Chiều cao người Việt và nỗi lo thấp hơn láng giềng
GiadinhNet - Thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn hạn chế. Chiều cao của nam giới và nữ giới Việt Nam tăng rất ít trong nhiều năm qua và đang thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại Lễ phát động Phong trào đẩy mạnh dinh dưỡng toàn cầu và triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo các chuyên gia y tế, hoạt động thể lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Ảnh: Chí cường
25 năm, chỉ tăng… 3cm
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho nhân dân. Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia trên thế giới đã đạt được mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em gần với mục tiêu Thiên niên kỷ.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và chưa đạt được một số chỉ tiêu đã đề ra. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm chỉ giảm được 1%; hiện vẫn còn ở mức cao chiếm 24,6% năm 2015 và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng miền. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được cải thiện như mong đợi. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 13%, thiếu máu là 27,8% và thiếu kẽm có tỷ lệ rất cao tới 69,4%. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 32,8% và thiếu kẽm tới 80,3%.
Tình trạng thừa cân - béo phì, rối loạn chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh ở cả trẻ em và người trưởng thành, đặc biệt là ở khu vực thành thị và các thành phố lớn. Năm 2015, tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em trên toàn quốc là 5,3%, đặc biệt tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở TP Hồ Chí Minh đã tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua, từ 3,7% lên 11,5%; tỷ lệ này ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi, từ 11,6% lên 21,9%.
Hiện tại, nước ta có khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn hạn chế. Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3cm và hiện đạt 164cm ở nam và 153 cm ở nữ, còn cách rất xa so với mục tiêu đã đặt ra.
Đưa chỉ tiêu về dinh dưỡng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm theo Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020 với nhiều mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực. Theo đó, chiều cao của trẻ em trai và trẻ em gái 5 tuổi sẽ tăng từ 1,5cm - 2cm so với năm 2010; tăng chiều cao đạt được của người trưởng thành theo giới 1 - 1,5cm so với năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc xuống dưới 21,5%, ở vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xuống dưới 28%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 5%; giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn xuống dưới 12%; giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2.500 gam) xuống dưới 8%; tăng tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 35%.
Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% đối với vùng nông thôn và dưới 10% đối với thành phố lớn; khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12%; giảm mức tiêu thụ muối trung bình ở người trưởng thành xuống dưới 7 gam/người/ngày.
Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế, tiến tới bảo đảm 100% bệnh viện tuyến Trung ương, 95% bệnh viện tuyến tỉnh và 50% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế và thực hiện tư vấn, kê thực đơn dinh dưỡng cho điều trị một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù...
Để đạt được những mục tiêu này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cần phải có sự phối hợp của nhiều ban, ngành, cơ quan đoàn thể trong việc triển khai công tác dinh dưỡng; tiếp tục tăng cường truyền thông; phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở. Bộ Y tế đề nghị các địa phương đưa chỉ tiêu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đặc biệt, có hành động can thiệp dinh dưỡng đặc thù cho các nhóm đối tượng cần ưu tiên ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số...
Với mục tiêu giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân, năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp xuống dưới 11%; giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai toàn quốc xuống dưới 23% và ở vùng miền núi xuống dưới 25,5%; giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15%; bảo đảm tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt trên 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 mg/dl.
(Kế hoạch Hành động Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020).
T.Lam – M.Anh
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...