Chồng xách túi lớn túi nhỏ biếu Tết sếp nhưng bố mẹ vợ không được hộp bánh
Năm nào chồng tôi cũng dành cả tháng lương để mua quà Tết biếu các sếp nhưng chưa từng bỏ một đồng biếu bố mẹ vợ, một hộp bánh rẻ tiền cũng không có.
Vợ chồng đều tôi xuất thân từ nông thôn. Bố mẹ tôi buôn bán nên kinh tế khá hơn gia đình anh một chút. Sau khi kết hôn, tôi luôn có cảm giác khoảng cách nhỏ về kinh tế ấy tạo ra rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống của vợ chồng tôi.
Anh thuộc tuýp người rất tiết kiệm, còn tôi dù không chi tiêu hoang phí nhưng cũng không thể tuân theo những yêu cầu tằn tiện đến vô lý của chồng. Anh luôn gay gắt yêu cầu tắt mọi thiết bị điện khi vừa sử dụng xong, ví dụ ra khỏi phòng là phải tắt đèn, tắt quạt dù sau đó quay lại ngay. Đèn cầu thang cũng vậy, các con chạy lên chạy xuống liên tục nhưng hễ quên tắt là anh sẽ mắng.
Nhà có trẻ nhỏ, mùa đông, tôi thường cắm phích nước giữ ấm cả ngày để khi cần là có nước pha sữa ngay cho con, nhưng anh bắt tôi chỉ được đun nước sôi vào buổi sáng rồi rút điện ra, nước trong phích để sử dụng cho cả ngày. Bình nóng lạnh cũng vậy, tôi mua thiết bị chống giật, bật cả ngày để sẵn nước ấm để rửa ráy cho con, nhưng cứ hễ thấy tôi bật mà không phải giờ tắm thì anh sẽ tắt, phích nước anh cũng rút điện.
Chồng tôi còn hà tiện trong cả chuyện ăn uống. Anh không bỏ đi bất cứ thứ gì, đồ ăn còn thừa một chút, thậm chí cả rau xào hay bát nước mắm chấm dở, cũng đều được cất vào tủ lạnh để bữa sau ăn tiếp. Tôi can ngăn thế nào cũng không được, toàn phải lén đổ đi khi dọn mâm, nhưng như vậy cũng không xong.
Bữa sau thế nào chồng tôi cũng hỏi món này món kia hôm qua đâu rồi. Tôi phải nói là tiếc của nên lúc dọn mâm đã cố ăn nốt. Cũng có lúc quá bực vì cứ đến bữa cơm là anh hỏi, tôi gắt lên nói thẳng là đổ đi rồi. Thế là anh nổi giận đùng đùng, mắng tôi là không biết tiết kiệm, bố mẹ anh ở quê chẳng có mà ăn, còn tôi cái gì cũng đổ.

