Hà Nội
23°C / 22-25°C

Choáng với món ăn từ loài vừa hôi, vừa xấu

Thứ tư, 09:00 16/12/2015 | Y tế

GiadinhNet - Mấy ngày qua, thông tin một người đàn ông ở Bạc Liêu "tử vong sau khi ăn tiết canh dơi" lan truyền nhanh chóng khiến dư luận, đặc biệt là dân nhậu xôn xao! Phải chăng, loài dơi chính là thủ phạm gây ra vụ tử vong?

 

Các chuyên gia cảnh báo, thịt dơi là nguồn lây bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: T.L
Các chuyên gia cảnh báo, thịt dơi là nguồn lây bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: T.L

 

Rượu pha tiết dơi - đồ uống đầy mầm bệnh

Ngày 15/12, thông tin chính thức từ Bệnh viện Đa khoa Phước Long (Bạc Liêu) về trường hợp ông H tử vong là do sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trước đó, ông H được truyền thông mô tả là "tử vong do ngộ độc sau khi ăn tiết canh dơi".

Trên thực tế, gia đình ông H đã cung cấp thông tin cho Bệnh viện Đa khoa Phước Long rằng, ông H có ăn thịt dơi và uống rượu pha tiết dơi trong một bàn tiệc hôm 10/12, chứ không có chuyện “ăn tiết canh dơi”. BS Trần Văn Sữa - Phó Giám đốc Bệnh viên Đa khoa Phước Long cho hay: Ông H bị sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa là do ngộ độc thực phẩm, song chưa thể khẳng định là loại thực phẩm nào gây ngộ độc.

Bữa tiệc mà ông H tham dự là do hàng xóm tổ chức. Mặc dù ngành Y tế đã nỗ lực truyền thông về hậu quả đáng sợ của việc ăn tiết canh, song tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, một bộ phận người dân vẫn cố tình uống rượu pha tiết động vật và coi đó là “chuyện thường ngày ở huyện”.

“Hầu như động vật nào được xem là quí, hiếm đều lấy tiết pha rượu uống cả. Từ cheo, nhím, rùa, rắn đến chim, dơi… tiết con nào cũng pha rượu uống tất. Dân nhậu nói rượu pha tiết con này, con kia uống vừa ngon, vừa bổ, đặc biệt là tăng cường sinh lực đàn ông(?!). Chuyện uống rượu pha tiết động vật là phổ biến ở các tỉnh miền Tây lâu rồi”, ông Trần Quốc Phong - đầu bếp một nhà hàng ở TP Tiền Giang giải thích với chúng tôi về thói quen uống rượu pha tiết của người dân miền Tây.

Theo các chuyên gia y tế, chuyện “tăng cường sinh lực” khi uống rượu pha tiết động vật chỉ là đồn thổi mà không hề có cơ sở. Ngoài ra, dùng tiết động vật pha rượu uống còn tạo nguy cơ lây truyền dịch bệnh, nguy hiểm nhất là cúm A/H5N1.

Thịt dơi ngon, bổ với điều kiện chế biến đảm bảo vệ sinh

Từ lâu, dơi đã là đặc sản không chỉ với dân nhậu mà còn với nhiều thực khách ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Theo sách “Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh: "Dơi có thịt vị ngọt, khí bình, không độc, làm khoan khoái trong lòng, lợi tiểu, tiêu phù, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhọt lở, hen suyễn, sốt rét…".

Theo một số người, thịt dơi ngon, bổ, tốt cho sức khỏe song phải chế biến thật sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Theo phương pháp chế biến thịt dơi của Đông y, để biến thịt dơi thành món ăn hay dùng làm thuốc thì phải bắt dơi vào ban ngày. Khi làm thịt, bắt từng con nhúng vào nước thật sôi, kỳ sạch lông, mổ bụng bỏ hết nội tạng, chỉ lấy phần thịt rửa sạch, rồi đem chế biến làm các món ăn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm dơi theo cách này. Nhiều dân nhậu miền Tây nói rằng, khi làm dơi thì kỵ nhất là nước. Vì vậy, theo họ chỉ cần nắm cánh dơi rồi lột da, ngắt phía sau để rút hết ruột mà không cần phải rửa nước. Cách làm này kỳ lạ và rất mất vệ sinh, nhưng lại khá phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đầu bếp Trần Quốc Phong cho hay: Dân nhậu miền Tây “kết” hầu hết các món chế biến từ dơi: Dơi om nước dừa, dơi nướng than, dơi nấu cháo đậu xanh, dơi xào mướp khía… “Trước đây, có loài dơi quạ sải cánh cả mét, thịt chắc, ngon, khách nhậu mê tít. Nay loại dơi khổng lồ này chỉ còn thấy ở Sóc Trăng chỗ chùa Dơi mà thôi, ít có người bắt được dơi quạ lắm. Giờ muốn ăn dơi chỉ còn một lựa chọn duy nhất là dơi sen. Loại dơi này lớn hơn chim sẻ một chút, chế biến mất công hơn dơi quạ nhưng thịt cũng khá ngon...”, ông Phong nói thêm.

Tiếp cận dân nhậu hàng ngày, ông Phong cũng nói về khả năng dơi có thể bị loại ra khỏi danh mục món nhậu sau vụ ông H "tử vong ở Bạc Liêu vì dơi" như truyền thông đưa tin mấy ngày qua.

 

Lâu nay, thịt dơi phổ biến ở một số địa phương miền Tây Nam Bộ. Tại các vùng miền Cà Mau, U Minh, Hà Tiên… có các loài dơi quạ, dơi sen, dơi ngựa. Dơi quạ có màu đen, có con nặng tới 800g. Dơi sen màu vàng nhỏ con hơn, nhưng thịt ngon hơn. Thức ăn chủ yếu của các loài dơi là trái cây. Về mùa nhãn, ở miền Bạc Liêu, Cần Thơ hay Cai Lậy trong bất kỳ một vườn nhãn nào nếu không khéo che, gặp phải bầy dơi ngang qua chỉ một đêm thôi, sáng hôm sau vườn trái sum suê chỉ còn trơ trọi cành không. Dơi hôi là ở hai túi xạ ở hai bên nách của nó và chính nhờ có chất xạ này mà về đêm, mắt dơi rất sáng có thể nhìn rõ mọi vật như ban ngày, mặc dù trời rất tối.

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 16 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top