Cho con tiêm vaccine “xách tay”, khác gì “gửi trứng cho ác”?
GiadinhNet - Khẳng định việc một bộ phận người dân đưa con em ra nước ngoài tiêm chủng là nhu cầu chính đáng trong phòng chống bệnh tật cho trẻ, nhưng Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Việc quyết định tiêm cho con vaccine bên ngoài, qua “cò”, với hàng “xách tay” không rõ nguồn gốc chẳng khác nào phụ huynh đang “gửi trứng cho ác” với những nguy cơ, hiểm họa khôn lường.
2 năm nữa, Việt Nam “ra lò” vaccine 6 trong 1
Tại Hội thảo khoa học “Vaccine Việt Nam – phát triển và hội nhập” do Bộ Y tế tổ chức ngày 22/12, đại diện Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cho hay: Theo mục tiêu của Chương trình Sản phẩm Quốc gia vaccine phòng bệnh cho người, đến năm 2020, nước ta sẽ sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 7 loại vaccine quan trọng phòng bệnh cho người, gồm: Vaccine đa giá, vaccine Rota, viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero, Hib cộng hợp, cúm mùa, thương hàn, dại và viêm gan A.
Đại diện Vabiotech cho hay, vaccine Hib cộng hợp do Công ty được giao chủ trì thực hiện đã tiến hành những bước nghiên cứu đầu tiên từ năm 2005 và đến nay đang chuẩn bị được thử nghiệm trên người. Sau năm 2019, dự kiến khi hoàn thành sẽ có được quy trình công nghệ sản xuất vaccine Hib cộng hợp ở quy mô 300.000 liều/loại. Đại diện Vabiotech cho biết: “Thành phần Hib cộng hợp do công ty sản xuất cũng có thành phần tương đương như thành phần Hib mà hai nhà sản xuất GlaxoSmith Kline (GSK) và Sanofi Pasteur đang sử dụng cho vaccine 6 trong 1 là Infarix hexa và Hexaxim. Do vậy, kháng nguyên của vaccine Hib cộng hợp này cũng sẽ có thể kết hợp được với các thành phần kháng nguyên khác để phối hợp thành vaccine 6 trong 1 trong thời gian tới”.
Trao đổi bên lề Hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp miễn phí vaccine cho người dân trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Về việc sản xuất vaccine 6 trong 1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, Bộ Y tế hiện giao cho 3 cơ quan nghiên cứu, mỗi cơ quan phát triển từ 1 - 2 loại vaccine. Bộ đã thành lập Hội đồng chung và Ban Chủ nhiệm đề tài để làm sao phối trộn vaccine 6 trong 1. Hiện nay, Hội đồng đang làm việc liên tục với các công ty, đối với các đơn vị triển khai sản xuất các loại vaccine này.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ: “Nghiên cứu để phát triển từng thành phẩm vaccine một thì dễ hơn, nhưng khi nghiên cứu phối trộn các thành phần vaccine, các công ty phải phối hợp với nhau từ kháng nguyên, dung dịch bảo quản… để làm sao phối trộn thành công. Hy vọng, tới năm 2017 – 2018, Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine 6 trong 1. Đến năm 2020 sẽ có vaccine thương phẩm đưa ra thị trường. Về mặt chất lượng, vaccine này sẽ đảm bảo vì Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận là cơ quan quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn quốc tế”.
Nên cân nhắc việc cho con tiêm vaccine qua “cò”
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến hết năm 2016, Việt Nam vẫn sẽ khan hiếm vaccine dịch vụ (từ Pháp, Bỉ). Trên thực tế, một bộ phận người dân hoặc chờ đợi vaccine dịch vụ, hoặc chấp nhận mất chi phí cao đưa con ra nước ngoài tiêm chủng, hoặc tiêm bằng vaccine dịch vụ theo hình thức “xách tay”. Về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết, hiện Bộ đang tích cực can thiệp, làm việc với các công ty để có điều phối vaccine dịch vụ về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Khẳng định việc người dân đưa con em ra nước ngoài tiêm chủng là nhu cầu chính đáng trong phòng chống bệnh tật cho trẻ, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long một lần nữa khuyến cáo: Việc đâu đó có hiện tượng người dân tiêm vaccine “xách tay” là tuyệt đối không được phép, vì điều này vô cùng nguy hiểm. Trước thực tế khan hiếm vaccine kéo dài trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục như cử cán bộ y tế ra nước ngoài để tìm hiểu xem nguồn cung vaccine của các quốc gia thế nào để có cách ứng phó. Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Quản lý dược làm việc chặt chẽ với các công ty vaccine trên toàn cầu để tiến hành nhập khẩu vaccine. Song nhìn chung, việc khan hiếm vaccine hiện xảy ra ở nhiều nước khác trên thế giới trong đó có cả Pháp - nơi được cho là quê hương sản xuất ra nhiều loại vaccine.
PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: “Vaccine không đảm bảo chất lượng, không được bảo quản đúng quy trình, đúng nhiệt độ rất dễ xảy ra phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Những vaccine “xách tay” không chắc chắn được kiểm định về chất lượng hay không, người tiêm cũng có thể không có kỹ thuật, không đủ các phương tiện cấp cứu nếu xảy ra phản ứng”. Như thế, việc quyết định tiêm bên ngoài, qua “cò”, với hàng “xách tay” không rõ nguồn gốc chẳng khác nào phụ huynh đang “gửi trứng cho ác” với những nguy cơ, hiểm họa khôn lường”.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, thông tin một số cá nhân có rao bán các "suất" tiêm vaccine dịch vụ ngoại giao của cán bộ y tế với giá lên tới hàng chục triệu đồng cần được kiểm chứng, bởi hiện nay quy trình kiểm định, phân phối vaccine diễn ra rất chặt chẽ. Theo đó, vaccine sau khi nhập khẩu về Việt Nam, Bộ Y tế sẽ tiến hành kiểm nghiệm. Sau đó, các công ty phân phối mới tiến hành phân bổ vaccine cho các đơn vị có đăng ký với công ty từ trước. Hiện tại, chưa có lô vaccine nào chưa được kiểm định mà đã được đưa ra thị trường. Do vậy, sẽ khó có tình trạng vaccine được nhập khẩu về kiểm định xong mà bị “ghim” lại không đưa ra lưu thông trên thị trường. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay: Nếu ở đâu đó có tình trạng giá bán vaccine cao hơn giá trần nhiều lần, Bộ Y tế sẽ cử cán bộ thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm sai phạm.
160.000 liều vaccine dịch vụ sắp về Việt Nam
“Tôi phải khẳng định lại rằng chất lượng của vaccine tiêm chủng dịch vụ và vaccine tiêm chủng mở rộng là tương đương nhau, không có sự khác biệt. Người dân nên cho trẻ đi tiêm chủng mở rộng đúng lịch để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm. Về vaccine dịch vụ, hiện Bộ Y tế cũng đang đàm phán với các đối tác liên quan để lô vaccine với khoảng 160.000 liều vaccine dịch vụ tổng hợp được nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó là hơn 40.000 liều vaccine dịch vụ đang được kiểm định và dự kiến đưa vào tiêm chủng trong cuối tháng 12 này. Hy vọng quyết định đó sẽ giải quyết phần nào những bức xúc của người dân về nhu cầu tiêm vaccine”.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế
Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 3 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.