Chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số
GiadinhNet - “Chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số để có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Đó chính là một trong những mục tiêu cơ bản mà Việt Nam đang thực hiện trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020”.
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã khẳng định với PV Báo Gia đình & Xã hội nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm nay.
Những biến đổi “dữ dội” của bức tranh dân số
Xin ông cho biết một cách khái quát nhất về bức tranh dân số với các biến động về quy mô và cơ cấu dân số hiện nay?
Có thể nói, bức tranh về dân số Việt Nam hiện nay là một bức tranh nhiều màu sắc, đa dạng với những biến động mạnh mẽ.
Trong hơn 30 năm qua, nhìn tổng thể đất nước ta có rất nhiều thay đổi về sự phát triển kinh tế - xã hội. Có những thay đổi chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường như nhiều công trình, trung tâm, nhà cao tầng hiện đại, nhiều ô tô… nhưng cũng có những biến đổi chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại rất dữ dội. Đó là quy mô dân số đã tăng gần gấp đôi, từ 53 triệu dân năm 1979 lên 91 triệu năm 2014. Đó là số trẻ em giảm đi gần một nửa, số người trong độ tuổi lao động chiếm tới 69% dân số, đưa cơ cấu dân số Việt Nam bước vào giai đoạn “dân số vàng”. Đó là số người cao tuổi tăng nhanh chưa từng có trong lịch sử, đưa Việt Nam vào top 5 quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Đó là tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh (số trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) đang gia tăng một cách phức tạp…
Những biến đổi đó sẽ có những tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thưa ông?
Trước hết, với sự thành công của công tác giảm sinh trong suốt hơn 50 năm qua, chúng ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với lợi thế số người trong độ tuổi lao động rất hùng hậu. Song, điều đó đang đặt ra bài toán thách thức là làm thế nào tận dụng được đội ngũ này, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động để đưa đất nước phát triển vượt bậc như các “con rồng”, “con hổ” trong khu vực khi trải qua giai đoạn này. Ngược lại, nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội này, đây sẽ là một gánh nặng với nhiều tệ nạn xã hội phát sinh khi nhiều thanh niên thiếu công ăn việc làm dễ nảy sinh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Bên cạnh đó, với quy mô dân số tăng lên gần gấp đôi so với trước đây, mối quan hệ giữa dân số và y tế cũng đang có những thách thức như quá tải bệnh viện; số người cao tuổi tăng nhanh đòi hỏi hệ thống lão khoa để thích ứng với già hóa dân số; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang đặt ra hệ lụy dư thừa 2,3 – 4,3 triệu nam giới vào giữa thế kỷ này, ảnh hưởng lớn tới cấu trúc dân số trong tương lai, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, giống nòi, đến sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc.
Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
Ngành Y tế đã có những giải pháp quyết liệt nhằm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng kết quả vẫn chưa được cao. Phải chăng chúng ta chưa có biện pháp đủ mạnh để giải quyết được thực trạng này, thưa ông?
Mất cân bằng giới tính khi sinh hiện đang là thách thức của công tác DS-KHHGĐ nói riêng và công tác y tế nói chung mà nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất đó là sự ưa thích con trai trong bộ phận lớn người dân. Nó dẫn đến nhiều hệ lụy.
Thời gian qua, ngành Dân số, Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các biện pháp nhằm giảm sự gia tăng tỉ số giới tính khi sinh. Tuy nhiên các biện pháp can thiệp mới chú trọng về kỹ thuật, cấm siêu âm chẩn đoán giới tính, cấm phá thai lựa chọn giới tính... và tính khả thi không cao. Cho đến nay cơ quan chức năng mới xử lý được 2 trường hợp ở Hưng Yên và 2 trường hợp ở Kiên Giang vì cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính. Do đó, biện pháp căn bản nhất vẫn là thay đổi được quan niệm, tư tưởng của người dân về vấn đề này. Nhiệm vụ khó khăn này đòi hỏi sự chung tay góp sức của hệ thống chính trị, của mọi công dân, trong đó Bộ Y tế, cụ thể là Tổng cục DS-KHHGĐ bên cạnh các giải pháp kỹ thuật cần tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông để thay đổi được quan niệm và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của một bộ phận người dân.
