Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện bi hài ghi bên... bàn đẻ

Thứ tư, 19:00 20/04/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Khi nhận được điện thoại từ khoa Sản - Nhi, trong bất cứ trường hợp nào, bác sĩ khoa Sơ sinh ngay tức khắc cũng phải có mặt tại phòng đẻ. Những lúc ấy, thầy thuốc các khoa, phòng liên quan đều phải nỗ lực, phối hợp một cách tốt nhất bằng bất cứ mọi giá để "mẹ tròn con vuông", bởi cả cuộc đời cháu bé sau này có thể phụ thuộc vào những giây phút ra khỏi bụng mẹ”, BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng khoa Sơ sinh (Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An) chia sẻ.

Theo thống kê của Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, hiện 10% các ca sinh đẻ cần có sự can thiệp của cán bộ y tế và 1% cần hồi sức chuyên sâu. Ảnh: Hồ Hà
Theo thống kê của Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, hiện 10% các ca sinh đẻ cần có sự can thiệp của cán bộ y tế và 1% cần hồi sức chuyên sâu. Ảnh: Hồ Hà

Cả ê-kíp phẫu thuật cùng hiến máu cứu sản phụ

Cho đến tận bây giờ, các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An vẫn nhớ như in trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Kim Dung (ở phường Cửa Nam, TP Vinh). Đúng đêm 30 Tết Nguyên đán vừa qua, khi đón em bé bụ bẫm nặng 3,5kg chào đời, cả gia đình và các bác sĩ ai nấy đều vui mừng, xúc động. Nhưng sức khỏe người mẹ bỗng có diễn biến phức tạp, biểu hiện băng huyết sau sinh...

Ngay lập tức, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An đã điều các bác sĩ hồi sức, gây mê, sản - nhi đang trực Tết đến hội chẩn khẩn cấp. Lúc này, bệnh nhân đã tím tái, không đo được huyết áp, mạch… Chị Dung mất nhiều máu, 30 đơn vị máu của Trung tâm Huyết học - Truyền máu Nghệ An được truyền liên tục nhưng chị vẫn trong tình trạng nguy kịch. Máu dự trữ trong kho cũng đã hết. Trước tình hình đó, 7 nhân viên thuộc ca trực Tết đã tình nguyện hiến máu cho bệnh nhân. Từng giây phút căng thẳng, giành giật sự sống với tử thần, cuối cùng chị Dung đã qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ, y tá thở phào nhẹ nhõm trước những phút giây đầu tiên của một năm mới.

Cũng có những trường hợp khiến các bác sĩ khoa Sản "khóc dở mếu dở" khi thai phụ bình thường, em bé mạnh khỏe, thai nhi không quá to, nhưng gia đình nhất quyết đòi mổ đẻ chứ không sinh thường. Nguyên nhân do thai phụ sợ đau, sợ tai biến, sợ không... đẻ được và có thể muốn em bé sinh đúng "ngày giờ đẹp"… dù bác sĩ đã hết sức thuyết phục.

“Mọi người nên hiểu rằng, cái gì thuộc về tự nhiên vẫn là tốt hơn. Có thể sản phụ phải trải qua một cuộc trở dạ vất vả, đau đớn nhưng đứa trẻ sinh ra bình thường bao giờ cũng sẽ mạnh khỏe. Còn nếu mổ đẻ, có thể tránh được đau đớn lúc sinh do gây tê, nhưng sau đó, sản phụ phải mất đến hàng tuần chịu đau để vết mổ liền da, chưa kể đến nguy cơ nhiễm trùng dính ruột… Nếu chỉ nghĩ cho chúng tôi thì một ca sinh mổ sẽ đơn giản, đỡ tốn thời gian, công sức hơn rất nhiều so với việc túc trực bên cạnh sản phụ từ 12 - 24 tiếng/ca", BS Nguyễn Thị Ngân, Phó khoa Sản - Nhi (Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An) tâm sự.

Không ít gia đình bệnh nhân đã vận dụng đủ mối quan hệ để gây áp lực cho bác sĩ phải "chiều" theo ý mình. “Chúng tôi buộc lòng phải kìm nén mọi bức xúc, nhẹ nhàng tư vấn, mục đích cuối cùng cũng chỉ mong những điều tốt đẹp nhất cho mẹ và bé. Có trường hợp, sản phụ đã nằm trên bàn sinh vẫn luôn miệng yêu cầu mổ, chúng tôi đành phải sử dụng thủ thuật, tiêm thuốc B1 và nói chuẩn bị gây tê, đẻ chỉ huy. Nhưng chỉ sau đó 10 phút thì sản phụ đã sinh thường một cháu bé mạnh khỏe”, BS Ngân kể.

Cũng theo BS Ngân, xử lý một ca sinh có nguy cơ cao, rất cần sự hỗ trợ của khoa sơ sinh để phối hợp cấp cứu đối với những trẻ có nguy cơ suy hô hấp, ngạt thở, ngừng tim. Hiện nay, việc sàng lọc trước sinh đã được thực hiện ở ngay trong Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An nhằm phát hiện và can thiệp sớm đối với các dị tật của thai nhi, đồng nghĩa với việc nhiều bà mẹ cho ra đời những em bé khỏe mạnh.

