Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiêu lừa gọi điện 'con đang cấp cứu', chuyên gia tâm lý nhận định có 'thao túng tâm lý'

Thứ sáu, 12:14 10/03/2023 | Đời sống

Mất bình tĩnh, lo lắng, hoảng loạn là nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh dễ dàng mắc vào bẫy của các cuộc gọi lừa “con cấp cứu”, chuyên gia tâm lý giải thích.

Chị H.B.H (35 tuổi, đang sinh sống tại Đống Đa - Hà Nội) chia sẻ với Báo Sức khỏe & Đời sống: "Tôi có con nhỏ 2 tuổi đang theo học tại một trường tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, đọc được các vụ việc trên, đặt bản thân trong hoàn cảnh đó tôi nghĩ mình cũng không tránh khỏi hoang mang, sợ hãi. Bởi tâm lý lo âu khi con cái không ở trong tầm quan sát là không thể tránh".

Đối tượng lừa đảo đã rất tinh vi khi xây dựng kịch bản, lựa chọn thời gian thực hiện cuộc gọi vào giờ học sinh đang ở trường nhằm đánh vào tâm lý lo lắng, hoảng loạn của các bậc làm cha làm mẹ.

Nhận định các vụ việc dưới góc độ tâm lý học , theo PGS.TS Trần Thu Hương, Trưởng Bộ môn Tâm lý học Lâm sàng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết, tâm trạng lo lắng luôn hiện hữu trong đời sống của các bậc làm cha mẹ, nên khi nghe tin con mình gặp vấn đề hầu hết các phụ huynh sẽ phản ứng theo cách ngay lập tức phải làm sao để cho con mình được an toàn.

Điện thoại 'con đang cấp cứu', chuyên gia tâm lý nhận định có thao túng tâm lý - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Thu Hương, Trưởng Bộ môn Tâm lý học Lâm sàng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Do đó cha mẹ không thể đủ bình tĩnh để suy xét và thực hiện một hành động đơn giản là gọi điện cho nhà trường, bệnh viện để xác minh rõ sự việc, và họ ngay lập tức sẽ chuyển tiền, sau đó mới đi đến bệnh viện để xem tình trạng hiện nay của con mình. Chuỗi các hành động trên thể hiện sự lo âu cực kỳ lớn, dựa trên những vấn đề về sang chấn và biến cố.

"Hầu hết các vụ việc trên xuất hiện ở TP. Hồ Chí Minh, trong khi tại Hà Nội chưa ghi nhận nhiều. Chúng ta nhận thấy rằng TP. Hồ Chí Minh vừa trải qua một giai đoạn rất đau thương, có nhiều sự mất mát do dịch COVID-19. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động tâm lý khiến người dân trở lên căng thẳng nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn. Mức độ lo lắng đấy vượt lên trên cái sự suy xét, khiến cho nhiều người không đủ năng lực để xem xét tất cả mọi thứ dẫn đến phản ứng theo cảm xúc nhiều hơn lý trí"- PGS.TS Trần Thu Hương nói.

Ngoài ra, phân tích các cuộc gọi với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản dễ thấy các đối tượng thường nói một cách gấp rút, đẩy tính nghiêm trọng, khẩn cấp của sự việc lên đỉnh điểm. Liệu có hay không dấu hiệu của "bẫy thao túng tâm lý"?

Về khía cạnh trên, PGS.TS Trần Thu Hương bày tỏ quan điểm: "Cường độ giọng nói trong của các cuộc gọi lừa đảo đẩy phụ huynh gần như ở trong một tình trạng có thể mô tả khá giống như là bị thôi miên, người nghe không còn có đủ khả năng để nhận thức một cách rõ ràng và chính xác vấn đề đang xảy ra. Vậy nên, theo tôi sẽ có một phần dấu hiệu của thao túng tâm lý ở sâu bên trong các sự việc trên, khiến cho người dân rơi vào tình trạng bị động, không thể xoay sở kịp".

Đối phó với những kẻ lừa đảo núp sau các cuộc gọi, chuyên gia tâm lý cũng khuyên các bậc phụ huynh hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc để nhận biết và bình tĩnh để có phương thức ứng phó ngược lại.

