
"Khoa chúng ta sẽ làm khoảng 10.000 mẫu xét nghiệm COVID-19 trong 2 tuần nhé", tin nhắn của Trưởng khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm gửi trong group khiến nữ cán bộ y tế có tên rất lạ Khúc Thị Rềnh Hoa, ngạc nhiên.
"Chị cứ nhận đi ạ! Chúng ta cùng cố gắng" - một ai đó nhắn trong group. "Chị cho em về ôm con một buổi, mai em bắt tay vào làm!"- ThS Hoa trả lời tiếp theo.
Chuỗi ngày "ra trận theo cách đặc biệt" của 11 nhân viên y tế Khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm chính thức bắt đầu sáng 9/8 - chỉ 18 giờ đồng hồ sau khi kết thúc cuộc họp giữa Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế với Hà Nội, giao Bệnh viện Nhi Trung ương xét nghiệm PCR hỗ trợ Thủ đô với 10.000 mẫu.
Nhớ lại hơn 10 ngày "lịch sử", TS Phùng Thị Bích Thủy - Trưởng khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm - vẫn rất xúc động.
Chưa bao giờ, khoa nhận lượng mẫu lớn đến vậy. Những ngày đầu, Hà Nội gửi tới 1.000 - 2.000 mẫu/ngày, gấp 2-4 lần công suất tối đa bình thường. Hơn chục con người, đa phần là nữ giới, tự nguyện cùng ở lại khoa 24/24h. Không biết đâu là ngày, đâu là đêm. Mồ hôi, bí bách càng tăng lên khi phải đeo khẩu trang 3M, mặc bộ đồ phòng hộ kín mít đến nỗi nhìn thấy rõ ánh mắt nhau còn khó.
Ngoài việc xét nghiệm COVID-19, khoa còn phải đảm bảo xét nghiệm thường quy, cấp cứu phải trả trong giới hạn 5 giờ. Khối lượng công việc nhân lên rất nhiều.
"Những ngày đầu, nhiệt huyết làm việc lên cao, cười nói rộn ràng, làm việc tới 12 giờ đêm không thấy mệt. Nhưng có một hôm, có lẽ sức chịu đựng đã chạm đỉnh, mệt đến mức, mọi người lặng thinh, cả căn phòng chỉ còn tiếng dụng cụ.
Đâu đó có tiếng nói nhỏ, phá vỡ bầu không khí yên ắng: "Cố nốt hôm nay, ngày mai thôi chúng ta sẽ khỏe lại!".
"Quả thật, đến sáng hôm sau, qua một giấc ngủ, chúng tôi lại bắt đầu quy trình của mình" - ThS Rềnh Hoa nhớ lại.
Trong 2 tuần, cả máy móc và con người đều làm việc hết công suất. TS Bích Thủy chia sẻ, Khoa có 3 hệ thống tách mẫu, công suất sau 1,5 giờ sẽ tách 88 được mẫu. Tuy nhiên, càng về sau, hóa chất thiếu, máy móc chạy không kịp so với số mẫu nhận về.
Khoa quyết định triển khai một kíp nhân viên thực hiện "bắt tay" tách mẫu với khối lượng 50% số mẫu. "Công suất làm một lần một mẻ trong thời gian 1,5 giờ được 96 mẫu, nhanh hơn cả máy", TS Thủy nói.
Dù có sự dự trù ban đầu, nhưng khối lượng mẫu lớn tăng nhanh từng ngày, các bác sĩ phải "giành giật" hóa chất với các đơn vị cung cấp. Có thời gian, Khoa chỉ có thể vận hành được 2 máy, 1 máy còn lại do không có hóa chất nên toàn bộ phải dùng kỹ thuật bắt tay là chính.
Thao tác trên các ống tuýp nhỏ, bật quá nhiều nắp ống đựng mẫu nên nhiều chị em bật cả móng, phồng đốt tay, rớm máu để chạy đua với COVID-19.
Theo TS Thủy, một chu trình xét nghiệm khép kín gồm các công đoạn xử lý mẫu ban đầu, tách chiếu và chạy máy. Nhân viên thực hiện mẫu sẽ đảm nhận mọi công đoạn cho tới khi ra kết quả cuối cùng để không bị nhầm lẫn.
Làm việc với công suất "thông tầm" duy trì liên tục, bữa trưa sớm lắm được dùng lúc 2 giờ chiều, còn bữa tối phải 8 giờ mới động đũa. Những hộp cơm trưa - tối được bệnh viện chuẩn bị tận nơi lặng lẽ ở góc phòng.
"Đây là thời gian, kỷ niệm đáng nhớ nhất cuộc đời làm nghề y vì chúng tôi đã vượt qua thử thách của chính mình", TS Thủy nói.
Tại buổi tôn vinh những chiến sĩ áo trắng thầm lặng truy tìm COVID-19 tại Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 24/8, chị Thuỷ, chị Hoa hay chị Hồ Thị Bích (điều dưỡng viên Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em) liên tục xúc động khi chia sẻ niềm may mắn được đồng nghiệp, lãnh đạo Bệnh viện quan tâm.
