Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về những “chiến binh áo trắng” Hải Phòng chi viện vào Đà Nẵng

GiadinhNet - Mỗi khi nhắc lại những tháng ngày chi viện cho Đà Nẵng chống dịch COVID-19, những “chiến binh áo trắng” của TP Hải Phòng không khỏi xúc động. Đó là những phút giây hồi hộp, căng thẳng chưa từng có, xen lẫn niềm tự hào bởi ngoài nhiệm vụ, còn là mệnh lệnh từ trái tim đến với đồng bào của mình.

Chuyện chưa kể về những “chiến binh áo trắng” Hải Phòng              chi viện vào Đà Nẵng - Ảnh 1.

BS Nguyễn Tiến Dũng. Ảnh: NVCC

Mệnh lệnh từ trái tim hướng về tâm dịch Đà Nẵng

Đúng 0h ngày 28/7/2020, TP Đà Nẵng thắt chặt các biện pháp cách ly nghiêm ngặt chưa từng có. Đây cũng là giai đoạn thành phố hiền hòa này bước vào đợt chống dịch COVID-19 lần thứ 2 căng thẳng và nguy cấp hơn trước. Thời điểm này, nguồn nhân lực y tế Đà Nẵng đang gặp khó khăn do đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên y tế đang công tác tại các bệnh viện lớn và các cơ sở y tế của thành phố đã có người bị nhiễm dịch. Tất cả đều trong tình trạng cách ly toàn bộ hoặc cách ly một phần nên không đủ nhân lực phục vụ công tác điều trị, nhất là khi một số bệnh viện dã chiến của Đà Nẵng chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Đà Nẵng đã gửi thư kêu gọi các tỉnh, thành lớn trên cả nước tiếp sức, điều động nhân lực y tế vào hỗ trợ. Đáp lại lời kêu gọi của thành phố kết nghĩa, Hải Phòng đã triển khai họp khẩn, động viên tinh thần xung kích của lực lượng y tế lên đường vào chiến dịch tại Đà Nẵng, đồng thời ủng hộ 5 tỉ đồng. Trong cuộc họp đó, Bí thư Thành ủy Hải Phòng - Lê Văn Thành nhấn mạnh: "Đã cử người đi giúp bạn, chúng ta phải tìm người giỏi". Chỉ sau 1 ngày, toàn ngành y tế tại Hải Phòng đã có 32 bác sỹ, điều dưỡng hăng hái đăng ký lên đường.

Chuyện chưa kể về những “chiến binh áo trắng” Hải Phòng              chi viện vào Đà Nẵng - Ảnh 2.

Các nữ điều dưỡng tự cắt tóc cho nhau.

Chia sẻ về những ngày cùng các đồng nghiệp vào Đà Nẵng chống dịch COVID-19, ThS. BS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Kiến An đồng thời là Trưởng đoàn Y tế Hải Phòng chi viện cho Đà Nẵng bồi hồi kể: "Lúc đó là khoảng 13h10 ngày 4/8/2020, lãnh đạo Bệnh viện Kiến An chuyển thông tin của Giám đốc Sở Y tế Phạm Thu Xanh, đề nghị Bệnh viện sắp xếp một kíp bác sĩ và điều dưỡng vào Đà Nẵng chống dịch. Ban Giám đốc nhanh chóng tổ chức cuộc họp khẩn để chốt nhân sự".

Theo lời BS Dũng, trong khoa có 3 bác sỹ trẻ, ngoài anh còn có 2 bác sỹ đang chuẩn bị tinh thần đón đứa con đầu lòng. "Lúc đó mọi thứ đều rất khẩn trương, cần một sự quyết định nhanh chóng nên xác định rõ tư tưởng mình sẽ tham gia. Khi Giám đốc hỏi tôi việc đi chi viện, tôi đồng ý luôn, còn chưa kịp gọi trao đổi với gia đình. Bác sỹ cấp cứu chúng tôi luôn sẵn sàng chấp nhận những khó khăn một cách đơn giản nhất vì tính chất công việc rất vất vả. Đã chọn ngành y thì không ai sợ phải đối mặt với dịch bệnh. Ngay từ tháng 1, khi có những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại TP Vũ Hán (Trung Quốc), đội ngũ y, bác sỹ chúng tôi đã xác định tinh thần có thể bị nhiễm bệnh, bị cách ly…".

Hậu phương là chỗ dựa tinh thần lớn nhất

Chuyện chưa kể về những “chiến binh áo trắng” Hải Phòng              chi viện vào Đà Nẵng - Ảnh 3.

