Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chưa thể “nới lỏng” ngay chính sách DS-KHHGĐ ở Việt Nam

Thứ sáu, 10:32 12/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau bài viết “Kiên trì duy trì mức sinh thấp hợp lý càng lâu càng tốt” đăng trên Báo GĐ&XH, số ra ngày 10/6, Ban biên tập nhận được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực dân số bày tỏ sự đồng tình với quan điểm này. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu- Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ).

 

Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa thể “ nới lỏng” ngay chính sách, chương trình DS-KHHGĐ. 	Ảnh: Chí Cường
Theo các chuyên gia, Việt Nam chưa thể “ nới lỏng” ngay chính sách, chương trình DS-KHHGĐ. Ảnh: Chí Cường

 

“Nới lỏng” cần rất thận trọng, không phải là việc cần làm ngay

Từ quan điểm nhân khẩu học kinh tế, trong lĩnh vực dân số, khi thực hiện KHHGĐ với mục tiêu giảm sinh, bao giờ cũng tồn tại hai quan điểm: Một là, phát triển KT-XH, đời sống, trình độ dân trí cao lên, đương nhiên kéo theo mức sinh sẽ giảm, dân số sẽ ổn định. Hai là, đẩy mạnh công tác KHHGĐ/SKSS, đưa giảm sinh là mục tiêu trọng tâm, tiến tới đạt mức sinh thay thế và dân số phát triển ổn định.

Có rất nhiều tranh luận giữa hai quan điểm này. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã tổng kết rằng, phát triển KT-XH để tiến tới giảm sinh, ổn định tăng dân số sẽ mất nhiều thời gian (qua bài học ở các nước đã phát triển). Đối với các nước nghèo, đang phát triển, để sớm ổn định dân số, làm cơ sở cho phát triển KT-XH, cần phải thực hiện KHHGĐ/SKSS, trong đó ưu tiên cho mục tiêu giảm sinh, sớm đạt mức sinh thay thế, ổn định qui mô dân số. Đây là chương trình hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất.

Các nhà nhân khẩu học kinh tế đã xây dựng phương pháp tính chi phí lợi ích giữa đầu tư cho công tác KHHGĐ so sánh với đầu tư phát triển cho các lĩnh vực kinh tế xã hội, tiêu biểu là các nhà khoa học của nhóm  Future  Groups (Mỹ). Họ đã xây dựng phương pháp luận và tính toán hiệu quả chi phí đầu tư cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ, ở Mỹ, 1 USD đầu tư cho KHHGĐ đem lại hiệu quả bằng 100 USD cho phát triển KT-XH. Ở Thái Lan, hiệu quả này là 1 bath - 40 bath. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cũng đã tính chung cho chương trình KHHGĐ của nhiều quốc gia, hiệu quả này là 1 USD - 33 USD. Tại Việt Nam, nhóm Future Groups đã tính hiệu quả chi phí là 1 đồng đầu tư cho dân số sẽ đem lại hiệu quả 7,3 đồng so với đầu tư cho các lĩnh vực xã hội cơ bản. Các nhà nhân khẩu học Việt Nam sử dụng cùng phương pháp và tính được kết quả là 1 đồng – 8,2 đồng.

Khi đã đạt được mục tiêu giảm sinh, nhiều người cũng đặt vấn đề ngược lại là, có nên nới lỏng chương trình KHHGĐ (mức sinh) hay không. Theo tôi, “nới lỏng” cần rất thận trọng và không phải là việc cần làm ngay. Ngay như việc học tập kinh nghiệm của các nước cũng tùy từng nước, từng bối cảnh cụ thể.

Qua bài học kinh nghiệm của những nước có mức sinh thấp ở gần Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Các nước và vùng lãnh thổ này đã, đang gặp rất nhiều khó khăn và có thể coi là thất bại trong việc khuyến sinh khi mức sinh xuống quá thấp (trung bình 1,3-1,5 con). Đây là những bài học rất hữu ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, phải nhìn nhận tổng thể về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và dân số.

Nhìn ra các nước có mức sinh thấp

Những nước, vùng lãnh thổ này đều có quy mô dân số nhỏ (Hàn Quốc khoảng 48 triệu dân, Đài Loan khoảng 23 triệu dân, còn Singapore khoảng hơn 5 triệu dân). Khi có chính sách khuyến sinh, số lượng tăng dân số của họ không lớn.

Họ là các nước đã phát triển có thu nhập cao, trình độ dân trí cao, tỷ lệ dân sống ở thành thị đều trên 90%. Những nước này đều đã thành công trong trong chương trình KHHGĐ sớm và đã có mức sinh đạt rất thấp trong một thời gian dài. Họ đã phát huy được kết quả sớm ổn định qui mô dân số để tạo ra các bước phát triển thần kỳ về KT-XH. Những yếu tố phát triển KT-XH này đã tác động trở lại rất lớn đến diễn biến mức sinh.

Còn ở Việt Nam thì sao? Quy mô dân số chúng ta đứng thứ 13 trên thế giới với khoảng 91 triệu dân. Hãy nhìn bài học của các nước có quy mô dân số lớn như Nhật Bản, Trung Quốc. Nhật Bản đã thực hiện thành công chương trình Dân số từ rất lâu, tổng tỷ suất sinh rất thấp. Trình độ dân trí, thu nhập của người dân rất cao. Tuy vậy, Nhật Bản vẫn chưa ban hành chính sách khuyến sinh. Tại Trung Quốc, dù tổng tỷ suất sinh đã rất thấp trong một thời gian dài nhưng Trung Quốc mới chỉ nới lỏng từ chính sách 1 con, sang cho phép một số vùng dân cư dân tộc ít người, một số nhóm đối tượng đặc biệt được phép sinh 2 con.

