Chồng thọ 110 tuổi, vợ thọ 96 tuổi: Bí quyết ở 4 kiểu ăn uống rất đặc biệt
Không chỉ sống thọ, 2 cụ còn sống khỏe. Do đó bí quyết sống của 2 cụ vẫn luôn là chủ đề nhiều người quan tâm.
Năm 2018, tại sân bay Bắc Kinh, có một cặp vợ chồng già đi du lịch cùng nhau. Vì 2 cụ đã lớn tuổi nên nhân viên sân bay đề nghị được xem giấy khám sức khỏe của họ. Khi xem giấy tờ, cậu nhân viên đã phải thốt lên rằng: "Cụ đã 110 tuổi nhưng kết quả khám còn tốt hơn kết quả của cháu!".
Cặp vợ chồng đó chính là cặp vợ chồng trường thọ vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh. Cụ ông tên là Qin Hanzhang, sinh năm 1908, từng là chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Trung Quốc.
Còn cụ bà là Suo Ying, sinh năm 1922, là chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Trung Quốc, từng là phó giám đốc Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng Bắc Kinh thuộc Hiệp hội Y khoa Trung Quốc.
Mỗi năm, đôi vợ chồng già bay cùng nhau hơn chục chuyến. Vẫn đủ sức khỏe để tham gia một số hoạt động xã hội. Ở tuổi xưa nay hiếm, 2 cụ vẫn có kết quả khám sức khỏe tốt, mọi chỉ số thể chất đều ở mức bình thường.
Không chỉ sống thọ, 2 cụ còn sống khỏe. Do đó bí quyết sống của 2 cụ vẫn luôn là chủ đề nhiều người quan tâm. Trong một lần được truyền thông phỏng vấn, cặp vợ chồng trường thọ này đã tiết lộ bí quyết của mình.
4 bí quyết ăn uống của cặp vợ chồng sống thọ
1. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi ngày khoảng 5 bữa
Vợ chồng ông Qin ăn thành những bữa nhỏ, chia thành 5 bữa mỗi ngày.
1. Bữa sáng. Một túi rưỡi sữa (tổng cộng 375ml), cà phê (với một ít đường hoặc mật ong), và hai lát bánh mì.
2. Bữa trưa. Thực phẩm chủ yếu: gạo nấu mềm, đậu, 1 phần thịt, 2 phần rau, các sản phẩm từ đậu nành.
3. Ba giờ chiều: Uống một ly nước cam tươi.
4. Năm giờ chiều: Uống một túi sữa hoặc một tách cà phê, thỉnh thoảng ăn hai cái bánh quy.
5. Bữa tối. Một bát cháo gạo nấu cùng kê, hai chiếc bánh nhân đậu, một quả trứng và một phần rau xanh xay nhuyễn.
Tại sao lại ăn như thế?
Ông Qin giải thích rằng, cơ thể người cao tuổi có khả năng hấp thụ kém nên uống sữa có thể bổ sung canxi rất tốt. Khả năng nhai kém nên cần ăn đồ nấu mềm. Họ đã theo chế độ ăn kiêng này trong nhiều thập kỷ.
Bà Suo Ying cho biết, nếu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không theo kịp thì cần bổ sung thêm vitamin, canxi và dầu cá.
2. Thường ăn mứt dâu vào bữa sáng
Bà Suo Ying là chuyên gia dinh dưỡng du học từ Mỹ trở về nên kiến thức vô cùng phong phú. Năm 96 tuổi bà vẫn còn tự tay chuẩn bị đồ ăn, làm nước cam và mứt dâu.
Bà Suo vô cùng yêu mứt dâu. Do cảm thấy mứt bán ở chợ quá ngọt đối với người già và có chất phụ gia nên bà quyết định tự làm.
Mỗi khi đi chợ thấy bán dâu, bà sẽ mua 5 ký dâu tươi. Mang về rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi đảo đều từng mẻ. Cho thêm đường, khuấy đều cho đến khi dâu tan chảy thành nước sốt đặc sệt màu nâu thì cho vào chai đã tiệt trùng đậy kín nắp. Mứt dâu tây dùng ăn bánh mì buổi sáng rất ngon.
Bà cho biết dâu tây có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin C, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời có thể làm khỏe nướu, giúp hơi thở thơm mát và giữ ẩm cho cổ họng. Đây là một bữa sáng ngon và bổ dưỡng.
3. Mùa đông ăn súp
Mùa đông gia đình bà Suo tiêu thụ nhiều nhất là súp borscht. Đây là một món súp có nguồn gốc ở Ukraina, phổ biến ở nhiều quốc gia Đông và Trung Âu.
Món súp borscht do bà Suo Ying làm có nguyên liệu từ thịt bò, cà chua, cà rốt, khoai tây, cần tây và hẹ tây. Chỉ riêng màu sắc thôi, món canh này đã đủ đẹp mắt rồi.
Về mặt dinh dưỡng, nó thậm chí còn phong phú hơn: Thịt bò là loại thịt có hàm lượng protein cao, vừa có thể ăn để sưởi ấm trong mùa đông vừa có thể bổ sung đủ lượng protein chất lượng cao. Cà chua không chỉ có thể làm tăng vị chua cho món canh mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng bảo vệ tim mạch như lycopene. Carotene trong cà rốt có thể bảo vệ thị lực và ngăn ngừa ung thư. Hành tây có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cần tây có thể bổ sung chất diệp lục...
4. Tích cực tiêu thụ những món mềm
Bà Suo Ying có một nguyên tắc khi nấu ăn: Nấu cơm phải mềm, rau củ phải nát và súp phải nóng.
Bà Suo Ying cho rằng người già có hệ tiêu hóa và răng miệng không tốt nên cần ăn mềm, xay nhuyễn để dễ dàng hấp thu.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.