Chuyên gia chỉ cách tự điều trị đau thắt lưng không dùng thuốc
GiadinhNet - Đau thắt lưng là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp chỉ đứng thứ hai sau bệnh đau đầu trong các bệnh thần kinh. Nhưng hầu hết đau thắt lưng sẽ khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu biết cách tự điều trị và chăm sóc. Mỗi người có thể tự trang bị cho mình kiến thức dự phòng, điều trị đau thắt lưng dưới đây.
Tự điều trị đau thắt lưng cấp tính
Bất động vùng cột sống thắt lưng
Nằm nghỉ và bất động tốt vùng thắt lưng là biện pháp đầu tiên và bắt buộc để làm giảm nhanh đau thắt lưng, nếu bất động vùng thắt lưng không tốt thì đau thắt lưng sẽ kéo dài và chậm hồi phục.
Tư thế tốt nhất là nằm trên giường cứng hoặc trải một lớp đệm mỏng, gối đầu lên một gối mỏng, đệm một gối mềm ở khoeo cao 10 – 15cm để đùi và cẳng chân hơi gấp hoặc kê một ghế cao 30cm, gác 2 cẳng chân lên. Bạn cần nằm nghỉ như vậy vài ngày đến khi cử động cột sống không còn gây đau tăng. Trước khi ngồi dậy bạn cần đeo đai thắt lưng, không được ngồi dậy ở tư thế hai chân thẳng, cần co gối để làm chùng dây thần kinh hông to.
Mang đai thắt lưng
Hiện trên thị trường có bán sẵn loại này. Đai thắt lưng có tác dụng nâng đỡ và giúp bất động tương đối cột sống thắt lưng khi người bệnh sinh hoạt hay lao động. Cần mang đai thắt lưng liên tục, chỉ tháo đai khi nằm. Trước khi ngồi dạy mang đai và sau khi nằm xuống giường rồi mới tháo ra. Đai cần phù hợp với thân người, ôm sát thắt lưng, phía trên sát với bờ xương sườn, phía dưới sát với bờ trên xương cánh chậu để giữ cho cột sống thắt lưng được vững.
Điều trị nhiệt
Có tác dụng làm giãn mạch, tăng cường tuần hoàn và nuôi dưỡng tổ chức, tăng quá trình tái tạo tổ chức, chống viêm, làm giảm phù nền, giảm đau và giảm co cứng cơ và thúc đẩy nhanh quá trình hàn gắn tổn thương.
Cần lưu ý trong 2 – 3 ngày đầu không nên chườm nóng hoặc điều trị bằng đèn hồng ngoại. Bạn có thể chườm lạnh bằng cách đập vụn đá rồi cho vào một túi nilon buộc kín chườm lên vùng thắt lưng cách một lớp khăn trong khoảng 8 - 10 phút. Không nên chườm lạnh kéo dài. Một ngày chườm một đến hai lần, nếu thấy đau tăng thì phải ngừng.
Nếu đau ở mức độ vừa phải hoặc chỉ đau nhẹ thì không nên chườm lạnh mà có thể chườm nóng ngay từ ngày đầu. Từ ngày thứ tư trở đi chườm nóng hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào vùng thắt lưng ở khoảng cách đủ ấm nóng dễ chịu. Thời gian thực hiện 20 - 30 phút, một ngày điều trị 2 đến 3 lần.
Điều trị bằng dòng điện xung
Loại máy xung điện dùng cho cá nhân hoặc gia đình được bán nhiều ở cửa hàng thiết bị y tế. Nếu có máy điện xung, bạn có thể sử dụng để điều trị ngay từ ngày đầu. Máy thường có kèm hướng dẫn sử dụng chi tiết nên người bệnh có thể tự sử dụng được dễ dàng. Phương pháp này làm giảm đau, giảm co cứng cơ rất tốt, hoàn toàn không độc hại và an toàn.
Khi sử dụng, người bệnh nằm sấp thoải mái, hai tay xuôi theo người, đầu nghiêng về một bên, cơ thể thư giãn hoàn toàn. Hai tấm điện cực dán hai bên cột sống thắt lưng tương ứng với vùng đau nhất. Sau khi cố định điện cực xong, bật công tắc máy, chọn chế độ dòng xung rồi chỉnh núm điều chỉnh cường độ sao cho bạn có cảm giác các thớ cơ rung, co thắt nhẹ, dễ chịu nhất là được. Thời gian điều trị từ 8 – 10 phút, một ngày điều trị 2 lần. Không nên điều trị thời gian trên 10 phút một lần, vì có thể gây kích thích làm đau tăng lên.
Xoa bóp
Khi đang đau cấp tính, trong vòng tuần đầu không nên xoa bóp vùng thắt lưng. Đau đã thuyên giảm nhiều, có thể xoa bóp vùng thắt lưng giúp cho thư giãn cơ và giảm đau. Trừ một số trường hợp không nên thực hiện như: Chấn thương, lao cột sống, viêm đốt sống, vùng thắt lưng đang có xuất huyết hoặc đe dọa xuất huyết, ung thư cột sống.
