Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chống lại tư tưởng "trọng nam khinh nữ" qua góc nhìn phim ảnh

Thứ tư, 19:00 23/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với lợi thế phim truyền hình tiếp cận được đông đảo công chúng từ già đến trẻ, các đạo diễn đã lồng ghép những nội dung về dân số và phát triển vô cùng hiệu quả. Một trong số đó là chủ đề về việc chống lại tư tưởng "trọng nam khinh nữ".

Qua lăng kính nghệ thuật và phim ảnh, những thông điệp về dân số và phát triển đã được chuyển tải một cách vô cùng sinh động, hấp dẫn, giúp cho việc tuyên truyền trở nên hiệu quả và dễ được công chúng tiếp cận hơn.

Năm 2017, đạo diễn Lưu Trọng Ninh gây chú ý với bộ phim về chủ đề nông thôn "Thương nhớ ở ai". Những vấn đề "nóng" sau luỹ tre làng đã được đạo diễn khai thác triệt để, trong đó không thể không kể đến tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến ở nông thôn.

Chống lại tư tưởng trọng nam khinh nữ qua góc nhìn phim ảnh - Ảnh 1.

Ông Bánh tuy là người đàn ông có vị thế cao trong dòng họ nhưng lại phải chịu sự chê bai, cười cợt của dân làng vì không có con trai nối dõi. Điều đó khiến ông cảm thấy "mất mặt" với dòng họ và kém uy khi xuất hiện trước đông người. Với suy nghĩ lạc hậu không có con trai là do "vợ không biết đẻ" nên cứ mỗi khi có chuyện không hài lòng là ông lại trút giận lên vợ con. Không những thế mỗi bữa cơm, ông lại bắt các con phải đọc đồng thanh câu vè: "Chúng con là lũ vịt giời. Bé thì ăn hại, lớn thì bay đi". 

Và để có con trai, ông Bánh đã tìm bồ và có với bồ một đứa con nhưng không may cho ông, đứa con đó vẫn là con gái. Vợ ông Bánh dù biết chuyện nhưng cũng đành nhắm mắt cho qua vì thấy có lỗi không sinh được con trai nên đành ngậm ngùi cho chồng kiếm nhân tình. Phim cũng lột tả thân phận của những người phụ nữ ở làng quê bị trói buộc bởi những định kiến hà khắc. Thông qua bộ phim, đạo diễn đã mang đến góc nhìn chân thực để khán giả suy ngẫm và lên án những quan niệm lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống hôm nay.

Với cách chuyển tải gai góc nhưng đầy tinh tế, chân thực, "Thương nhớ ở ai" đã xuất sắc giành giải "Phim truyền hình xuất sắc nhất", Đạo diễn xuất sắc và Quay phim xuất sắc tại Cánh diều vàng 2018.

Chống lại tư tưởng trọng nam khinh nữ qua góc nhìn phim ảnh - Ảnh 2.

Phim "Con trai con gái"

"Con trai con gái" là bộ phim remake từ "Son and Daughter" của Hàn Quốc. Xoay quanh đề tài trọng nam khinh nữ - một đề tài đã khá cũ nhưng "Con trai con gái" vẫn tạo nên một dòng cảm xúc mới trong phim truyền hình Việt qua diễn xuất của NSƯT Kim Xuân và nữ diễn viên trẻ Midu.

Ông Tư Phú là con trai độc nhất trong nhà nên luôn phải chịu áp lực lớn từ việc sinh con nối dõi. Vậy nhưng, phải đến lần sinh thứ 5, bà Tư Phú mới sinh đôi được một trai, một gái là Lục Bình và Thiên Phúc.

Vốn chịu ảnh hưởng từ nhà chồng, cộng với tư tưởng miệt thị và độc đoán vì bị ức chế, bà Tư Phú chỉ dành tình thương cho đứa con trai mà quên mất cô chị song sinh với nó. Dần theo năm tháng, tư tưởng "nam tôn nữ ty" trong bà càng lớn, trong mắt bà chỉ có Thiên Phúc, còn Lục Bình giống như cái bóng thừa thãi trong chính ngôi nhà của mình.

Chống lại tư tưởng trọng nam khinh nữ qua góc nhìn phim ảnh - Ảnh 3.

Phim "Sống chung với mẹ chồng"


Một bộ phim "gây bão" trên truyền hình năm 2019 là "Sống chung với mẹ chồng" cũng được đạo diễn lồng ghép khéo léo chủ đề coi trọng con trai hơn con gái. Bà Phương chỉ có một cậu con trai duy nhất nên từ bé đã cưng chiều. Đến khi con trai lấy vợ, bà vẫn coi con như một đứa trẻ. Đến mức, ngay đêm tân hôn của con, bà cũng theo dõi và không chấp nhận cảnh con trai nằm dưới con dâu. Cổ hủ hơn, bà luôn tỏ ra khó chịu khi con dâu để chồng làm việc nhà như đi chợ, rửa bát… Kết quả của việc bao bọc con trai quá nhiều đã khiến Thanh trở nên nhu nhược, không thể bảo vệ được hạnh phúc gia đình. Bộ phim mang đến nhiều giá trị sâu sắc về cuộc sống gia đình, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu và mối quan hệ giữa chồng với vợ… để mỗi người tự rút ra cho mình bài học trong hành trình sống hoà hợp giữa các thế hệ.

Việc các nhà làm phim Việt lựa chọn đưa tư tưởng cổ hủ "trọng nam khinh nữ" lên sóng giúp mọi người có cái nhìn nghiêm túc, văn minh hơn. Khi khán giả bức xúc, tức giận với tư tưởng phân biệt đối xử bất công giữa con trai và con gái thì cái nhìn của mọi người giữa đời thực cũng sẽ thay đổi.

Xã hội ngày càng phát triển, văn minh, con trai hay con gái càng ngày càng được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương. Đối với cha mẹ, chỉ cần con cái có thể lớn lên khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc chính là niềm hạnh phúc nhất.

T.H
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Top