Chồng tôi rất tiết kiệm, hơi một tí là mắng vợ con hoang phí. (Ảnh: Shutterstock)
Thậm chí sữa của con uống dở, anh không cho đổ đi mà cất tủ lạnh, khi con đói lại lôi ra hâm nóng lại cho uống. Tôi giằng lấy vì sợ con đau bụng, thế là vợ chồng tôi cãi nhau to. Chồng nói sữa công thức đắt tiền như vậy mà tôi dám đổ đi, chưa giàu đã học làm sang. Sau lần đó, trước mặt tôi, anh không cho con uống sữa thừa nhưng mỗi khi vắng nhà, tôi vẫn nơm nớp lo anh hâm lại cho con uống.
Quá nhiều lần cãi nhau vì những lý do như vậy, tôi mệt mỏi và không còn muốn đôi co nữa. Tôi mặc kệ chồng, đồ ăn thừa cứ để trong tủ lạnh, anh tiếc thì lấy mà ăn chứ tôi không ăn, cũng nhất quyết không cho các con đụng đũa vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thiết bị điện cũng vậy, tôi vẫn cứ bật, nhưng hễ về đến nhà là anh tắt hết. Vợ chồng tôi mạnh ai nấy sống theo cách của mình.
Cả năm tiết kiệm nhưng đến gần Tết là chồng tôi xuống tiền mạnh tay, nhưng đó là khoản mua quà biếu các sếp chứ không phải chi cho gia đình. Anh sẵn sàng chi cả tháng lương để tự mình đi mua đào quất, bánh kẹo, rượu ngoại, đặc sản vùng miền…cho các sếp. Anh cũng sắm Tết cho bố mẹ đẻ nhưng chỉ mua những thứ bánh mứt rẻ tiền hay gạo, mắm, mỳ chính, dầu ăn…
Còn bố mẹ vợ thì tuyệt đối không có gì. Chồng chưa từng đưa tiền cho tôi sắm Tết hay mua hộp bánh, gói kẹo biếu Tết bố mẹ vợ, tôi nói thì anh bảo: “Hết tiền. Ông bà nội không có mới phải mua, ông bà ngoại có điều kiện, cho mình còn chẳng hết chứ thiếu thốn gì mà con cái phải bày vẽ biếu với xén”.
Biết tính anh vậy nên những Tết trước, tôi không mua quà nhưng âm thầm biếu bố mẹ đẻ vài triệu đồng dưới danh nghĩa hai vợ chồng. Năm ngoái, khi tôi biếu tiền, biết tình hình công việc hai vợ chồng không tốt nên ông bà không nhận. Do đó, Tết này tôi quyết định mua quà biếu bố mẹ.
Năm nay chồng tôi sắm quà Tết sớm vì sợ đến sát ngày sẽ đông, hơn nữa anh bảo biếu sớm mới được nhớ đến. Thấy chồng xách túi lớn túi bé quà cáp cho sếp, quà cho ông bà nội cũng bày khắp nhà mà chẳng đoái hoài chút nào đến bố mẹ vợ, tôi bực mình đi siêu thị sắm cả đống đồ biếu bố mẹ đẻ. Thấy tôi khệ nệ mang vác về, anh chẳng thèm ra xách đỡ mà đòi xem hoá đơn ngay rồi cằn nhằn tôi mua lắm tốn tiền.
Đến khi biết cả đồng đồ đó đều để biếu ông bà ngoại, lại toàn đồ đắt tiền, anh cáu um lên: “Cô lắm tiền quá nhỉ, nhà thì nghèo mà còn sĩ diện mua cả hàng ngoại nhập biếu bố mẹ đẻ”.
Tôi nói lại: “Anh mua nửa cái nhà đầy quà xịn biếu sếp và bố mẹ đẻ, thế có nghĩ đến bố mẹ vợ không? Anh không nghĩ thì tôi phải nghĩ, coi như bố mẹ ai người lấy lo”. Như bị đổ thêm dầu vào lửa, chồng tôi nổi khùng bảo muốn tăng lương, thăng chức thì phải biếu sếp, tôi kém hiểu biết nên mãi chỉ là nhân viên quèn. Nhưng chồng quên mất rằng anh cũng quèn chẳng khác gì tôi, bao năm nay biếu xén khắp nơi mà có được thăng chức đâu.
Chưa hết, chồng tôi còn nói, quà cáp cho sếp thì phải mua đồ xịn vì họ biết giá trị của những thứ đó, chứ bố mẹ tôi già rồi lại ở quê, biết gì mà phải mua đồ nhập khẩu cho phí tiền.
Nói rồi anh bắt tôi đi đổi số quà nhập khẩu đó thành đồ thiết yếu để ăn Tết, rồi lấy gì biếu ông bà ngoại thì biếu. Tôi kiên quyết không đi vì chồng quá vô lý. Dù sao đó cũng là tiền của tôi, tôi sử dụng thế nào là quyền của tôi, anh ta lo cho nhà nội thì cớ gì cấm tôi lo cho nhà ngoại. Vì chuyện này mà chồng tôi ôm chăn ra phòng khách ngủ riêng, từ hôm qua đến giờ không nói chuyện với tôi.
Quá hiểu chồng, tôi biết anh sẽ không bao giờ tự xuống nước mà sẽ kiên quyết chiến tranh lạnh chờ tôi làm lành, nhưng tôi không có ý định đó.
Theo mọi người, tôi làm như vậy có gì sai mà chồng phải sửng cồ như vậy? Có phải tôi đã nhịn quá nhiều khiến anh ngày càng ki bo, ích kỷ và không quan tâm gì đến gia đình vợ?

