Chuyện chưa kể về ca mổ hy hữu cứu sống sản phụ tại nhà
GiadinhNet - Khi bệnh nhân đang mong manh giữa sự sống và cái chết thì các thầy thuốc phải có quyết định nhanh, chính xác, kịp thời mới có thể cứu sống người bệnh. Điều đó đã làm nên câu chuyện như mơ giữa đời thường.

Cả làng sẵn sàng tiếp máu
Chúng tôi tìm về Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình khi mọi người ở đây vẫn truyền tai nhau câu chuyện hi hữu về ca mổ, cứu sống sản phụ tại nhà và bày tỏ sự cảm phục đối với ê-kíp các bác sĩ đã làm nên điều kỳ diệu này. Khi chúng tôi hỏi về câu chuyện của sản phụ Lương Thị Vân (28 tuổi, thôn Hồng Tiến, xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương) được các bác sĩ cứu sống trong đêm 14/3, BS Đỗ Xuân Hạnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Có gì đâu anh, đó là trách nhiệm của những người làm thầy thuốc chúng tôi và của bệnh viện”.
BS Hạnh kể: “Nói thật, bây giờ ngồi nghĩ lại tôi vẫn còn thấy... lo lo. Mình sợ khi trong quá trình phẫu thuật có vấn đề gì xảy ra với bệnh nhân thì khổ, nhưng nỗi lo lớn nhất chính là áp lực từ gia đình người thân. Nếu như trường hợp này mổ tại bệnh viện thì bình thường. Tuy nhiên, đây là phẫu thuật tại nhà, thiếu thốn đủ thứ và quan trọng nhất là điều kiện không được vô trùng. Nhưng giữa sự sống và cái chết của bệnh nhân, chúng tôi phải nhanh chóng ra quyết định. Nếu hôm đó chỉ cần chuyển bệnh nhân Vân ra khỏi nhà là có thể tử vong”.
BS Đỗ Chí Nghĩa, Trung tâm Cấp cứu 115 tỉnh Thái Bình nhớ lại: “Khoảng 8h tối 14/3, nhận được điện thoại của Trưởng trạm Y tế xã Quyết Tiến báo cáo về ca bệnh tại trạm, chúng tôi lập tức lên đường, Sau khi thăm khám, chúng tôi xác định: Bệnh nhân chửa ngoài tử cung và đã bị truỵ mạch. Lúc đó, bệnh nhân đã bị tụt huyết áp rất mạnh, mạch nhanh, gần như xỉu, da nhợt nhạt, đau chướng bụng. Nếu không được mổ kịp thời, bệnh nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng tôi lại không thể đưa bệnh nhân lên tuyến trên vì sợ bị trụy mạch dẫn đến tử vong. Sau khi thông báo tình trạng bệnh nhân với gia đình và trao đổi riêng với anh Nguyễn Công Quyền (chồng chị Vân), chúng tôi quyết định mổ ngay nhà. Trung tâm điện thoại về Bệnh viện Phụ sản, Khoa huyết học Bệnh viện Đa khoa tỉnh xin hỗ trợ kíp mổ và lượng máu. Trong quá trình phẫu thuật tại nhà, bệnh nhân mất máu quá nhiều nên đã phải truyền đến 2.000ml máu nhóm A”.
BS Hạnh tâm sự: “Vì mổ tại gia đình nên điều kiện vô trùng không đảm bảo, nguồn ánh sáng lại hạn chế. Một phòng mổ bất đắc dĩ nhanh chóng được chuẩn bị sẵn sàng. Bàn mổ là băng ca cấp cứu, cọc truyền lấy của Trạm Y tế xã Quyết Tiến. Anh em, họ hàng bệnh nhân được huy động tối đa để sẵn sàng tiếp máu khi cần. Bà con hàng xóm cho mượn thau, chậu, người cho mượn bóng điện, dây điện, máy phát điện. Bên ngoài phòng mổ như một công trường xây dựng với hàng trăm người lo lắng theo dõi”.
Người trực tiếp mổ cho bệnh nhân Vân, BS Phí Ngọc Chung cho hay: “Tôi không nghĩ ca mổ để lại nhiều cảm xúc đến vậy. Bên trong, các bác sĩ và kỹ thuật viên đang mổ cấp cứu, ngoài sân thì hàng trăm người vây kín, xung quanh bàn mổ là các loại đèn, thau, chậu, thùng, xô… như một công trường thi công. Ca mổ bắt đầu từ lúc 21h30 đến gần 24h đêm mới xong. May mắn, mọi việc suôn sẻ. Đợi bệnh nhân ổn định, chúng tôi chuyển về theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh”.
