Chọn trường ra sao khi chỉ ngang điểm sàn?
GiadinhNet - Các chuyên gia giáo dục nhận định, thí sinh cần căn cứ vào sở thích, điểm số của mình để chọn trường cho phù hợp. Còn lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định, điểm sàn đại học chỉ là 15 điểm sẽ dư dôi nguồn tuyển cho các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu.
Chọn nghề theo khả năng và sở thích
Sau kỳ thi THPT Quốc gia 2016, đối với hàng trăm ngàn thí sinh hiện nay việc chọn trường giống như chơi “chứng khoán”, chưa rõ đỗ, trượt ra sao cũng khiến nhiều thí sinh, gia đình lo lắng. Có thể thấy rõ điều này trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2016 vừa được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Khác biệt của Ngày hội năm nay đó là rất đông phụ huynh cũng có mặt để tìm hiểu, lắng nghe những tư vấn của các chuyên gia trong chọn ngành, chọn trường. Ai cũng mang trong mình một mối lo, cho dù nhiều thí sinh có điểm cao.
PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy Lợi Hà Nội chia sẻ: “Trong việc chọn ngành, nghề, thí sinh cần chú trọng đến việc lựa chọn ngành, trường học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân và có khả năng xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Thí sinh cần cân nhắc điểm thi của mình thuộc top trường nào để đăng ký xét tuyển và dễ trúng tuyển. Đã có tình trạng nhiều thí sinh bỏ dở đại học giữa chừng gây tốn kém thời gian, tiền bạc của bản thân và gia đình. Do đó, thí sinh phải hết sức cân nhắc trong quá trình chọn ngành học”.
Có một thực tế, trong những năm trở lại đây đó là số lượng thí sinh sau thi xong không biết nên chọn trường, ngành học nào chiếm số lượng khá lớn. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Long (Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường ĐH Giao thông Vận tải), thí sinh cần cân nhắc kỹ trong việc chọn lựa ngành nghề, trường học phù hợp vì chỉ có một giấy chứng nhận kết quả, nên chỉ được chọn học một trường. Các em cần tham khảo ý kiến gia đình, cân nhắc kỹ lưỡng, sáng suốt lựa chọn trường học, ngành học đó có xin được việc làm sau khi tốt nghiệp không.
“Nhiều thí sinh cho rằng, bằng mọi giá phải vào đại học theo tôi đây là suy nghĩ không đúng. Bởi nếu thí sinh chọn được ngành học yêu thích thì quá trình học 4 năm sẽ rất thuận lợi, ra trường các em dễ thích nghi với công việc theo sở trường. Nhưng nếu thí sinh trúng tuyển vào ngành mình không yêu thích thì sẽ dẫn đến chuyện việc học vô cùng mệt mỏi, căng thẳng điều này sẽ khiến sinh viên bỏ học hoặc bị buộc thôi học vì không chịu học”, PGS.TS Nguyễn Văn Long đưa ra lời khuyên.
Dư dôi nguồn tuyển
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, phổ điểm năm nay của thí sinh chủ yếu nằm trong nhóm 4,5 - 6 điểm, đồng nghĩa với việc số lượng lớn các thí sinh nằm trong phạm vi điểm sàn của Bộ GD&ĐT (15,0 điểm), đây cũng sẽ là nhóm cạnh tranh cao nhất. TS Phạm Mạnh Hà, Phó Trưởng khoa Công tác Thanh niên (Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam) đánh giá, năm nay điểm thấp hơn năm trước nhưng là mặt bằng chung. Những bạn đạt điểm sàn cần cẩn trọng, dành thời gian nghiên cứu, đánh giá và xem xét kết quả thi của mình, cũng như điểm trúng tuyển của ngành mình muốn đăng ký năm trước rồi có quyết định.
Cũng theo TS Phạm Mạnh Hà, thí sinh cần phải xác định học để làm gì, được đào tạo ra sao? “Hiện nay, các trường đại học “top dưới” rất nhiều, cơ hội trúng tuyển cũng rất cao, nhưng nếu các em cứ lao vào học đại học thì ra trường vẫn thất nghiệp như thường. Bởi vậy, dù vào đại học địa phương hay trường ngoài công lập hoặc “top trên”, sinh viên vẫn phải xác định học tử tế, nghiêm túc thì ra trường mới có kết quả tốt”, TS Phạm Mạnh Hà đưa ra lời khuyên.
Theo một số chuyên gia tuyển sinh đại học, hiện tại có khá nhiều trường đại học công bố điểm nhận hồ sơ chỉ ngang với điểm sàn mà Bộ GD&ĐT vừa công bố. Tuy nhiên, thí sinh cũng không nên vội mừng bởi đây chỉ là điểm nhận hồ sơ, không phải là điểm chuẩn. Điểm chuẩn được xác định khi lấy từ trên cao xuống cho tới hết chỉ tiêu. Trong trường hợp nhiều thí sinh điểm cao nộp hồ sơ, điểm chuẩn cũng sẽ tăng lên. Biến động ở các trường “top dưới” cũng sẽ rất cao, bởi nhiều thí sinh đăng ký “lót” nhưng sẽ không tới nhập học.
Sau khi công bố điểm sàn đại học năm 2016, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, năm nay, một số thí sinh được xét tuyển học bạ qua đề án tuyển sinh riêng của hơn 100 trường, nên Bộ chỉ tính những em dùng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển học bạ. Vì thế, trên tổng số hơn 420.000 chỉ tiêu vào ĐH, trừ đi 102.000 chỉ tiêu xét qua học bạ còn khoảng 320.000 chỉ tiêu. Với ngưỡng điểm 15 áp dụng cho các khối thi truyền thống, hệ số dôi dư là 1,27 thừa rất nhiều so với chỉ tiêu, giúp các trường dồi dào nguồn tuyển.
Hôm nay (1/8), kỳ tuyển sinh đại học 2016 chính thức bắt đầu với ngày xét tuyển đợt I. Ở đợt I, các thí sinh được nộp đơn xét tuyển vào 2 trường đại học, mỗi trường tối đa 2 ngành. Thí sinh ứng tuyển vào các trường tuyển sinh theo nhóm được đăng ký vào 4 trường đại học khác nhau trong nhóm.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc chọn trường, chọn ngành, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ trong cả nước công bố công khai thông tin xét tuyển. Theo đó, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng phải công bố công khai “đường dây nóng” hỗ trợ, giải đáp thắc mắc liên quan đến việc tổ chức xét tuyển của trường. Công bố công khai điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 1, trong đó thông báo rõ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo trước 1/8.
Quang Anh
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.