trung ương còn trùng lặp; mô hình chỉ đạo tuyến còn chưa thống nhất giữa các tuyến…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Nhờ việc tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao từ mô hình Bệnh viện hạt nhân, chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế tuyến dưới được nâng cao, hiện tượng người dân vượt tuyến để chữa bệnh đã giảm. Hiện 37,5% số bệnh viện vệ tinh đã có tỷ lệ chuyển tuyến giảm. Bộ Y tế sẽ tiếp tục khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn vừa qua, làm cơ sở để xây dựng và phê duyệt Đề án giai đoạn 2016 - 2020, mở rộng số bệnh viện vệ tinh trong thời gian tới”.

Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế): "Qua các chuyến đi cơ sở nắm bắt tình hình, việc đứng lớp của các thầy thuốc tuyến trên đã đem lại hiệu quả thiết thực. Thầy thuốc tuyến dưới nắm bắt ngay được các kỹ thuật mà hiện nay các bệnh viện đầu ngành đang triển khai. Bên cạnh đó, bệnh viện tuyến dưới còn học được việc bố trí các khoa, phòng sao cho khoa học và đúng chuyên môn từ sự hướng dẫn, cách sắp xếp của thầy thuốc tuyến trên. Có được điều này là do chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu tuyến dưới đề xuất, xác định rõ đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, điều kiện cần và đủ để đào tạo, thực hành. Vì vậy, việc đào tạo trong thực hiện Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh là hết sức hiệu quả".

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 15 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 2 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 3 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 3 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top