Nói về "hậu phương" của mình khi biết tin chồng nhận nhiệm vụ vào chiến dịch chống COVID-19 ở Đà Nẵng, điều dưỡng Nguyễn Văn Huy - Khoa Truyền nhiễm, Bênh viện Kiến An chia sẻ: "Vợ tôi làm giáo viên nên đợt dịch đó cũng phải nghỉ nhà. Hai con đều đã lớn, đang đi học. Khi tôi báo tin mình sẽ đi chi viện cho Đà Nẵng chống dịch, cô ấy lặng đi chốc lát vì nghĩ tới bệnh nền của tôi. Nhưng chỉ vài phút sau, lấy lại bình tĩnh, cô ấy đã động viên tôi và dặn dò kỹ lưỡng. Tôi biết, cô ấy chỉ cố tỏ ra vững vàng cho mình yên tâm chứ trong lòng nôn nao, thương tôi lắm".

Nhớ lại những tháng ngày trong tâm dịch Đà Nẵng cùng đồng nghiệp, điều dưỡng Tạ Thị Ngọc Ánh, Khoa Nội 3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp xúc động chia sẻ: "Khi có lời kêu gọi của thành phố, Sở Y tế... tôi đã xung phong tham gia dù mới cưới được 2 tuần. Vì thời gian quá gấp nên đăng ký xong, tôi mới báo cho chồng và bố mẹ hai bên. Mọi người đều ủng hộ, động viên tôi lên đường nhận nhiệm vụ. Ông xã còn động viên: Đây là niềm tự hào của những người làm ngành y tế nên hãy yên tâm công tác và giữ gìn sức khỏe".

Khi tôi báo tin mình sẽ đi chi viện cho Đà Nẵng chống dịch, vợ tôi lặng đi chốc lát vì nghĩ tới bệnh nền của tôi. Nhưng chỉ vài phút sau, lấy lại bình tĩnh, cô ấy đã động viên tôi và dặn dò kỹ lưỡng".

Điều dưỡng Nguyễn Văn Huy

Nói về vợ mình, BS Nguyễn Tiến Dũng hóm hỉnh kể: "Sau khi Bệnh viện Kiến An chốt danh sách 3 bác sỹ và 9 điều dưỡng sẽ vào chi viện cho Đà Nẵng, cuối chiều về tới nhà tôi mới báo cụ thể với vợ. Lúc đó, cô ấy còn tỏ ra nghi hoặc lắm vì nghĩ chỉ là kế hoạch thôi, chưa thể triển khai nhanh được. Vậy mà, đến buổi họp giao ban đầu giờ sáng hôm sau (ngày 5/8/2020), tất cả đều nhận được lệnh lên đường gấp. Chẳng ai kịp nghĩ ngợi nhiều, nhanh nhanh báo về nhà, nhờ người thân sắp hộ ít tư trang cá nhân để đi.

"Lịch đi đột ngột quá, tôi cũng chỉ kịp báo qua điện thoại cho vợ. Lúc đó, tôi cảm nhận cô ấy sốc thật sự. Bệnh viện lúc đó vội tổ chức gặp mặt động viên tinh thần 12 y, bác sỹ trong ít phút rồi chia tay nhau về nhà gặp mặt người thân. Chiều đó, tại Trung tâm Hội nghị TP Hải Phòng, đoàn chi viện Đà Nẵng đều có mặt đông đủ để lãnh đạo thành phố gặp mặt, động viên chúng tôi. Không khí lúc đó lạ kỳ vô cùng, ai cũng có cảm giác vừa nôn nóng, vừa nhớ thương, bịn rịn, xúc động…", BS Nguyễn Tiến Dũng kể.

Ấm áp nơi thành phố bạn

Chuyện chưa kể về những “chiến binh áo trắng” Hải Phòng              chi viện vào Đà Nẵng - Ảnh 5.

Cắt tóc cho nhau để vào nhiệm vụ mới.

Những thành viên đoàn chi viện của TP Hải Phòng kể, khi tới Đà Nẵng cũng là lúc thành phố đang trong giai đoạn cao điểm nhất của dịch bệnh. Cả thành phố vắng lặng. Thi thoảng, tiếng còi xe cứu hộ vang lên từng hồi… Về tới nơi tập trung, đoàn trải qua đợt tập huấn trước khi chính thức làm nhiệm vụ. Trước ngày đó, đoàn Hải Phòng tổ chức tự cắt tóc cho nhau. Cánh nam giới được cạo trọc đầu, còn nữ giới thì cắt tóc ngắn để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến công việc.

Đoàn chia làm 2 tổ, 13 người ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và 20 người ở Bệnh viện dã chiến Hòa Vang. Tại các cơ sở điều trị, ngoài các khu vực bệnh nhân nhẹ (chiếm 80%), có một nhóm phải đảm nhiệm chăm sóc bệnh nhân nặng, tính chất công việc nguy hiểm hơn cả. Bệnh nhân phải lọc máu liên tục, nhân viên y tế làm thay cho bệnh nhân từ việc nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, vỗ rung… nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Trong khi đó, đồ bảo hộ chỉ được 30 phút sau khi mặc là đã xộc xệch, mồ hôi ướt đẫm, tất cả không dám đưa tay lên chỉnh lại bởi như vậy vô hình chung đã tự đưa virus vào người.

