Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Chuyện ấy" khi mang thai

Thứ hai, 09:00 04/02/2019 | Dân số và phát triển

Khi mang bầu em bé thì "chuyện ấy" sẽ thế nào, có ảnh hưởng đến em bé trong bụng không? đó là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc? vậy "chuyện ấy" khi mang thai sẽ thế nào?

Trước hết, bạn cần hiểu em bé được bảo vệ rất kín trong túi ối, cổ tử cung được đóng kín bằng chất nhầy đặc (gọi là nút cổ tử cung), nên các tác động của quá trình “yêu” của bố mẹ không gây hại cho thai nhi. Thế nhưng không phải vì thế mà vợ chồng bạn thả phanh. Do quá trình mang thai, sức khỏe, hình thể, cũng như tâm lý của người phụ nữ thay đổi nhiều, nên chuyện phòng the phải do người phụ nữ quyết định. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do nội tiết tố thay đổi, do ốm nghén, cộng với tâm lý lo lắng, nên hầu hết phụ nữ không thấy có ham muốn, thậm chí có người còn sợ hãi khi đề cập tới chuyện ấy.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Từ tháng thứ 4 đến thứ 6, do sức khỏe tốt hơn, tình trạng nghén chấm dứt, tâm lý ổn định, lượng máu lưu thông đến vùng ngực và vùng xương chậu tăng..., người phụ nữ sẽ cảm thấy rất sung mãn, dễ bị kích thích, ham muốn tình dục thường tăng cao. Một nguyên nhân nữa cũng khiến người phụ nữ thấy ham muốn hơn trong thời kì này, đặc biệt là ở những trường hợp thai nhi là trai, chính là sự thay đổi các nội tiết tố, nhất là testosteron từ nang thượng thận.

Tuy nhiên, do thai nhi lớn dần, việc sinh hoạt vợ chồng cũng khó hơn so với khi còn son rỗi. Nhưng, nhiều cặp vợ chồng cho biết, giai đoạn thai kỳ này với họ lại là giai đoạn tuyệt vời nhất, bởi họ không chỉ có cảm giác đặc biệt hơn về tinh thần, mà còn áp dụng nhiều tư thế quan hệ đầy sáng tạo để tạo sự thoải mái cho người vợ.

Không những không có hại, mà trạng thái cực khoái của người mẹ còn có tác dụng ru thai nhi vì nó làm giải phóng một loại hormon kích thích co bóp dạ con. Trong nhiều trường hợp, “chuyện ấy” còn giúp tinh thần người mẹ phấn chấn hơn, việc sinh nở cũng dễ dàng hơn.

Đến hết tháng thứ 7, khi thai lớn, người vợ tăng cân nhanh, lưng đau..., sự ham muốn cũng giảm dần. ở thời kì này, thời gian yêu đương cũng không nên kéo dài, động tác cũng không được mạnh... Nói chung khi vợ bầu bí, các ông chồng không nhất thiết phải “ăn nhạt” trong 9 tháng 10 ngày mà cần phải lựa và tùy cơ ứng biến.

Việc vẫn tiếp tục quan hệ tình dục khi có thai không phản khoa học, nhưng cần phải được tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa khi bà bầu có tiền sử sẩy thai, đẻ non ở lần có thai trước; nhau tiền đạo. Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, mang thai đôi, người chồng có bệnh lây qua đường tình dục, gần đến ngày sinh... nếu muốn quan hệ vợ chồng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Theo BS. Đặng Xuân Đông/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top