Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện "hậu cung" ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (1): Hàng tháng vẫn xin tiền vợ

Thứ năm, 09:45 23/01/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Từ ngày nghỉ hưu, tướng Tư Bốn phải "chạy sô" đi ăn tiệc. Còn người vợ vẫn "canh tác" 7 công ruộng, và "quản" 40 con heo. Ông Tư Bốn lương hưu mỗi tháng khoảng 14 triệu đồng, nhưng hằng tháng bà Chín vẫn phải bán heo đưa tiền thêm cho ông làm từ thiện.

Kỳ 1: Bất ngờ trước cuộc sống đời thường của tướng Tứ Bốn hàng tháng vẫn xin tiền vợ

Ông Tư Bốn (tên gọi thân thuộc của tướng Nguyễn Việt Thành) thời chiến trăm trận trăm thắng, thời bình xóa sổ tổ chức tội phạm Năm Cam. Thế nhưng, rất ít người lại biết về cuộc đời tư của vị tướng, về người vợ đặc biệt, là hậu phương vững chắc của ông. "Cái số của anh nó vất vả, em biết rồi đấy. Anh nhờ em về giúp anh", tướng Tư Bốn đã ngỏ lời với người thương như thế. Và đã gần 50 năm, bà Phan Thị Chín đã hy sinh đi những lẽ riêng để cho vị tướng toàn tâm với sự nghiệp.

Những thông tin ít ỏi về vợ trung tướng

Đến giờ Nam Cam vẫn là tổ chức tội phạm hoạt động theo hình thức mafia nhất đã bị cơ quan CSĐT triệt phá thành công vào năm 2002. Cuộc đời, tên tuổi của trung tướng Tư Bốn cũng gắn liền đến chuyên án Z5 – 01. Khi Nam Cam và đồn bọn lĩnh án, thì tướng Tư Bốn cũng đã ngoài 50 tuổi. Sau thời gian được điều động về Trung ương công tác, ông cũng đến tuổi nghỉ hưu. Ông lui về sống tại quê nhà Chợ Gạo (Tiền Giang), làm anh Tư Bốn của bà con xóm nghèo. 

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (1): Hàng tháng vẫn xin tiền vợ - Ảnh 1.

Trung tướng Nguyễn Việt Thành vui thú điền viên nơi quê nhà

Đã có rất nhiều bài viết về tướng Tư Bốn cùng những chiến công lừng lẫy của ông. Thế nhưng, trong số đó, lại có rất ít thông tin về vợ con của trung tướng. Trước đây, dư luận từng xôn xao về thông tin vị tướng này có 4 căn biệt thự ở Hà Nội và TP.HCM. Có trang mạng còn đưa tin, ông có hai người tình, những cô gái này còn nhỏ hơn cả tuổi con gái của ông đang sinh sống trong những dinh cơ kể trên.

 Nhưng đó chỉ lời đồn thổi ác ý của những kẻ xấu cố tình tung tin bịa đặt để hạ uy tín của vị tướng. Lần đó, trước sóng gió của dư luận, ông đã tuyên bố: "Cơ quan chức năng cứ vào cuộc điều tra làm rõ những thông tin trên. Nếu Tư Bốn này là con người như vậy thì nhà nước cứ đem bắn bỏ". Cuối cùng thì nỗi hàm oan của vị tướng này cũng được làm sáng tỏ, trả lại cho ông sự thanh bạch. 

Cũng từ đó, người ta mới biết chút ít về đời tư, về người vợ hiền tần tảo của vị tướng khắc tinh của tội phạm khét tiếng. Mang những tâm tư, thắc mắc về mối tình của vị tương với người vợ, chúng tôi đã vượt lên chuyến xe khách xuôi về miền Tây, nơi tướng Tư Bốn đang vui thú điền viên.

Cũng từ đó chúng tôi đã được chứng kiến cuộc sống đơn sơ, bình dị, thân thiện của hai vợ chồng tướng Tư Bốn tại chốn quên nhà. Được cùng ông bà ôn lại ký ức của một thời khói lửa, bom rơi đạn lạc, nới đã xây đắp lên tình yêu của hai người. 

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (1): Hàng tháng vẫn xin tiền vợ - Ảnh 2.

Con đường nhỏ vào nhà trung tướng Nguyễn Việt Thành

Một câu chuyện tình đặc biệt, ly kỳ, từ chuyện duyên phận đưa đây hai người đên với nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt. Khi cả hai đều trải qua một mỗi tình đầu có quá nhiều ngang trái. Hay như ngày đám cưới giữa thời chiến của họ bị địch tập kích. Ngay cả trong hoàn cảnh ngắt nghèo đó, đám cưới vẫn diễn ra dưới tiếng pháo, và máy bay quần thảo trên bầu trời. Rồi chuyện vợ tướng qua mắt quân địch, đứa trẻ không nhận cha sau ngày đoàn viên. Cho đến bây giờ, lương hưu hơn chục chiệu, mỗi tháng nhưng tướng Tư Bốn vẫn xin tiền vợ đều đều đi ăn tiệc, vẫn nợ ngân hàng cả trăm triệu đồng.