5 năm ở rể, tôi được bố vợ cho mảnh đất, nhưng tối đó mẹ vợ lại lén nhét vào tay tôi một tờ giấy khiến tôi lặng người
Tâm sự - 3 giờ trướcTôi chết lặng, không phải vì xúc động, mà vì… lạ lẫm.

Nghe cách cô gái nói về mẹ kế, tôi đã được biết thế nào là 'bánh đúc có xương'
Tâm sự - 3 giờ trướcGĐXH - "Mấy đời bánh đúc có xương mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng…", tự dưng tôi lại nghĩ đến câu này. Có lẽ bạn gái tôi may mắn lắm, mới gặp được một người mẹ như vậy.

Người đàn bà không có máu mủ từng vì tôi mà ở vậy mấy chục năm, giờ lại khiến tôi tan nát cõi lòng
Tâm sự - 16 giờ trướcTôi đã từng nghĩ mẹ kế là người thương tôi nhất nhưng...

Hết lòng chăm sóc mẹ chồng tai biến, đến khi đọc bản di chúc, con dâu nghẹn ngào không nói nên lời
Tâm sự - 16 giờ trướcGĐXH – Chứng kiến mọi chuyện và nghe chị tâm sự, tôi thương chị rất nhiều. Rồi bất giác, tôi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, sợ rằng bản thân sẽ bị đối xử giống chị…

'Đu' trend quay lại quá khứ về thăm nhà cũ qua Google Maps, tôi chết sững khi thấy bằng chứng vợ ngoại tình
Tâm sự - 22 giờ trướcChuyến "du hành thời gian" đầy hoài niệm qua Google Maps bỗng trở thành một cuộc khai quật nấm mồ chôn giấu sự thật đau đớn.

Sợ hãi khi người yêu luôn bắt trả lời những câu hỏi 'khó đỡ'
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - Khi tôi đi đá bóng, người yêu ngồi ngoài cổ vũ. Lúc hai đứa đi về, cô ấy hỏi: "Nếu em biến thành quả bóng thì anh có ĐÁ em không?".

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc
Tâm sự - 1 ngày trướcTôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.

Chồng đi làm ăn xa, tôi khổ sở nuôi 2 con trong quan niệm 'quái lạ' của mẹ chồng
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - Chiều muốn cho bé đi dạo thì bị bảo "chỗ này có ma, chỗ kia có mà", không cho đi. Hôm nào lỡ đi rồi thì về phải trả lời hàng loạt câu hỏi: "Đi đâu? Làm gì? Gặp ai? Nói gì?"

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con đi trại hè, em chồng mỉa mai, chê thừa tiền
Tâm sự - 1 ngày trướcChị dâu chi 20 triệu đồng cho con trai đi trại hè, mong con được rèn giũa trong môi trường tập thể. Nào ngờ, cô em chồng nhắn tin mai mỉa anh chị thừa tiền, trưởng giả học làm sang.

Tôi sốc khi phát hiện bản thân là 'thủ phạm' khiến gia đình đồng nghiệp tan vỡ
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH – Nghe xong, tôi rụng rời chân tay. Dù không nghe ai quy kết thẳng thừng nhưng trong mắt đồng nghiệp, tôi đã trở thành kẻ phá hoại gia đình người khác.

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc
Tâm sựTôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.