Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia khuyến cáo: Không phải trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp là phải xét nghiệm Adenovirus

Thứ hai, 16:09 24/10/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, để chẩn đoán chính xác và xác định hướng điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta chỉ nên xét nghiệm Adenovirus khi có chỉ định từ chuyên gia y tế.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022 đã phát hiện 412 trường hợp mắc bệnh do virus Adeno, trong đó 76% (324 trường hợp) có chỉ định nhập viện và tính đến đầu tháng 10, đã ghi nhận 9 trường hợp tử vong. Như vậy, tình hình dịch bệnh Adenovirus ở trẻ em còn nhiều diễn biến phức tạp.

Do đó, nhiều bậc cha mẹ có tâm lý hoang mang và lo lắng. Thậm chí, nhiều người chỉ cần con có dấu hiệu: sốt, ho,... đã tự ý xét nghiệm Adenovirus khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Điều này, dẫn tới tình trạng bệnh viện trở nên đông đúc hơn thường ngày.

Chuyên gia khuyến cáo: Không phải trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp là phải xét nghiệm Adenovirus - Ảnh 1.

Trẻ mắc Adenovirus đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Đã từng đưa con đi khám tại bệnh viện vì nghi ngờ con mắc Adenovirus, chị Linh (Long Biên, Hà Nội) cho biết, gia đình rất lo lắng cho sức khỏe của con, nhất là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Khi bé nhà chị bắt đầu có biểu hiện sốt và nôn, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, gia đình chị đã đưa con đi kiểm tra tại 2 bệnh viện tư. Và cả 2 bệnh viện này đều đang tiếp nhận số lượng bệnh nhân nhi khá nhiều.

"Mọi người đều bế con xếp hàng rất đông để được khám và xét nghiệm PCR Adenovirus. Chính vì tình trạng đông đúc như vậy nên khi tôi mang con đến khám, tôi rất lo lắng con có thể bị lây chéo, bội nhiễm vi khuẩn", chị Linh bày tỏ.

Còn bà Tâm (phường Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, cháu bà có biểu hiện sốt cao, kéo dài khoảng 4 ngày liền, sử dụng thuốc hạ sốt không đáp ứng với thuốc. Sau đó cháu xuất hiện thêm dấu hiệu ho, đau họng, khó thở. Gia đình có được chỉ định đưa cháu đi xét nghiệm máu và làm một số xét nghiệm kiểm tra khác thì nhận được kết quả chẩn đoán mắc Adenovirus kèm bội nhiễm vi khuẩn.

Khi nào nên xét nghiệm Adenovirus?

Chuyên gia khuyến cáo: Không phải trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp là phải xét nghiệm Adenovirus - Ảnh 2.

TS.BS Nguyễn Văn Tùng đang khám cho bệnh nhi

Giải thích về việc nên xét nghiệm Adenovirus khi nào để có kết quả chuẩn xác, TS.BS Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm Khoa nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: "Tâm lý của nhiều bậc cha mẹ là luôn lo lắng và có phần hoang mang với tình hình dịch bệnh. Do đó dẫn đến tình trạng, nhiều người muốn xét nghiệm Adenovirus cho con ngay khi con có triệu chứng sốt, ho,...

Tuy nhiên, chuyên gia y tế không khuyến cáo xét nghiệm Adenovirus hàng loạt khi chưa cần thiết và chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều đó gây lãng phí cả về chi phí lẫn thiết bị, vật tư y tế, kít test.."

Bên cạnh đó, theo TS.BS Nguyễn Văn Tùng, hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thực sự hiệu quả với Adenovirus. Các điều trị là điều trị hỗ trợ và chăm sóc điều trị triệu chứng như là bù nước điện giải, cung cấp vitamin, đảm bảo hạ sốt tốt cho trẻ; chăm sóc dinh dưỡng đảm bảo thức ăn loãng, dễ tiêu, giàu vitamin, khôi phục sức đề kháng hô hấp của trẻ.

Chuyên gia hướng dẫn giải pháp ngăn ngừa bội nhiễm sau Adenovirus

Theo các chuyên gia y tế, Adenovirus gây ra tình trạng viêm kết mạc, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới, thậm chí có biểu hiện của viêm dạ dày ruột. Chính vì vậy, khi nhiễm virus, nếu không được chăm sóc tốt thì trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến tình trạng bội nhiễm làm nặng hơn tình trạng bệnh lý do adenovirus gây ra.

Chuyên gia khuyến cáo: Không phải trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp là phải xét nghiệm Adenovirus - Ảnh 3.

Chăm sóc trẻ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Adenovirus có thể gây nên 10% tình trạng viêm phổi cấp ở trẻ nhỏ. Trong đó, tỷ lệ tử vong lên tới 8- 10%. Để giảm thiểu làm trầm trọng thêm tình trạng viêm phổi ở trẻ do bội nhiễm các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, theo các bác sĩ, cần có giải pháp cải thiện sức đề kháng hô hấp kịp thời cho trẻ.

Đề cập tới các biện pháp giúp ngăn ngừa bội nhiễm nói chung, đồng thời giảm nguy cơ viêm phổi do Adenovirus ở trẻ, TS.BS Nguyễn Văn Tùng cho biết: "Các biện pháp như cải thiện dinh dưỡng, môi trường sống là cần thiết, vì virus, vi khuẩn lây lan rất nhanh trong môi trường chật chội và ô nhiễm. Một điều nữa, chính là tăng cường sức đề kháng hô hấp cho trẻ, có thể sử dụng ly giải vi khuẩn để giúp cho tạo hệ miễn dịch tại chỗ, đặc biệt là đường hô hấp. Điều này cũng góp phần phòng ngừa các biến chứng bội nhiễm do vi khuẩn gây ra".

Nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của sức đề kháng hô hấp trẻ em được các chuyên gia quan tâm đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Adenovirus và thời tiết giao mùa như hiện nay. Khi trẻ được hỗ trợ điều trị bệnh sớm, tăng cường sức đề kháng hô hấp đúng cách, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 3 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 4 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Top