Chồng bận đi ăn cưới, vợ mải nuôi heo

Nghe vợ chồng tướng Tư Bốn kể cả ngày cũng không hết chuyện, và cũng phải rất khó khăn chúng tôi mới gặp được ông, ngay cả khi ông đã nghỉ hưu, không còn bận lo việc công. Tướng Tư Bốn, sinh ra ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (tỉnh Mỹ Tho ngày xưa, nay là Tiền Giang). Nhà trung tướng rất đông anh em, ông là con thứ 4, nên theo cách gọi người miền Tây, ông là Tư Thành. Sau này khi thoát ly, ông vào đơn vị, có 4 người đều gọi là Tư, để tránh trùng nhau, anh em đơn vị gọi ông là Tư Bốn, còn những người khác là Tư Hai, hoặc Tư Ba. 

Thế nhưng tướng Tư Bốn rất ít khi sinh sống tại quê, thời gian nhiều nhất là lúc thơ ấu, cho đến khi xế bóng chiều tà. Cha và 2 anh trai của tướng Tư Bốn là liệt sĩ. Ngày đó, chỉ có mỗi mình mẹ ông sinh sống ở Chợ Gạo, mỗi tháng bà phải đóng 35 đồng Đông Dương, tội phạt vạ vì nhà có người theo cách mạng. Một số tiền quá lớn, lên bà phải dần đất đai. Thế nên, giờ tài sản mà mẹ tướng Tư Bốn để lại cho con trai chỉ là mảnh vườn nhỏ, nơi hai vợ chồng ông sinh sống.

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (1): Hàng tháng vẫn xin tiền vợ - Ảnh 3.

Tướng Thành là người đã xóa sổ tổ chức tội phạm Năm Cam

Đường vào nhà tướng Tư Bốn đã dễ đi hơn trước, khách của thể đi từ TP.Mỹ Tho lên, từ QL .1A tắt ngang vào, hay từ TT. Tâm Vu (Long An) xuôi xuống cũng được. Nhà không quá khó tìm, bởi nó chỉ cách trung tâm chợ Thanh Bình một đoạn đường mương, rợp lá dừa xanh mát. 

Thế nhưng, trước đây, đã không ít người đã vào nhầm nhà ông. Trong xóm, vẫn còn lưu lại những chuyện xung quanh đường về nhà trung tướng. Đó là ở xóm có đến 4 người trùng tên Tư Bốn, nhiều khách lần đầu đến thăm tướng về hưu cũng nhầm lẫn sang nhà người khác. Thế nên, bây giờ nếu có ai hỏi đường, dân địa phương đểu hỏi lại quan khách: "Anh Tư bắt Năm Cam phải không" để cho chắc ăn. 

Những người trùng tên với tướng Tư Bốn cũng lần lượt đổi sang tên khác để tránh nhầm lẫn. Theo chúng tôi, thì sự nhần lẫn này, có lẽ là xuất phát từ cuộc sống giản dị của tướng Tư Bốn. 

Nhà ông lọt thỏm giữa vườn cây xanh mát, kiến trúc dân dã, có nhiều cửa số, đón hướng gió, và gần gũi với thiên nhiên. Không kín cổng cao tường, hay có phần quan cách, đường bà con ra đồng, tạt ngang có một lối nhỏ giữa đi dưới hàng cây, vượt qua vài con mương, cá quẫy tung tăng bên dưới là đến nhà ông. 

Phải ba lần đến nhà chúng tôi mới gặp được hai vợ chồng ông. Nhà tướng Tư Bốn được cái mát, như lời kể của ông thì anh em công tác đều mê kiến trúc nhà vườn của ông. Trong mảnh vườn nhỏ, ông trồng đủ các loại cây trái đặc trưng của mảnh đất phương Nam. Ông đào những con mương, có độ sâu khoảng gần 1 m nước, chia hàng thẳng, bao quanh nhà. Nước được điều hòa từ con mương lớn dẫn từ sông vào. Thường thì nhà khác chỉ đào mương bao quanh bờ cõi giáp ranh với nhà khác, nhưng tướng Tư Bốn đã "sáng tạo" khi đào rất nhiều mương ôm quanh nhà, chia đất thành từng lô, trên đó được trồng cây.  Cây xanh và nước điều hòa, nên không gian nhà ông mát hơn hẳn. Mấy người trong xóm thấy hay, đều học làm theo. 

