Hà Nội
23°C / 22-25°C

Choáng váng trước số tiền khổng lồ cha mẹ cần lo cho con 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1

Thứ bảy, 09:46 24/02/2024 | Giáo dục

Ngay cả khi học phí trường công lập được miễn, cha mẹ vẫn phải gánh vô vàn thứ tiền khác.

Việc nuôi dạy một đứa trẻ trong thời đại này vô cùng khó khăn là điều ai cũng biết. Một trong những gánh nặng lớn nhất của các bậc phụ huynh chính là về tiền học của con. Trước đây, đối với hầu hết mọi người học trường công lập, học phí không phải là một vấn đề gây nhức đầu đến thế. Nhưng ngày nay thì khác, thứ người lớn cần gánh trên vai không chỉ đơn thuần là học phí "nguyên bản", mà còn vô vàn khoản chi tiêu cần thiết cho việc học tập của con.

Trẻ con cạnh tranh từ giai đoạn mẫu giáo

Cuộc đời là một cuộc chạy marathon dài chứ không phải một cuộc chạy nước rút 100 mét. Dù chúng ta không hoàn toàn đồng ý rằng "trẻ em không được phép thua ở vạch xuất phát" nhưng chắc chắn rằng việc được giáo dục mầm non tốt sẽ có tác động tích cực đến trẻ. Ở Trung Quốc từng có câu trào phúng trên mạng rằng chi phí giáo dục mầm non cao hơn đại học. Hình ảnh cha mẹ của những đứa trẻ xếp hàng suốt đêm để xin cho con suất vào mẫu giáo hoặc tiểu học đã đem một thực hiện tàn khốc bày ra trước mắt mọi người: Trường mẫu giáo, tiểu học cũng đã trở thành nơi phân tầng xã hội.

Đúng là sự lựa chọn là hai chiều, và không ai ép phụ huynh phải lựa chọn những ngôi trường có mức giá trên trời để con theo học. Nhưng trong thực tế hiện nay, nguồn lực giáo dục còn hạn chế và mất cân đối, xuất phát từ niềm hy vọng đơn giản là "mong con thành đạt" thì các bậc phụ huynh có thể lựa chọn như thế nào? Những trường giá rẻ hoặc là kém chất lượng hoặc là quá xa nhà, phụ huynh thực ra không có lựa chọn nào khác. Thế là cuộc đua của cha mẹ, đội lốt dưới cuộc đua của con đã bắt đầu.

Choáng váng trước số tiền khổng lồ cha mẹ cần lo cho con 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Các trường mẫu giáo công lập được nhà nước tài trợ, mang tính chất công lập, nên ai cũng có thể vào học miễn đủ điều kiện đúng tuyến. Tuy nhiên slot theo học thường hạn chế nên đôi khi nếu không nhanh tay hặc thiếu đi chút thì trẻ cũng không được vào, vì ở một số thành phố lớn đã hết trường. Một số trường công lập cũng có uy tín và chất lượng giảng dạy được đảm bảo tốt hơn nên thu hút nhiều phụ huynh muốn con có môi trường học tập tốt nhất. Ở những ngôi trường như thế này, việc vào được và học phí về sau đều không phải chuyện đơn giản.

Bảng học phí không có điểm dừng

Hiện nay, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí. Tuy nhiên, học tiểu học không có nghĩa là không phải tốn một xu. Trái lại, số tiền vẫn rất lớn, nhất là tại thành phố lớn và các ngôi trường trọng điểm.

Một bà mẹ trẻ tại Trung Quốc, nơi có môi trường giáo dục có nhiều nét tương đồng Việt Nam cho biết để nuôi dạy con trai 6 tuổi từ mẫu giáo bước chân vào lớp 1 của mình, cô tiêu khoảng 8.000 NDT (tức 28 triệu đồng). Các chi phí ước tính cần bỏ ra bao gồm: Phí mua sách vở mới, phí đồng phục, phí chăm sóc buổi chiều, phí ăn sáng ở trương, phí dịch vụ sau giờ học, học phí nghiên cứu ngoại khóa, tiền đi tham quan, phí bảo hiểm y tế. Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn hay phải đóng các khoản phí lặt nhặt đầu năm như quĩ lớp, tiền mua điều hòa trang thiết bị, tiền xây dựng trường,...

Lưu ý, các phí trên chỉ dành cho học tập, chưa bao gồm học phí một số lớp phụ đạo vào cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông và học thêm bên ngoài để con "bằng bạn bằng bè". Nếu tính cả tiền học thêm này thì số tiền đầu tư vào đứa trẻ 5, 6 tuổi cũng lên tới hàng chục triệu mỗi năm.

Choáng váng trước số tiền khổng lồ cha mẹ cần lo cho con 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chi phí cho trẻ vào lớp 1 không ít hơn trẻ mẫu giáo, thậm chí có thể còn cao hơn vì là năm đầu cấp. Nhưng dù than thở như vậy, các bậc phụ huynh vẫn chỉ có thể tiếp tục cố gắng "cày cuốc" để cho con mình đi học.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 7 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 2 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 3 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Top