Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chống quá tải: Siết lại cơ chế nhập và chuyển viện

Thứ tư, 08:02 30/11/2011 | Y tế

GiadinhNet - Trong hai ngày 28- 29/11, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu làm việc tại TP HCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và lãnh đạo Bộ thăm bệnh nhi tại BV Nhi Đồng 1, TP HCM. Ảnh: H.T

Các vấn đề quá tải bệnh viện, công tác dân số đã được đưa ra bàn thảo.

40 giường bệnh/1 vạn dân

Tại buổi làm việc với UBND TP HCM sáng 29/11, BS. Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế cho biết, dân số TP HCM (tính cả vãng lai) là gần 10 triệu người. Tổng số giường bệnh hiện có là 31.088 giường bệnh tương ứng với gần 40 giường bệnh/ vạn dân, 12,2 bác sĩ /vạn dân. Tại các bệnh viện quá tải, mỗi ngày phải nhận bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú vượt hơn 2.000- 3.000 lượt bệnh nhân. Đối với BV Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, trung bình tiếp nhận 5.000 lượt bệnh nhi mỗi ngày.

Các số liệu này cho thấy tình hình quá tải tập trung vào các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành; các bệnh viện đa khoa hạng I có định hướng phát triển chuyên khoa sâu, kỹ thuật cao. Các bệnh nhân ở tỉnh đến khám đa số phải nhập viện.

Theo BS. Phạm Việt Thanh, quá tải ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tăng nhiễm khuẩn bệnh viện, thái độ phục vụ người bệnh vì thế cũng thiếu chu đáo. "Chống quá tải là cần thiết, là sự sống còn, nhưng đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, có sự tham gia của các các bộ, ngành chức năng, ban, ngành, đoàn thể thì mới có thể giải quyết được một cách căn cơ", ông Thanh nói.

"Nói quá tải nhưng không bệnh viện nào muốn giảm tải", Phó Chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận phát biểu tại buổi làm việc. Theo ông Thuận, hiện nay các bệnh viện phải tự chủ toàn phần, nên "gom" nhiều bệnh nhân mới đủ chi phí. Bệnh nhân đông, số lượng y bác sĩ ít dẫn đến tình trạng phục vụ kém, gây bức xúc trong người dân. Cụ thể, chỉ tiêu của Bộ Y tế là 3,3 điều dưỡng/1 bác sĩ nhưng hiện nay các bệnh viện chỉ "gói ghém" trong khoảng 2,3 điều dưỡng/bác sĩ.

"Hiện nay, TP HCM đang phải gồng gánh áp lực điều trị bệnh cho hơn 10 triệu dân đang sinh sống và làm việc. Thêm vào đó, 60% bệnh nhân từ các tỉnh chuyển về. Áp lực về chăm sóc sức khỏe nhân dân đặt lên vai TP HCM quá nặng", ông Thuận nói.
 

Bệnh nhân chờ khám tại BV Chấn thương chỉnh hình.

Dự án xếp hàng

Theo ông Thuận, hiện tất cả các dự án xây dựng bệnh viện mới đều phải xếp hàng chờ thi công vì vướng Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân sách TP HCM đã sẵn sàng, mọi công tác chuẩn bị, thủ tục đều xong nhưng chưa khởi công được. Ông Thuận đề nghị Bộ Y tế kiến nghị với Chính phủ "mở rộng" Nghị quyết 11 cho phép thành phố thực hiện các công trình dân sinh, giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân. TP HCM đầu tư 170 tỉ đồng cho 5 bệnh viện cửa ngõ. Nếu các dự án bệnh viện được xây dựng thì đến năm 2015 sẽ có nhiều bệnh viện mới ra đời, chấm dứt tình trạng quá tải như hiện nay.

Trước đó, ngày 28/11, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc tại ba bệnh viện là: Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình và Nhi Đồng 1 về công tác giảm tải bệnh viện. Bộ trưởng đã chứng kiến thực trạng hai, ba bệnh nhân phải nằm một giường, thậm chí nhiều bệnh nhân không có giường phải trải chiếu nằm dưới sàn... Đánh giá cao những nỗ lực chống quá tải của các bệnh viện như tăng ca làm ngoài giờ, đầu tư kỹ thuật, đào tạo nhân lực..., nhưng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đó mới chỉ là biện pháp tạm thời, cần phải có biện pháp căn cơ hơn. Đó là phải trám lỗ hổng trong quy chế chuyển viện, nhập viện và mạng lưới y tế cơ sở, y tế khu vực. "Gần 60% bệnh nhân ngoại tỉnh, khoảng 60% trong số đó đáng lẽ nằm điều trị ở tuyến tỉnh nhưng lại tự vượt lên tuyến trên", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, cơ chế khám chữa bệnh ban đầu, chuyển viện, nhập viện chưa ổn và cần siết lại. Để làm được điều này phải phân tuyến kỹ thuật, đầu tư cho y tế địa phương, y tế khu vực. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận không riêng gì TP HCM, quá tải bệnh viện hiện là vấn đề "nóng" của toàn xã hội.
 

Kiến nghị thành lập trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế, bà Tô Thị Kim Hoa, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP HCM cho biết, ở cấp quận, huyện tại TP HCM không thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ. Nhân sự làm công tác DS-KHHGĐ thuộc Phòng Y tế. Còn ở cấp phường, xã, thị trấn, cán bộ DS-KHHGĐ không chuyên trách trực thuộc UBND phường và không tuyển thành viên chức y tế trực thuộc Trạm Y tế xã.

Trong khi đó, TP HCM là địa phương có dân số đông, biến động dân số cơ học lớn (bình quân hàng năm tăng 2,07% - tương đương 153.000 người/năm); Phụ nữ tuổi sinh sản lớn 2.443.956 (34,1%); Tình hình nạo phá thai cao; Chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh mới triển khai, tỷ lệ đối tượng tham gia chưa nhiều…
 
Bà Hoa kiến nghị, để thống nhất tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ chung của cả nước (62/63 tỉnh, thành đã có Trung tâm DS-KHHGĐ), thuận lợi trong vận hành, triển khai công việc cũng như đồng bộ trong thực hiện chính sách cán bộ của nhà nước, nên thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện. Cho phép tuyển cán bộ DS-KHHGĐ phường, xã, thị trấn làm viên chức Dân số theo Thông tư 12/2011/TT/BNV ngày 01/10/ 2011. Viên chức Dân số sẽ trực thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ quận, huyện và công tác tại UBND xã, phường, thị trấn.                                           
 
Huyền Trang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 1 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Top