Chung tay vì sự tiến bộ trong chăm sóc bệnh Hemophilia
GiadinhNet – Lễ ký kết biên bản ghi nhớ "Chương trình liên minh toàn cầu vì sự phát triển trong chăm sóc hemophilia tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019” giữa Liên đoàn Hemophilia và Bộ Y tế đã được tổ chức tối 21/9/2016 tại Thanh Hóa. Với sự kiện này, công tác chăm sóc bệnh hemophilia sẽ được cải thiện và người bệnh được hưởng lợi nhiều hơn.

GAP (viết tắt của Global Alliance for Progress) – Chương trình Liên minh toàn cầu vì sự tiến bộ là sáng kiến của Liên đoàn Hemophilia Thế giới. Chương trình được triển khai từ 2003 nhằm tăng cường sự hỗ trợ về đào tạo, kinh phí, thuốc… giúp các nước khó khăn góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, quản lý và chăm sóc cho bệnh nhân hemophilia.
Liên đoàn Hemophilia Thế giới đánh giá cao những nỗ lực và tiến bộ của Việt Nam trong chăm sóc hemophilia và đã đề xuất Việt Nam trở thành ứng viên để tham gia chương trình GAP trong giai đoạn tiếp theo (2013 – 2022). Tối 21/9/2016 tại Thanh Hóa, trong khuôn khổ Hội nghị Khoa học Huyết học – Truyền máu toàn quốc năm 2016, Lễ ký kết biên bản ghi nhớ "Chương trình liên minh toàn cầu vì sự phát triển trong chăm sóc hemophilia tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019” giữa Liên đoàn Hemophilia và Bộ Y tế đã được diễn ra.
Theo TS. Bạch Quốc Khánh – Phó Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu TƯ, đây là sự kiện có ý nghĩa nhân văn, toàn diện nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách điều trị, chăm sóc Hemophilia giữa các nước phát triển và đang phát triển thông qua ba mục tiêu chính: Giúp giảm số lượng người sinh ra bị mắc bệnh hemophilia và những người sống đến tuổi trưởng thành; Xác định được số lượng người bị các rối loạn chảy máu ước tính và thực tế được chẩn đoán; Xác định các sản phẩm điều trị có sẵn so với nhu cầu.
Trong 10 năm (2003 – 2012), đã có 20 quốc gia được lựa chọn tham gia vào chương trình GAP; 18 chương trình hemophilia quốc gia được thiết lập; 66.402 bệnh nhân mới được chẩn đoán; đã tổ chức đào tạo cho 10.800 lượt bệnh nhân và người nhà, 7.297 thành viên nhóm chăm sóc toàn diện về hemophilia và 8.946 lượt cán bộ y tế…
Trong giai đoạn 2016 – 2019, kế hoạch thực hiện chương trình GAP tại Việt Nam đẩy mạnh các mục tiêu:
Đảm bảo chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình chăm sóc hemophilia quốc gia
Cải thiện dịch vụ chăm sóc hemophilia trên toàn quốc thông qua việc nâng cao năng lực của 7 trung tâm điều trị hemophilia hiện có và thiết lập các trung tâm điều trị vệ tinh
Nâng cao năng lực chuyên môn các cán bộ y tế điều trị hemophilia trên toàn quốc
Tăng cường nguồn cung yếu tố cô đặc và tăng lượng sử dụng yếu tố đông máu cô đặc tạo cơ hội điều trị cho bệnh nhân.
Phát triển các tổ chức của bệnh nhân, tăng cường bệnh nhân tham gia và lãnh đạo các hoạt động của Hội và triển khai hệ thống đăng ký quốc gia để quản lý, theo dõi bệnh nhân.
Đánh giá về sự kiện này, GS.TS. Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho rằng: “Việc chúng ta được tham gia vào chương trình GAP hôm nay chính là sự tiếp nối thành công của giai đoạn trước. Với việc được tham gia chương trình GAP, một kỷ nguyên mới về chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân hemophilia sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh”.
Phương Thuận

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 1 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 5 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 tuần trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 tuần trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.