Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia nói về kịch bản khi mức sinh ở Việt Nam lên quá cao hoặc xuống quá thấp

GiadinhNet - Nếu mức sinh quá cao sẽ gây bùng nổ dân số, thách thức các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Ngược lại, mức sinh quá thấp là nguyên nhân chủ yếu của già hóa nhanh, thiếu hụt lực lượng lao động và nhiều vấn đề xã hội khác.

Điều chỉnh mức sinh - ngăn ngừa hệ lụy

Một trong những chức năng chủ yếu của dân số là tái sinh sản mà chỉ số đo lường là mức sinh (là của một tập hợp dân số theo một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc theo các đơn vị quản lý hành chính của một quốc gia).

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê trong kết quả điều tra biến động dân số 2018 và Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2019, tổng tỷ suất sinh (TFR – số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) từ năm 2009 đến 2019 chia theo vùng kinh tế-xã hội cho thấy trong những năm qua, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao. Hai vùng có mức sinh thấp là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng. 

Do vậy, theo TS Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thông tin và dữ liệu dân số, Tổng cục Dân số - KHHGĐ, nhìn từ góc độ xã hội việc điều chỉnh mức sinh là rất cần thiết, là nhân tố hàng đầu khi nghiên cứu, xem xét đánh giá một chủ thể dân số, đặc biệt khi trong chủ thể này có sự khác biệt mức sinh giữa các vùng, các đơn vị"

Do đó, sự khác biệt mức sinh dẫn đến mất cân bằng dân số giữa các vùng, gây khó khăn, thách thức cho việc phát triển kinh tế - xã hội. 

Chuyên gia nói về kịch bản khi mức sinh ở Việt Nam lên quá cao hoặc xuống quá thấp - Ảnh 1.

Thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Ảnh: HP

Ở một vùng có mức sinh thấp sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như: Dân số già hóa, thiếu lao động, mất cân bằng giới tính khi sinh, di cư, mật độ dân số,...  Một vùng có tỷ lệ sinh cao cũng gây nhiều hệ lụy và thách thức như: Quy mô dân số lớn, dân số trong độ tuổi trẻ em và lao động tăng cao, di cư, mật độ dân số,...

"Vì vậy nhìn từ góc độ xã hội học là phải điều chỉnh mức sinh hợp lý trên cả phạm vi toàn quốc hay cho từng vùng, từng đơn vị quản lý hành chính của mỗi quốc gia" - TS Quốc Anh cho hay.

Việt Nam sẽ có những kịch bản ứng phó nào?

Việt Nam đã sớm nhận thức những thách thức về sự khác biệt mức sinh xảy ra trong thực tế, ngay trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 15/10/2017 về Công tác dân số trong tình hình mới đã xác định các kịch bản ứng phó thông qua các mục tiêu, đặc biệt là mục tiêu 1 đến 2030 là "Duy trì vững chắc, mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), qui mô dân số 104 triệu người. Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế, mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các BPTT hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn".

Các mục tiêu và giải pháp này đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 137 NQ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2017 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 21 –NQ/TW; Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt theo quyết định 1679 /QĐ-TTg ngày 22/11/2019 khẳng định các mục tiêu trên với hệ thống 8 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030". Đây là bước cụ thể hóa quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh mức sinh. Trong quyết định này đã xác định 3 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là:

- Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).

- Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con).

- Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con).

"Trong đó hoạch định cụ thể 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Như vậy có thể nói Việt Nam đã chuẩn bị các kịch bản từ sớm và tiến hành bài bản từng bước chắc chắn để điều chỉnh mức sinh, không để mức sinh tăng lên quá cao hoặc quá thấp" - TS Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh.

Theo đó, những kịch bản và giải pháp đã được hoạch định cụ thể cho toàn quốc, từng vùng và từng nhóm đối tượng, trong đó đã lựa chọn ưu tiên cho hai nhóm đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và vị thành niên, thanh niên.




Duy Minh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

2 thói quen chăm sóc 'vùng kín' sai cách dễ gây viêm phụ khoa

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Có nhiều chị em tuy chịu khó vệ sinh hàng ngày nhưng lại mắc phải sai lầm khá phổ biến nên rất dễ bị ngứa và viêm phụ khoa.

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Các thuốc điều trị dậy thì sớm ở bé gái

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Dậy thì sớm ở trẻ gái nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và tâm lý. Vậy điều trị dậy thì sớm ở trẻ gái như thế nào?

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

10 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng sinh sản

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng cơ hội mang thai…

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh. Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Nên ăn uống thế nào trong mùa thu theo Y học cổ truyền?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, việc ăn uống trong mùa thu cần tuân theo các nguyên tắc cân bằng âm dương, bồi bổ phế (phổi), dưỡng âm và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp trong mùa này như khô họng, ho khan, viêm phế quản…

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Thuốc nam trị bệnh tiêu hóa thường gặp mùa mưa lũ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bệnh tiêu hóa liên quan đến mưa lũ thường là tiêu chảy do các tác nhân hàn, nhiệt, thấp, độc… Theo y học cổ truyền, tiêu chảy thuộc chứng tiết tả.

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư nội mạc tử cung là một trong số những loại ung thư phổ biến, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo căn bệnh này, đó chính là ra máu âm đạo bất thường.

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Giảm cân giúp nam giới tăng chất lượng tinh trùng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều nam giới thường ít quan tâm đến tác động của béo phì hoặc thừa cân đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản của họ.

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dùng thuốc và chăm sóc người bệnh đái tháo đường thai kỳ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Top