Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm khi nghĩ tinh bột gây tăng cân và tiểu đường

Thứ tư, 20:06 23/11/2022 | Sống khỏe

Tinh bột gây tăng cân, tiểu đường hay ung thư là quan điểm sai lầm. Theo chuyên gia, tinh bột là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày.

Sai lầm khi nghĩ tinh bột gây tăng cân và tiểu đường - Ảnh 1.

Nếu chúng ta không ăn hoặc ăn ít tinh bột, năng lượng chủ yếu sẽ đến từ chất đạm và chất béo. Ảnh:

Chế độ ăn "healthy" ngày nay rất đa dạng, mỗi người một kiểu. Nhưng nhìn chung, đa số bữa ăn này thường có nhiều rau, sử dụng ức gà, thịt bò, các loại hạt, vài lát khoai lang và rất ít cơm hay thậm chí không có tinh bột.

Một số người có quan điểm là tinh bột không "bổ dưỡng". Ăn tinh bột gây tăng cân, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí có người còn cho rằng chất này tạo ra đường làm tăng khả năng ung thư.

Tuy nhiên, theo TS.BS. Đặng Ngọc Hùng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, đây là những quan điểm sai lệch và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Cơ thể nhận đường từ tinh bột để hoạt động

Tất cả cơ quan đều sử dụng đường làm nguyên liệu để vận hành. Một số cơ quan chỉ sử dụng đường mới có thể hoạt động bình thường, trơn tru như não và hồng cầu. Trong đó, não sử dụng đến 25% năng lượng từ đường mà chúng ta ăn vào.

Nhu cầu năng lượng trung bình của mỗi người khoảng 1.600-2.000 kcal/ ngày. Nếu chúng ta không cố ý tăng hoặc giảm cân, cơ thể thường ăn đủ năng lượng nó cần.

"Đạm, tinh bột và chất béo là 3 chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Nếu chúng ta không ăn hoặc ăn ít tinh bột, năng lượng chủ yếu sẽ đến từ chất đạm và chất béo", thạc sĩ Hùng chia sẻ.

Trên thực tế, cơ thể chúng ta không có "kho dự trữ" chất đạm. Thạc sĩ Hùng cho biết khi ăn thừa chất đạm, chúng ta phải loại bỏ nó. Và việc chuyển hóa chất đạm trong cơ thể cũng khá phức tạp. Điều này có thể tạo ra các sản phẩm gây hại cho cơ thể nếu như các cơ quan vận hành quá mức hoặc có rối loạn.

Chất béo cũng tương tự như thế. Mặc dù sản phẩm phụ của nó không gây hại như chất đạm, sự dư thừa chất béo cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan tim mạch hoặc acid hóa cơ thể.

Sai lầm khi nghĩ tinh bột gây tăng cân và tiểu đường - Ảnh 2.

Nhu cầu tinh bột của người bình thường vào khoảng 60-65% tổng năng lượng. Ảnh: Pexels.

Cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa tinh bột thành đường glucose. Nếu chúng ta không nạp tinh bột, cơ thể vẫn có cách khác để lấy đường. Đó là sử dụng lượng đường được dự trữ sẵn trong các cơ và gan để đốt tạm thời.

Tiếp đó, nếu cần thiết cơ thể sẽ lấy đường từ chất đạm, chất béo bằng cách tận dụng bộ khung carbon và dùng các phản ứng khác nhau để tổng hợp cho ra chất đường. May mắn thay, chất đường được tổng hợp từ 2 chất trên không quá khó khăn nếu đầy đủ nguyên liệu và cơ thể đang chuyển hóa bình thường.

Trường hợp cần phải kiêng tinh bột

Theo thạc sĩ Hùng, điều mọi người thường lầm tưởng về tinh bột là người tiểu đường nên kiêng tối đa tinh bột. Đây là hiểu lầm tai hại. Hiện nay, nhu cầu tinh bột của người bình thường vào khoảng 60-65% tổng năng lượng. Trong khi đó, người tiểu đường cần khoảng 50-55% năng lượng từ tinh bột.

Do đó, tổng tinh bột người tiểu đường cần ăn so với người bình thường chỉ chênh lệch khoảng 10%, tương đương một chén cơm, một lát bánh mì hoặc một củ khoai/ngày.

Điều đó có nghĩa là người tiểu đường không giảm quá nhiều tinh bột so với người khỏe mạnh. Nhưng bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tinh bột bằng cách chọn loại có chỉ số đường huyết thấp hơn hoặc thường xuyên theo dõi đường huyết.

Ngoài ra, theo thạc sĩ Hùng, một số người lo sợ tế bào ung thư sẽ ăn đường nên hạn chế dung nạp tinh bột. Nhưng thực chất, đường cần thiết cho tất cả tế bào, kể cả tế bào ung thư.

Vì thế, chúng ta hãy quên đi việc bỏ đói tế bào ung thư bằng cách không ăn tinh bột hoặc đường. Những tế bào này có nhiều cách khác nhau để tạo đường để sử dụng mặc dù chúng ta không đưa tinh bột vào người.

Trả lại đúng vai trò của tinh bột

Tinh bột rất cần thiết cho cơ thể nhưng không phải chúng ta có thể ăn tinh bột một cách thoải mái. Theo vị chuyên gia, chúng ta đừng xem tinh bột là kẻ thù hay chất không lành mạnh mà nó chính là chất dinh dưỡng không thể thiếu và không nên quá ít trong chế độ ăn hàng ngày.

Chúng ta cần giảm các loại đường từ nước ngọt, bánh, đường cát, mật ong, mứt và không nên giảm tinh bột như cơm, bún, khoai, bắp… Nếu có thể, chúng ta hãy ưu tiên tinh bột tự nhiên, nguyên cám và đừng xay xát quá kỹ hay quá trắng.

6 triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường, ai cũng cần biết để phòng bệnh6 triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường, ai cũng cần biết để phòng bệnh

GiadinhNet - Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 11 phút trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 39 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top