Khi áp dụng, trong và ngay sau xoa bóp thấy đau tăng thì phải ngừng. Chọn động tác xoa bóp cảm thấy dễ chịu, không gây đau tăng. Mỗi lần xoa bóp khoảng 30 phút, một ngày hai đến ba lần. Trên thị trường cũng có nhiều máy xoa bóp dạng cầm tay, có máy dưới dạng ghế xoa bóp, giường xoa bóp chủ yếu dùng động tác rung và day. Máy chỉ nên sử dụng hỗ trợ thêm cho xoa bóp bằng tay.
Kéo giãn cột sống
Trong hai tuần đầu đau thắt lưng cấp không nên kéo giãn cột sống. Khi đau đã thuyên giảm, thử phương pháp kéo giãn dùng đệm dưới thắt lưng, nếu cảm thấy dễ chịu mới được tiếp tục, đau tăng phải ngừng. Có thể thử áp dụng phương pháp kéo giãn trên ván dốc hoặc kéo giãn bằng bao cát. Trước khi kéo giãn nên điều trị bằng điện xung và nhiệt nóng trước để làm thư giãn cơ.
Tập các bài tập cột sống thắt lưng
Từ tuần thứ ba của đau thắt lưng cấp trở đi, khi đau đã thuyên giảm nhiều, có thể áp dụng các bài tập có tác dụng làm giãn cột sống và làm mạch khối cơ lưng. Các bài tập cột sống thắt lưng vừa có tác dụng điều trị đau thắt lưng vừa dự phòng đau thắt lưng tái phát. Nên tập thường xuyên mỗi ngày một đến hai lần (khoảng 30 phút/lần) sẽ có tác dụng tốt bảo vệ cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm, cột sống được vững chắc…
Với đau thắt lưng mạn tính cũng có thể áp dụng rộng rãi mọi phương pháp điều trị không dùng thuốc như trên. Cần chọn phương pháp thích hợp khi áp dụng bạn cảm thấy dễ chịu, giảm đau. Khi áp dụng phương pháp nào đó thấy đau tăng thì cần phải ngừng vì cho thấy phương pháp đó không thích hợp với bạn.
Những lưu ý trong sinh hoạt và lao động
Đau thắt lưng thường khởi phát sau các động tác trong sinh hoạt hoặc lao động sai tư thế. Nhiều trường hợp đau thắt lưng, đau cổ vai xảy ra sau khi ngủ dậy, do tư thế nằm ngủ không thích hợp. Một tư thế nằm ngủ thoải mái, không gây đè ép vào các dây thần kinh, các mạch máu nuôi dưỡng chi, không gây lệch vẹo cột sống, vừa giúp cho giấc ngủ được sâu vừa phòng tránh được đau thắt lưng và đau cổ vai.
Tránh gối đầu quá cao làm cổ gập về phía trước, các cơ, dây chằng và các rễ thần kinh vùng gáy bị kéo căng một thời gian dài sẽ gây phản ứng co cứng cơ và đau cổ gáy. Cũng cần tránh ngủ trên võng vì làm cột sống thắt lưng bị cong gập về phía trước, các cơ, dây chằng và rễ thần kinh vùng thắt lưng bị căng giãn kéo dài, có thể gây đau thắt lưng.
Nếu phải lao động hoặc học tập ở tư thế ngồi hoặc đứng lâu, phải luôn giữ cho cột sống ở tư thế thẳng. Cần thay đổi tư thế mỗi 20 đến 30 phút một lần, tránh ngồi cúi gập về trước hoặc lệch vẹo về một bên, vì ở tư thế này áp lực tác động lên đĩa đệm tăng lên nhiều lần.
Với đau thắt lưng mạn tính, bơi là biện pháp rất tốt làm phục hồi chức năng cột sống. Tốt nhất nên bơi hàng ngày, mỗi ngày 30 phút. Mùa đông nên bơi trong bể nước ấm, cần tránh bị nhiễm lạnh. Những người bị đau thắt lưng mới khỏi, không được làm các việc sau: Chơi bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, nhảy từ trên cao xuống; tập tạ, tập xà đơn, xà kép; nâng, mang, vác vật nặng; ngồi dậy ở tư thế hai chân duỗi thẳng.
Với đau thắt lưng mạn tính cũng có thể áp dụng rộng rãi mọi phương pháp điều trị không dùng thuốc như trên. Cần chọn phương pháp thích hợp khi áp dụng bạn cảm thấy dễ chịu, giảm đau. Khi áp dụng phương pháp nào đó thấy đau tăng thì cần phải ngừng vì cho thấy phương pháp đó không thích hợp với bạn.
Đại tá, PGS.TS Hà Hoàng Kiệm (Chủ nhiệm bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Bệnh viện Quân y 103)

Những lợi ích của ăn trứng vịt vào mùa hè
Sống khỏe - 2 giờ trướcTrứng vịt là loại thực phẩm vô cùng quen thuộc. Theo quan niệm truyền thống phương Đông, ăn trứng vịt vào mùa hè còn là một cách tăng cường sức khỏe, giúp cường thân kiện thể, tiêu thử giáng hỏa, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcVitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực
Sống khỏe - 8 giờ trướcCó nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 12 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 14 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...