Lần đầu, chúng tôi đến nhà, thì vợ con ông đều đi vắng, chỉ có có người chị Năm (chị gái của vợ ông coi nhà giúp), hỏi ra mới biết vợ chồng ông đi ăn đám giỗ trong xóm. Người chị vợ của ông cho tôi số, và nhắc trước khi đến nhà thì chủ động gọi trước, bởi tướng Tư Bốn rất ít khi ở nhà. Mà như lời của chị vợ thì khi thì ông bận đi đám tiệc, lúc khác lại bận đi làm từ thiện, thăm bà con lối xóm, gia đình chính sách tại địa phương.

Sau này, khi gặp ông thì cũng được chính ông xác nhận, từ ngày nghỉ hưu đến nay, thì những việc nói trên đều chiếm hết thời gian rảnh của tướng Tư Bốn. Dù có tuổi, nhưng tướng Thành vẫn sang sảng như ngày nào. Ông mộc mạc, chân chất của người miền sông nước. Ông bảo có ngày ông "chạy sô" ăn 6 cái đám tiệc. Tướng Tư Bốn tâm sự, người miền Tây họ có quý thì mới mời mình, nên không thể từ chối tấm lòng của mọi người được. Cũng may tửu lượng của ông cũng khá, chứ không thì không thể chịu được "tần suất" ăn cỗ dày đặc như thế. 

"Trước đánh trận, phá án thì không nói làm gì. Giờ mình về ăn cỗ, cũng phải có chiến lược đàng hoàng. Đó là đám xa đi trước, gần nhà đi sau cùng", tướng Tư Bốn tiết lộ. Theo lời kể của tướng Thành, riêng xã Thanh Bình có hơn 400 liệt sĩ, trước ông huy động mọi người làm lại nghĩa trang cho khang trang hơn, nên giờ đây nhiều người hay gọi ông là "Tư quản trang". 

Xã Thanh Bình có chủ trương là cán bộ đến thắp hương, và dự đám giỗ của những người lính đã ngã xuống.  Ông bảo, cả hơn 400 đám giỗ của liệt sĩ ông đều không bỏ một đám nào. Trong khi đó, hằng năm, nhà nước cho tướng Tứ Bốn đi chơi, nghỉ dưỡng nước ngoài, nhưng ông cũng chẳng thiết tha. Ông tâm sự, mình đi chơi không phải mất tiền, nhưng đó là tiền của nhà nước, thuế của nhân dân đóng góp. Trong khi nước mình còn nghèo, không nên lãng phí. Nhưng quan trọng hơn, là ông thấy ngày mất của những đồng đội mình quan trọng hơn. "Người Việt mình quan niệm, ngày sinh không quan trọng bằng ngày chết. Họ đều là người một thời vào sinh ra tử cùng mình", ông nói.

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (1): Hàng tháng vẫn xin tiền vợ - Ảnh 4.

Người vợ tảo tần của vị trung tướng

Lần thứ hai chúng tôi đến nhà, ông cũng bận đi ăn đám tiệc. Ông không có nhà, nhà cửa cũng vắng tanh, còn ông ở nhà thì lại lúc nào cũng đông vui. Mấy bà con đi làm đồng lại ghé vào nhà ông chơi, uống nước trà. Ông Tư Bốn được nhà nước cấp cho 1 chiếc xe hơi và có tài xế riêng, nhưng ông không lấy. Ông đi đâu đều được anh em trong xóm chạy xe máy đến đón. Ông thích nhất chạy xe Honda 67, nhưng giờ có tuổi, nên ông không chạy xe máy được nữa. Lương  hưu của ông Tư Bốn hằng tháng được khoảng 14 triệu đồng. Đầu tháng nhận được lương, ông mua ngay mấy bao cám cho cá. Còn lại ông để cho đi ăn tiệc, làm từ thiện, nhưng tháng nào ông cũng thiếu, và bảo vợ đưa thêm.

Những lần chúng tôi đến nhà cũng không gặp được bà Chín (vợ ông Tư Bốn). Trong khi chồng bận đi đám tiệc bà con họ hàng, thì bà Chín lại bận việc nhà. Ba người con của ông bà đều đã lập gia đình và ở riêng, chỉ có đôi vợ chồng già sống trong căn nhà này. Nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà Chín vẫn một mình làm 6 công ruộng, nuôi hơn 40 con heo. Công việc chiếm toàn bộ thời gian của bà. Lần đầu chúng tôi đến nhà, người chị gái của bà Chín cho biết, bà đang làm lúa ở mãi tận huyện Cai Lậy, cách nhà cả 40km. Lần thứ hai, thì gặp bà đang đỡ đẻ cho hai con lợn nái. 