Theo ông, giải pháp cơ bản nào giúp công tác DS-KHHGĐ có thể vượt qua được tất các thách thức nêu trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dân số, để giải quyết những thách thức trên, giải pháp cơ bản nhất là phải gắn biến đổi dân số vào các biến đổi của xã hội.
Lĩnh vực Dân số thế giới đã trải qua 3 giai đoạn: Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dân số và Sức khỏe sinh sản và trong vòng 20 năm nay, thế giới đã tiếp cận theo hướng Dân số và Phát triển – dân số gắn với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những biến đổi đó cần có những giải pháp nhanh chóng nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tốt các biến động dân số và cơ cấu dân số. Quan trọng nhất là các biến đổi dân số phải được lồng ghép một cách tích cực vào sự phát triển. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc lồng ghép biến đổi dân số với các biến đổi của xã hội còn rất hạn chế, từ trung ương đến địa phương, từ các cấp các ngành đến quy hoạch vùng. Để thực hiện được điều này, cần tăng cường cơ sở pháp lý và tính pháp quy về phạm vi, quy trình lồng ghép dân số trong hệ thống các ngành, lĩnh vực và các cấp. Đồng thời, nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, cán bộ thực hành việc lồng ghép này.
Để gánh vác được trọng trách này, trong thời gian tới, toàn ngành DS-KHHGĐ cần nỗ lực và đoàn kết hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều đó cũng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bởi các khó khăn, thách thức trong công tác DS-KHHGĐ không phải chỉ riêng ngành Y tế có thể thực hiện được. Điều quan trọng là rất cần sự đầu tư mạnh mẽ về nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương tới địa phương để công tác dân số thực sự là mẫu số của tất cả các bài toán, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Duy trì mức sinh thấp hợp lý, nâng cao chất lượng dân số
“Nhiệm vụ của Bộ Y tế, mà cụ thể ở đây là Tổng cục DS-KHHGĐ là chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số. Trong đó, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản 2011-2020 đã đề ra: Đến 2015, quy mô dân số Việt Nam không vượt quá 93 triệu người. Nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi là với thực trạng và quy mô dân số như hiện nay, liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu này?
Trong những năm qua, tổng tỷ suất sinh (TFR - số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) liên tục giảm: từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 2,09 con năm 2006 (dưới mức sinh thay thế, được các nhà khoa học tính toán là 2,1 con - số con đủ thay thế cho người mẹ trong suốt cuộc đời họ). Liên tục từ đó đến nay, chúng ta luôn ở ngưỡng này. Với những thành công của công tác DS-KHHGĐ, từ năm 1999 - 2009, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam chỉ tăng 952.000 người. (Trước đó, từ năm 1999 trở về trước, mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng từ 1 triệu – 1,3 triệu người). Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Việt Nam tăng khoảng 900.000 người. Nếu mỗi năm dân số tăng gần 1 triệu người thì đến năm 2015 ước tính Việt Nam có quy mô dân số không vượt quá 92 triệu người. Như vậy, chỉ tiêu về quy mô dân số đến năm 2015 dưới 93 triệu người, tôi tin là đạt được.
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế
Công tác dân số rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, Tổng cục DS-KHHGĐ đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho, được lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công tác dân số vẫn vô cùng khó khăn và nặng nề, do đó, cần tiếp tục duy trì sự ổn định trong công tác bộ máy tổ chức, trong năm 2015 phải hoàn thành được dự thảo Luật Dân số sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của công tác DS-KHHGĐ.