“Đây là ca mổ thứ ba của Trung tâm Cấp cứu 115, Khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình. Ca đầu tiên vào năm 2011, tại huyện Đông Hưng, bệnh nhân lúc đó đang mang thai 32 tuần bị phong huyết tử cung. Ca thứ hai vào năm 2013 tại huyện Vũ Thư, bệnh nhân cũng bị chửa ngoài tử cung và vỡ truỵ mạch”, BS Hạnh cho biết.
“Các bác sĩ đã đưa tôi từ cõi chết trở về”
Có mặt tại Phòng 207, Khoa Điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình, chúng tôi đã thấy nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt của chị Vân. Chị cho biết, sau khi mổ đến nay, chị đã ăn được nhiều hơn, có thể đi lại nhẹ nhàng.
Năm 2012, chị Vân lập gia đình. Tháng 7/2013, chị sinh cháu Nguyễn Nhật Nam là con trai đầu lòng. Lúc mang thai cháu Nam, chị ăn uống sinh hoạt bình thường, người tăng cân và không ốm vặt, nhưng lúc sinh thì lại thiếu 15 ngày và phải mổ. Lúc ra đời, cháu Nam nặng 3,1kg. Đến nay, cháu đã được 33 tháng và cai sữa khỏe mạnh. Vợ chồng tính đến kế hoạch sinh em bé thứ hai và đã xảy ra ca mổ hy hữu này.
Nghĩ lại giây phút mổ tại nhà, chị Vân cười: “Trưa hôm đó, vợ chồng tôi về nhà mẹ ăn cỗ. Đến chiều cứ thấy đau bụng, nghĩ là ngộ độc thức ăn. Nhưng hôm đó mẹ tôi lại bị tụt huyết áp nên gọi cô trạm trưởng y tế vào đo, tiện thể khám cho tôi luôn. Chị trạm trưởng bảo sức khỏe của tôi không ổn, phải đi viện ngay. Gia đình đã gọi taxi, nhưng chị trạm trưởng bảo gọi Trung tâm Cấp cứu 115 là tốt nhất. May mà tôi không đi taxi. Nếu đi, hôm đó tôi có thể tử vong trên xe rồi”.
Vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng về ca mổ cho con gái tại gia đình, bà Nguyễn Thị Sang - mẹ chị Vân cho biết: “Lúc thấy bác sĩ bảo mổ ở nhà tôi, bà nội, em gái và các cô khóc như mưa. Tôi sợ cháu nó bị làm sao. Lúc đó, tôi không biết gì nữa, bác sĩ bảo gì thì làm thế. May mà có các bác sĩ đến kịp thời nên đã cứu cháu nó từ cõi chết trở về”.
“Hôm đó, sân nhà đông kín người. Ai cũng lo lắng, hồi hộp đoán già, đoán non không biết thế nào. Bản thân tôi chỉ sợ cháu nó có vấn đề gì không may. Ai bảo đi mượn thứ gì thì đi mượn thứ đó. Lúc đó có biết gì đâu, chỉ biết khóc thôi”, chị Lương Thị Nhiên, cô ruột bệnh nhân Vân nhớ lại.
BS Trần Thị Thanh – Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu (Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình) bộc bạch: “Đây thực sự là ca mổ mà không ai dám nghĩ đến. Bệnh nhân Vân là người được cứu sống từ cõi chết trở về. Nếu như hôm đó chỉ cần di chuyển, bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân Vân hồi phục sau mổ rất nhanh, sức khỏe tốt và chỉ vài hôm nữa là có thể xuất viện”.
Chiều 16/3, tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình, Sở Y tế tỉnh đã tổ chức Lễ khen thưởng đột xuất cho 3 tập thể (gồm: Bệnh viện Phụ sản tỉnh, Trung tâm Cấp cứu 115, Khoa Huyết học - Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và 13 cá nhân có thành tích cứu sống người bệnh. Trong đó, Bệnh viện Phụ sản tỉnh có 3 bác sĩ, 6 kỹ thuật viên.
BS Đỗ Xuân Hạnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Chúng tôi không khuyến khích mổ bệnh nhân tại nhà vì nhiều lý do như: Thiếu thốn trang thiết bị, ánh sáng, thuốc men, điều kiện vô trùng không đảm bảo và phải chịu áp lực rất lớn với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, khi sự sống và cái chết của người bệnh trong gang tấc thì người thầy thuốc phải có quyết định nhanh, chính xác và kịp thời thì mới có thể cứu sống bệnh nhân”.
Đức Tùy/Báo Gia đình & Xã hội

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 18 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 21 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 2 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 2 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.