Theo điều dưỡng Nguyễn Văn Huy - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Kiến An, những ngày đầu mới vào là căng thẳng nhất. Sau đó ít ngày, khi biện pháp áp dụng cách ly phân tầng tỏ ra hiệu quả, những nhóm đối tượng nguy cơ cao đã được cách ly hết, số ca nhiễm mới giảm dần, tình hình dịch bước đầu có những dấu hiệu bớt căng thẳng.

Hoãn cưới để vào Đà Nẵng chống dịch COVID-19

Theo chia sẻ của BS Phạm Thị Liệu - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Kiến An, bản thân chị cũng xung phong đi, song do tuổi đã khá cao nên không được chấp nhận. Khoa chị phụ trách có 2 nhân sự tham gia đoàn công tác chi viện vào Đà Nẵng đó là BS Trịnh Thị Hòa và Điều dưỡng trưởng Nguyễn Văn Huy. Nói về nữ bác sĩ trẻ Trịnh Thị Hòa, Trưởng khoa Phạm Thị Liệu xót xa: "Bạn ấy chỉ còn hơn 1 tháng nữa là sẽ cưới, mọi việc đã cơ bản chuẩn bị xong nhưng phải báo hủy để vào Đà Nẵng làm nhiệm vụ". Còn BS Hòa rưng rưng: "Khi nhận tin phải lên đường sớm, tôi cũng bất ngờ. Lúc đó, tôi chẳng còn nghĩ được gì, chỉ kịp gọi báo cho chồng sắp cưới: "Ở nhà mọi việc như thế nào, anh và bố mẹ tính giúp". Tôi vẫn nhớ rõ cảm xúc của chồng sắp cưới lúc ấy. Anh bất ngờ không nói được câu nào, chỉ vội vàng sắp đồ cho tôi và động viên cố gắng giữ gìn sức khỏe, xong dịch nhanh còn về".

Chuyện chưa kể về những “chiến binh áo trắng” Hải Phòng              chi viện vào Đà Nẵng - Ảnh 6.

Bác sĩ Hòa ngày vào chi viện cho Đà Nằng.

Nhắc tới cô con dâu dũng cảm của mình, bà Phùng Thị Hải (70 tuổi, mẹ chồng chị Hòa) tươi cười kể: "Lúc con báo tin, tôi cũng bất ngờ vì sao lại gấp thế. Cưới xin sắp tới nơi rồi, ngày thông gia gặp nhau cũng cận kề, rồi cỗ bàn đã đặt… mọi thứ cứ ngổn ngang rối tung hết lên. Nhưng hiểu công việc của con dâu, tôi chỉ biết động viên con. Khi con đi, tôi phải đến những nơi đã đặt cho đám cưới xin tạm hủy, gọi điện thoại thông báo, trình bày khắp nơi vì hoãn cưới. May mắn, ai cũng cảm thông, động viên tôi phải tự hào vì có con dâu dũng cảm lên đường làm nhiệm vụ giúp đồng bào… Khi Hòa báo tin sắp được về nhà, tôi mừng quá, "khởi động" kế hoạch cưới ngay vì sợ lại bị hoãn".

Nhắc về chuyến đi ý nghĩa của mình, BS Trịnh Thị Hòa xúc động kể: "Nhiệm vụ của tôi tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang là khám, theo dõi diễn biến bệnh nhân, cho thuốc và xử lý hồ sơ bệnh án. Dù công việc gian nan, căng thẳng, nhưng chúng tôi rất vững tin và luôn thấy mình được quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ từ những lời động viên trên bàn ăn "Cảm ơn các y, bác sỹ đã vì chúng tôi", hay những hành động thả tim của các bạn sinh viên tình nguyện tham gia chống dịch, các anh công an, bộ đội dành cho đoàn y tế chúng tôi mỗi khi vô tình gặp nhau. Thực sự, tôi cảm nhận được tình người, sự ấm áp, sẻ chia từ người dân Đà Nẵng, đồng nghiệp Đà Nẵng dành cho chúng tôi".

"Khi mọi người giơ tay xung phong đi chi viện cho Đà Nẵng, tôi hiểu họ đã sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống, nguy cơ gặp nguy hiểm. Tôi cũng động viên anh em, nếu không may nhiễm bệnh thì với sức khỏe và sức trẻ, chúng ta sẽ khỏi bệnh, cùng lắm là kéo dài thời gian ở lại Đà Nẵng mà thôi. Với chúng tôi, đó là những kỷ niệm ghi nhớ suốt đời".

ThS. BS Nguyễn Tiến Dũng

Minh Lý - Đinh Huyền

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 16 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top