Hà Thư
(thực hiện)
![Sản phụ thoát cơn nguy kịch thừa nhận một sai lầm khi khám thai nhiều chị em Việt mắc phải](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/6/san-phu-rau-tien-dao-17388137267881303784099-0-0-394-630-crop-173881449482158129758.jpg)
Sản phụ thoát cơn nguy kịch thừa nhận một sai lầm khi khám thai nhiều chị em Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcGĐXH - Sản phụ có nguy cơ vỡ mạch máu tiền đạo, đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi thừa nhận chưa từng được quản lý thai kỳ bài bản tại bệnh viện, mà chỉ thăm khám tại phòng khám gần nhà.
![4 cách kiểm soát cholesterol máu để phòng ngừa bệnh tim mạch](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737443352406-17374433528331262010921.jpg)
4 cách kiểm soát cholesterol máu để phòng ngừa bệnh tim mạch
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCholesterol đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, thường có mặt tại hầu hết các bộ phận của cơ thể con người. Cholesterol giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.
![Cách trị táo bón sau sinh](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737443195980-173744319636753310936.jpg)
Cách trị táo bón sau sinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTáo bón sau sinh là vấn đề thường gặp, tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của bà mẹ sau sinh.
![Cần chuẩn bị những gì khi khám nam khoa?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737443106044-1737443106272829717346.jpg)
Cần chuẩn bị những gì khi khám nam khoa?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcKhám nam khoa là khám về cơ quan sinh dục và khả năng sinh lí của nam giới nhằm phát hiện sớm những tổn thương, u nhú, kiểm tra sức khỏe sinh sản có tốt hay không.
![Bí quyết giúp phụ nữ tăng ham muốn sau sinh](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737442773369-17374427772201507262431.jpg)
Bí quyết giúp phụ nữ tăng ham muốn sau sinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSau khi sinh con, người vợ cần hồi phục sức khỏe và dành nhiều thời gian để chăm sóc con nhỏ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục. Vậy làm thế nào để tăng ham muốn ở phụ nữ sau sinh an toàn và hiệu quả nhất?
![Chơi game, nhắn tin điện thoại nhiều có nguy cơ mắc hội chứng viêm bao gân De Quervain](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737441269500-1737441269842855609129.jpg)
Chơi game, nhắn tin điện thoại nhiều có nguy cơ mắc hội chứng viêm bao gân De Quervain
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChơi game thường xuyên, sử dụng ngón cái bấm bàn phím điện thoại sẽ bị đau ngón tay và dễ mắc phải hội chứng viêm bao gân De Quervain. Đây là tình trạng viêm đau xung quanh gân ngón tay cái, cơn đau kéo dài, lan tỏa đến cẳng tay.
![Những loại thuốc có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737441159301-17374411596831190218628.jpg)
Những loại thuốc có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcỢ nóng khiến người mắc có biểu hiện nóng rát vùng ngực, khó chịu. Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng này...
![Lợi ích từ việc bổ sung đủ kẽm](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737441096898-17374410972471447672227.jpg)
Lợi ích từ việc bổ sung đủ kẽm
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu, tham gia vào nhiều quá trình sinh học, phản ứng enzyme đảm bảo hoạt động sống của cơ thể...
![Lý do nên ăn tối trước 7 giờ mỗi ngày](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737440855542-17374408559079426880.jpg)
Lý do nên ăn tối trước 7 giờ mỗi ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn tối muộn được biết đến là không tốt cho sức khỏe như có thể gây đau dạ dày, mất ngủ, rối loạn trao đổi chất... Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo nên ăn bữa tối trước 7 giờ tối, tại sao lại như vậy?
![Dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo thiếu iốt, bổ sung bằng cách nào?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/1/21/avatar1737440518366-17374405187961275452367.png)
Dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo thiếu iốt, bổ sung bằng cách nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcIốt là một khoáng chất thiết yếu, thường không được quan tâm nhiều như các dưỡng chất khác, nhưng lại rất quan trọng đối với việc sản xuất hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, chức năng não…
![Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/300_188/296230595582509056/2023/11/9/thumb-3691197957342589320559798932176447531128663n-16995148724762094149382-16995149386611563220642.jpg)
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.