Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, SKSS/KHHGĐ giai đoạn 2006 - 2010
Ngày 17/3/2006 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã ký Quyết định số 01/2006/QĐ-DSGĐTE ban hành Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình (DS, SKSS/KHHGĐ) giai đoạn 2006-2010.
Tạp chí Dân số và Phát triển xin trích giới thiệu “Mục tiêu” và “Các giai đoạn tổ chức thực hiện”
MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực, dư luận xã hội để mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có nhận thức, thái độ, hành vi có lợi và bền vững về DS, SKSS/KHHGĐ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1:
Nâng cao hiểu biết, kiến thức và thái độ góp phần chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ theo hướng có lợi và bền vững cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả người chưa kết hôn.
Các chỉ tiêu cần đạt:
- 95% các cặp vợ chồng, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả người chưa kết hôn nêu được các vấn đề SKSS ưu tiên và lợi ích của việc thực hiện SKSS/KHHGĐ.
- 85% các cặp vợ chồng, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả người chưa kết hôn ủng hộ và cam kết thực hiện các vấn đề SKSS ưu tiên.
- Góp phần tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên 70%; đặc biệt tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su.
- Góp phần tăng bình quân mỗi năm 5% số bà mẹ mang thai đi khám thai ít nhất 3 lần, sinh con tại cơ sở y tế hoặc được người đỡ đẻ đã qua đào tạo hỗ trợ.
Mục tiêu 2:
Nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng sống cơ bản về SKSS, SKSS/KHHGĐ, tình dục an toàn, phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm nhằm góp phần tạo hành vi đúng đắn, có lợi cho SKSS vị thành niên, thanh niên (VTN, TN), kể cả thanh niên đã kết hôn.
Các chỉ tiêu cần đạt:
- 95% VTN, TN, kể cả thanh niên đã kết hôn nêu được những kiến thức, kỹ năng sống cơ bản liên quan đến chăm sóc SKSS VTN, TN, giới, giới tính và tình dục an toàn.
- 90% VTN, TN, kể cả thanh niên đã kết hôn chấp nhận thực hiện các hành vi có lợi về chăm sóc SKSS VTN, TN, giới, HIV/AIDS, tình dục và tình dục an toàn.
- Góp phần giảm tỷ lệ VTN, TN mang thai ngoài ý muốn, sinh con ở tuổi VTN.
- Góp phần giảm tỷ lệ VTN, TN mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
- Góp phần giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng kết hôn trước tuổi Luật định.
Mục tiêu 3:
Nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng về truyền thông, tư vấn và trách nhiệm của đội ngũ những người cung cấp dịch vụ (NCCDV) SKSS/ KHHGĐ thuộc hệ thống Ủy ban DSGĐTE nhằm đảm bảo đối tượng được nhận dịch vụ theo chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS và được tư vấn đầy đủ.
Các chỉ tiêu cần đạt:
- 95% NCCDV SKSS/KHHGĐ nêu được các bước cơ bản của tư vấn và các yêu cầu cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc SKSS.
- 90% NCCDV ủng hộ và cam kết tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc SKSS.
- 75% NCCDV thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ theo chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc SKSS.
Mục tiêu 4:
Góp phần tăng cường sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của Lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác DS, SKSS/KHHGĐ; tiếp tục đẩy mạnh dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện chính sách DS, SKSS/KHHGĐ.
Các chỉ tiêu cần đạt:
- 100% các cấp uỷ Đảng, chính quyền ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản pháp quy để thúc đẩy việc thực hiện chính sách DS, SKSS/KHHGĐ;
- 100% các tổ chức chính trị-xã hội, các ngành đoàn thể có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo về thực hiện công tác DS, SKSS/KHHGĐ;
- 95% những người có uy tín trong cộng đồng ủng hộ việc thực hiện công tác DS, SKSS/KHHGĐ;
- 95% người dân ủng hộ và tham gia thực hiện chính sách DS, SKSS/KHHGĐ.
- Góp phần tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước và sự ủng hộ nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình DS, SKSS/KHHGĐ.
CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
1. Giai đoạn I (2006 - 2008)
Tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của các nhóm đối tượng về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, ưu tiên các vùng, địa bàn đông dân có mức sinh cao và tình trạng SKSS kém. Xây dựng môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội cho việc thực hiện chiến lược truyền thông chuyển đổi hành vi (TTCĐHV).
Nhiệm vụ trọng tâm là: nâng cao năng lực đội ngũ; đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn; xây dựng các nội dung truyền thông lồng ghép về DSGĐTE và triển khai từng bước các mô hình can thiệp có hiệu quả về truyền thông-giáo dục chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ. Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, vận động lồng ghép với cung ứng dịch vụ SKSS/KHHGĐ có chất lượng ở các vùng, các địa bàn đông dân có mức sinh cao và tình trạng SKSS kém.
2. Giai đoạn II (2009 - 2010)
Tập trung duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng kết quả đã đạt được của giai đoạn 1 nhằm đảm bảo tính bền vững của chương trình TTCĐHV về DS, SKSS/KHHGĐ.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 8 giờ trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.