Việt Nam mới thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp lên mức trung bình trong một vài năm gần đây, nhưng vẫn là tốp thu nhập trung bình thấp. Trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều giữa các vùng, thể hiện ở chỉ số phát triển con người (HDI). Tuy tỷ lệ đi học, biết chữ cao, nhưng thực chất, khi theo dõi chỉ số HDI trong nhiều năm gần đây, chúng tôi thấy không khả quan như vậy. Nếu trước đây, trình độ văn hóa trong HDI tính bằng tỷ lệ nhập học thì chỉ số này của Việt Nam khá cao, xếp hạng cũng khả quan. Nhưng từ 2010, khi Liên Hợp Quốc thay đổi cách tính bằng số năm học trung bình, chỉ số HDI và thứ hạng của Việt Nam giảm nhiều. Nếu số năm học trung bình chỉ khoảng xung quanh 3 năm, thì có thể bị xếp vào nhóm mù chữ vì khả năng tái mù rất cao. Có những năm chỉ số số năm học trung bình của Việt Nam còn thấp hơn cả Lào, Campuchia. Điều này tác động lớn đến nhận thức, ý thức, tránh nhiệm… của người dân. Chưa kể đến lối sống, phong tục tập quán, tập tục truyền thống, … của người dân cũng ảnh hưởng mạnh đến hành vi sinh đẻ.

Tuy Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế nhưng chưa thật sự ổn định. Những năm gần đây còn có xu hướng tăng, giảm, lên, xuống. Việt Nam hiện đang ở giai đoạn cơ cấu dân số “vàng”, tức là cứ hai người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) thì có một người trong nhóm tuổi phụ thuộc. Đại đa số những người trong độ tuổi lao động là những người trong độ tuổi sinh đẻ (phụ nữ là 15-49 tuổi). Nhìn trên tháp tuổi dân số Việt Nam, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Việt Nam sẽ đạt cực đại vào năm 2020-2025 (khoảng 25-26 triệu). Đây là nhóm có tiềm năng sinh đẻ cao. Do vậy theo tính toán, nhu cầu các biện pháp tránh thai trong thời gian tới vẫn là rất lớn, Việt Nam chưa thể thả lỏng chính sách, chương trình KHHGĐ.

Hậu quả gì nếu “nới lỏng”, không kiểm soát mức sinh?

Đương nhiên, để tỷ lệ sinh tăng, nếu chỉ xét riêng năm đó, có thể chúng ta chưa thấy rõ hậu quả, với tỷ lệ sinh tăng vài phần nghìn mỗi năm. Nhưng chỉ sau 5-10 năm, khi những đứa trẻ này lớn lên, nhu cầu về an sinh xã hội và tác động đến phát triển KT-XH sẽ rất rõ ràng, bởi số tăng lên tới hàng triệu người ở mỗi nhóm tuổi.

Cứ mỗi lần tuyển sinh, các nhà trường lại đau đầu vì lượng học sinh tăng đột biến, không theo qui luật dẫn đến không đảm bảo số lớp, trường, phải tăng ca… Rồi áp lực cho ngành Y tế trong công tác khám, chữa bệnh, quá tải bệnh viện, bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi… Đó là chưa nói đến giải quyết việc làm, đảm bảo làm đúng ngành, nghề được đào tạo; Áp lực lên môi trường, an sinh xã hội… Đơn cử hiện nay, số thí sinh thi vào THPT tăng cao do số trẻ sinh cao trong năm Nhâm Thìn (năm 2000).

Có ý kiến cho rằng, nên tuyên truyền cho người dân “Sinh con có trách nhiệm”. Quan điểm của tôi tuyên truyền như vậy còn chung chung quá! Chúng ta đã có bài học từ Pháp lệnh Dân số 2003, và điều 10 qui định “quyền” và “trách nhiệm” của người dân trong việc quyết định số con. Nếu tuyên truyền không trúng, người dân dễ hiểu nhầm chủ trương, chính sách của Nhà nước, sẽ gây bùng nổ dân số. Bài học kinh nghiệm ở Indonesia cho thấy, khi mức sinh đã đạt mức thay thế 2,2 con, họ thay đổi chính sách thực hiện KHHGĐ, khiến mức sinh đã tăng trở lại lên 3,5 con. Điều này dẫn tới vào những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam học tập chương trình KHHGĐ của Indonesia, nhưng hơn 10 năm sau Indonesia lại phải sang học tập kinh nghiệm thực hiện KHHGĐ ở Việt Nam.

 

 

TS Nguyễn Quốc Anh.

 

“Từ quan điểm nhân khẩu học kinh tế, tôi cho rằng nếu nới lỏng ngay mức sinh trong chương trình KHHGĐ, tỷ lệ sinh Việt Nam sẽ tăng trở lại, kịch bản bùng nổ dân số những năm sau khi ban hành Pháp lệnh Dân số 2003 sẽ lại xảy ra và có thể trầm trọng hơn. Dân số là mẫu số của phát triển KT-XH. Chất lượng sống không thể tăng lên nếu chúng ta để mẫu số “tăng lên”, trong khi tử số là phát triển KT-XH không tăng tương xứng. Hơn nữa, các nhà kinh tế đã tính toán, nếu tỷ lệ tăng dân số là 1% để duy trì mức sống như hiện tại thì mức tăng trưởng kinh tế phải là 4%. Như vậy, muốn nâng cao đời sống nếu mẫu số tăng 1% thì tử số cần tăng trên 4%”. 

TS Nguyễn Quốc Anh

Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu- Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top