Những sự việc trên liên quan trực tiếp đến an nguy của người thân, người dân cần xác minh một cách rõ ràng. Ngoài ra, các hoạt động tại bệnh viện hay trường học luôn diễn ra theo một quy trình cụ thể do đó người dân cũng cần chủ động tìm hiểu, kịp thời phát hiện dấu hiệu của hành vi lừa đảo.

Thực tế việc giả danh người của các cơ quan như tòa án, công an hay nhân viên ngân hàng… để thực hiện cuộc gọi lừa đảo đã không còn xa lạ. Cùng với đó vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong quá trình giao dịch hay ngay cả khi giao tiếp qua mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng.

Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác khi tiếp nhận các cuộc gọi lạ, không xác định, thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo từ các cơ quan chức năng để chủ động bảo vệ bản thân.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông

Đời sống - 40 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

6 lỗi vi phạm thường gặp và mức phạt mới nhất hiện nay, cao nhất lên tới 40 triệu đồng

6 lỗi vi phạm thường gặp và mức phạt mới nhất hiện nay, cao nhất lên tới 40 triệu đồng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 01/01/2025, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhiều mức phạt vi phạm giao thông trên cao tốc được điều chỉnh tăng mạnh. Bài viết tổng hợp 6 lỗi ô tô thường gặp cùng mức xử phạt cụ thể, giúp người lái nắm rõ và tránh vi phạm.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Đời sống - 8 giờ trước

Nhận được cuộc gọi từ số lạ xưng nhân viên an ninh hàng không, nam hành khách mới hốt hoảng phát hiện quên chiếc ví chứa 8.000 USD. Anh tức tốc quay xe trở lại sân bay Nội Bài.

Bảng lương theo vị trí việc làm mới sau 2026 của cán bộ, công chức và viên chức thay đổi gì khi không còn mức lương cơ sở?

Bảng lương theo vị trí việc làm mới sau 2026 của cán bộ, công chức và viên chức thay đổi gì khi không còn mức lương cơ sở?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Trả lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cải cách tiền lương không còn mức lương cơ sở, bảng lương theo vị trí việc làm có thay đổi?

Tin sáng 12/4: Đón không khí lạnh, Bắc Bộ và Trung Bộ mưa rét từ 12/4; DJ bạo hành vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

Tin sáng 12/4: Đón không khí lạnh, Bắc Bộ và Trung Bộ mưa rét từ 12/4; DJ bạo hành vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Đời sống - 22 giờ trước

GĐXH - Ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Đề xuất sổ bảo hiểm điện tử thay bản giấy từ năm 2026

Đề xuất sổ bảo hiểm điện tử thay bản giấy từ năm 2026

Đời sống - 23 giờ trước

Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) bản điện tử dự kiến cấp chậm nhất vào 1/1/2026 và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy.

Vụ hàng chục ngôi mộ ở Hà Nam bị đá đè do nổ mìn khai thác: Chủ tịch xã Thanh Nghị nói 'người dân đòi hỏi vô lý'

Vụ hàng chục ngôi mộ ở Hà Nam bị đá đè do nổ mìn khai thác: Chủ tịch xã Thanh Nghị nói 'người dân đòi hỏi vô lý'

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Vụ sạt lở đá vùi lấp nhiều ngôi mộ ở Thanh Liêm, Hà Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị cho biết: "Tôi thấy có nhà đòi hỏi vô lý lắm, người ta bảo siêu âm (radar xuyên đất dò tìm hài cốt), đố ai mà siêu âm được".

Xâm hại tình dục trẻ em: "Cần thay đổi từ cách người lớn lắng nghe"

Xâm hại tình dục trẻ em: "Cần thay đổi từ cách người lớn lắng nghe"

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều trẻ em đã cố gắng lên tiếng sau khi bị xâm hại, nhưng thay vì được lắng nghe và bảo vệ, các em lại bị nghi ngờ, thờ ơ hoặc im lặng bỏ qua. Sự thiếu tin tưởng của người lớn đôi khi vô tình tiếp tay cho những bi kịch tiếp diễn, khiến nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau kéo dài trong cô độc. Xâm hại trẻ em không chỉ là tội ác mà còn là hệ quả của sự thiếu trách nhiệm trong lắng nghe và thấu hiểu.

Top