Nước mắt và nụ cười

Thực tế hiện nay, những ca sinh có nguy cơ cao ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân là thai phụ có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng hơn nên cân nặng của bé trong bụng mẹ lớn. Mặt khác, việc lao động tay chân nặng nhọc giảm, ít vận động cũng khiến việc sinh nở của một số sản phụ trở nên khó khăn.

BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Trưởng khoa Sơ sinh (Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An) cho biết, trước đây, khi khoa Sản và Nhi chưa sáp nhập, có rất nhiều trường hợp, khi được chuyển sang khoa Nhi điều trị thì đã muộn. Nhưng bây giờ, tỷ lệ đó đã giảm đi rất nhiều nhờ hai khoa đã nhập lại làm một. Với một ca đẻ bình thường thì không sao, nhưng những trường hợp có nguy cơ cho mẹ và bé, nghĩa là bất cứ trường hợp có tiên lượng xấu, rất cần có sự sẵn sàng phối hợp chuyên gia của hai khoa để đem lại kết quả tốt nhất.

Đầu năm 2016 vừa qua, sản phụ Lê Thị Hằng (ở TP Vinh) đến bệnh viện sinh con. Cháu bé nặng 4,1kg, nhưng sau đó bị tím tái, tiên lượng xấu. Ngay lập tức, bệnh nhi đã được đặt ống khí quản, thở máy… Các bác sĩ vừa cấp cứu, vừa chịu áp lực trước sinh mạng một cháu bé vừa chào đời và cả sự lo lắng, thậm chí giận dữ mất kiểm soát của người nhà. Cuối cùng, cháu bé đã qua cơn nguy hiểm, thở bình thường trở lại và cả kíp trực như trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm.

BS Nguyễn Thị Thùy Linh (Khoa Sơ sinh - người trực tiếp phối hợp cùng khoa Sản - Nhi cấp cứu cháu bé này) kể lại: "Khi đó, nhận được điện thoại của khoa Sản - Nhi, tôi và một điều dưỡng viên chạy đến ngay. Việc đầu tiên là bắt tay vào cấp cứu, phải đặt ống khí quản để hỗ trợ cho việc thở của bé, sau đó mới đưa về khoa sơ sinh để kịp thời chuyển lên bệnh viện tuyến trên để phẫu thuật, bởi vì trường hợp này có một lỗ hổng bẩm sinh ở cơ hoành, khiến ruột và dạ dày chèn lên phổi. Những trường hợp như thế trước đây có nguy cơ tử vong rất cao, nhưng nay nhờ được sàng lọc trước sinh cùng với sự kết hợp sản và nhi nên bé đã qua được nguy kịch".

Tuy nhiên, cũng có những lúc các bác sĩ cũng đành bất lực. Có những khi, các bác sĩ chữa được bệnh nhưng không cứu được mệnh. “Trước số phận không may của một đứa trẻ, sinh ra không lành lặn hoặc có bệnh lý phức tạp như tim bẩm sinh, thoát vị hoành, hay não úng thủy cực kỳ khó, cấp cứu hồi sức thành công cũng không thể chữa trị khỏi được, lúc ấy chúng tôi cũng rất đau lòng...", BS Linh trải lòng.

Theo thống kê sơ bộ của Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, hiện 10% các ca sinh đẻ cần có sự can thiệp của cán bộ y tế và 1% cần hồi sức chuyên sâu. Nếu không xác định đúng nguyên nhân và cấp cứu kịp thời, hậu quả sẽ rất khó lường. Những tai biến trong khoa Sản - Nhi là không thể nào nói hết được. Nhưng rất may, công tác sàng lọc trước sinh, phát hiện những bé có nguy cơ như: Ngạt, mẹ cạn nước ối, trẻ hít phải phân su… hay những trường hợp mắc bệnh lý như tim bẩm sinh, viêm não… các thầy thuốc đã thông báo sớm cho người nhà chuẩn bị tâm lý nên giảm được tình trạng bị “bắt đền”như trước đây.

Trọng trách nặng nề

Nghề nào cũng có buồn vui, nhưng riêng với nghề y - công việc liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người thì có muôn vàn những câu chuyện về số phận, cảnh đời, nụ cười, nước mắt và cả những ám ảnh khôn nguôi.

Với bác sĩ sản - nhi, bệnh nhân là những người mẹ mang nặng đẻ đau, những sinh linh ngây thơ mới bắt đầu mở mắt nhìn thế giới bên ngoài… càng đặt lên vai họ trọng trách nặng nề. Để vượt qua tất cả áp lực khó khăn, các thầy thuốc luôn cố gắng làm hết sức mình, để khi nghe được tiếng khóc mạnh khỏe của trẻ, hay nhìn thấy nụ cười yếu ớt ngập tràn hạnh phúc của các bà mẹ thì đó món quà vô giá!

Hồ Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top