Việc nhà  từ trước đến nay một mình bà quán xuyến cả. Bà vất vả lam lũ cho đến tận bây giờ. Ông Tư Bốn cũng thừa nhận, mình chẳng đỡ đần được gì cho vợ. Bao nhiêu năm công tác, ông chưa đưa cho vợ 1 đồng lương. Thế nhưng, hàng tháng ông vẫn lấy thêm tiền của vợ để tiêu. Đó là tiền bà bán heo, tiền bán lúa. Căn nhà mà vợ chồng họ đang ở, bà Chín phải xây tất cả 4 lần, kéo dài gần chục năm mới xong. Bà bảo ông Tư đóng góp được mỗi cái "ý tưởng" xây nhà theo hướng Nam để đón gió. Chứ không thì mùi phân heo bốc nên không thể chịu được. 

Bà Chín tâm sự, vất vả quen, giờ mà "nghỉ hưu" là chân tay bà buồn bực. "Mà không thể nghỉ được ấy, vợ chồng tôi vẫn nợ ngân hàng cả đống tiền vay làm nhà nuôi yến".  Thoạt nhìn, bà Chín cỏ vẻ khó tính, nhưng thực ra, khi trò chuyện mới thấy bà cởi mở, gần gũi. Những lam lũ cư cực mà Chín chịu đựng, nhưng chưa bao giờ bà thấy hối hận khi làm vợ của tướng Tư Bốn. Từ những chuyện mỗi sáng tướng Tư Bốn quét cổng giúp vợ, ông bà đã ngược về quá khứ một thời hoa lửa của mối tình đẹp như trong tiểu thuyết.

Lê Nguyễn

Lê Nguyễn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con gái lập mưu hòng cưỡng đoạt 5 tỷ đồng từ cha ruột

Con gái lập mưu hòng cưỡng đoạt 5 tỷ đồng từ cha ruột

Pháp luật - 10 phút trước

Ngô Thị Bích Trâm (SN 1991, ngụ tỉnh Đồng Tháp) cùng đồng bọn dàn dựng việc thiếu nợ nên bị bắt giữ đánh đập, yêu cầu cha mình phải trả nợ giúp số tiền 5 tỷ đồng.

Bộ GD&ĐT công bố 18 đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh nên tham khảo

Bộ GD&ĐT công bố 18 đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh nên tham khảo

Giáo dục - 27 phút trước

GĐXH - Bộ GD&ĐT vừa công bố 18 đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Nội dung bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và chủ yếu là lớp 12.

Hà Nội: Công trường thi công cống bao sông Tô Lịch nhếch nhác, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người dân

Hà Nội: Công trường thi công cống bao sông Tô Lịch nhếch nhác, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người dân

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dọc sông Tô Lịch đoạn qua phố Quan Hoa (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều đoạn lan can đã bị tháo dỡ để thi công cống bao dẫn nước thải về nhà máy Yên Xá, biến khu vực này thành điểm tập kết rác thải, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người đi đường.

Điều tra nghi án nữ sinh lớp 10 bị xâm hại tập thể

Điều tra nghi án nữ sinh lớp 10 bị xâm hại tập thể

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Công an huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đang xác minh tin báo của người dân về việc một nữ sinh trên địa bàn có dấu hiệu bị hiếp dâm tập thể.

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiền vàng

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiền vàng

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 17/10, thông tin từ Công an quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Văn Khôi (SN 1969, trú phường Gia Viên, quận Ngô Quyền), đối tượng trộm cắp hơn 300 triệu đồng của nhà hàng xóm rồi bỏ trốn.

Nguyên nhân 2 nữ sinh lớp 8 tử vong ở Hòa Bình

Nguyên nhân 2 nữ sinh lớp 8 tử vong ở Hòa Bình

Thời sự - 4 giờ trước

Cơ quan chức năng huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) đã có báo cáo chính thức về vụ việc 2 nữ sinh lớp 8 tử vong trên địa bàn.

Thông tin mới vụ sát hại bạn gái gây xôn xao Đà Nẵng

Thông tin mới vụ sát hại bạn gái gây xôn xao Đà Nẵng

Pháp luật - 4 giờ trước

Sau khi gây án tại Đà Nẵng, nghi phạm lẩn trốn về Quảng Nam, rồi uống thuốc diệt cỏ để tự tử.

Ninh Bình: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 5.000 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ninh Bình: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 5.000 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Toàn tỉnh Ninh Bình thành lập 1.679 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với hơn 5.000 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1,1 đến 1,5 triệu đồng.

Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo, Bộ Công an

Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo, Bộ Công an

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Đối tượng tuyển chọn là công dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức, đang công tác tại Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, hoặc sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ cao hơn, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn.

Hà Nội: Công trình vườn hoa hồ Thiền Quang được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ

Hà Nội: Công trình vườn hoa hồ Thiền Quang được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (18/10), công trình vườn hoa hồ Thiền Quang chính thức được gắn biển với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).

Top