Các chị kể, có những hôm Ban Giám đốc đến tận Khoa, chờ các chị xong việc để cùng ăn bữa tối lúc 8-9 giờ tối. Lại có hôm, vì thao tác bật nhiều nắp ống, lãnh đạo còn đứng bật nắp cùng, sẻ chia sự mệt mỏi.
Những ngày số mẫu lên tới đỉnh điểm, lãnh đạo bảo: "Anh em nghỉ mai làm tiếp không quỵ mất!". Nhưng ai nấy đều quyết tâm cố gắng mỗi ngày, để bảo đảm trả kết quả trong đúng 1-2 ngày cho Hà Nội truy vết.
Những đồng nghiệp khoa khác không gặp mặt nhưng điện thoại liên tục. "Các chị cần gì, cứ bảo chúng em" - chị Hoa thuật lại tin nhắn của một bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em gửi đến...
Cán bộ Khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm làm việc muộn, nên nhân viên vệ sinh môi trường cũng phải chờ đến khi các kỹ thuật viên xong việc mới bắt đầu dọn dẹp. Họ cũng chống dịch theo cách rất đặc biệt.
"Khó khăn, vất vả với chúng tôi rồi vẫn qua, vì đây là công việc, trách nhiệm được giao phó. Vui nhất là được chia sẻ, được hiểu" - TS Thuỷ nói.
Chị Hoa quê ở Hưng Yên, cách Hà Nội chừng gần 1 giờ lái xe. Từ khi bắt đầu triển khai xét nghiệm PCR khẳng định (tháng 3) đến nay, khoảng thời gian chị gửi cậu con trai 6 tuổi về quê nhiều hơn ở với bố mẹ.
"Công việc nhiều quá, có thời gian cả tuần chúng tôi không được nghe giọng con. Buổi tối xong việc con đã ngủ từ lâu, không tiện gọi. Nhưng có hôm, qua 12 giờ đêm, xong mẻ xét nghiệm cuối ngày, điện thoại tôi rung lên từng hồi. Là con trai tôi. Cháu nói: "Con đợi mãi, sao mẹ không gọi cho con?".
Chị Hoa nghẹn giọng, "Mẹ bắt con "cô vít" rồi mẹ về với con nhé!". Với con trai chị, món quà lớn nhất là "mẹ về đón con lên"... "Con sẽ không khóc nữa, sẽ đi ngủ, để mẹ yên tâm bắt con cô vít" - cậu con trai chuẩn bị vào lớp 1 của chị gửi lời hứa qua điện thoại.
Thiệt thòi của chị Hoa không phải là duy nhất. Ở Khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, hầu hết đều là nữ, trẻ, con còn nhỏ. Để chống dịch, các chị phải gửi con về quê.
"Chúng tôi không gặp con trong khoảng 2 tuần liên tục. Có chị trong Khoa gửi con về Hải Dương, giờ thành khu vực cách ly nên càng xa con lâu hơn, dù nhiệm vụ xét nghiệm cho Hà Nội đã xong được 2 ngày", TS Phùng Thị Bich Thủy - Trưởng khoa chia sẻ.
Trong cuộc chiến đấu 2 tuần qua, Khoa cũng có bà bầu chuẩn bị đến giai đoạn sinh nở nhưng cũng vẫn miệt mài cùng anh em làm việc hết công suất.
Điều đáng mừng là với hơn 10 nghìn mẫu, tất cả đều âm tính. Với các kỹ thuật viên xét nghiệm, đấy là hạnh phúc không chỉ cá nhân mà cho cả cộng đồng.
Với các chị, "mẻ" kết quả nào họ cũng có hồi hộp như nhau. "Ai cũng hỏi có ca nào dương tính không. Vì nếu có ca dương tính, không biết đường về nhà còn xa bao nhiêu nữa?" - TS Thuỷ nhớ lại.
PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, công suất tối đa của Bệnh viện Nhi Trung ương đạt khoảng 500 mẫu/ngày, nhưng Bệnh viện đã mạnh dạn tiếp nhận hơn 10.000 mẫu để hỗ trợ Hà Nội trong 2 tuần, nghĩa là công suất tăng 150%. "Vừa phải cố gắng để truy vết cho Hà Nội, thật lòng, chúng tôi cũng muốn chứng tỏ năng lực của mình" - ông nói.
Trong quá trình tăng tốc xét nghiệm, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn tiếp nhận 2.000 – 2.5000 bệnh nhân đến khám mỗi ngày và 1.500 bệnh nhân thường trú. Vừa phải nhận nhiệm vụ, vừa làm công việc thường quy, lãnh đạo Bệnh viện hiểu rằng phải dành sự động viên cả về vật chất và tinh thần đối với nhân viên.
"Trước khi làm, chúng tôi đã xác định các nguy cơ. Bệnh viện đã đặt thêm máy móc và hóa chất để giảm công đoạn thủ công cho nhân viên. Về con người, Bệnh viện động viên và bố trí làm 24/7, có khoảng thời gian nghỉ đêm. Mọi công việc hành chính yêu cầu các đơn vị như phòng công nghệ thông tin, nhà ăn hỗ trợ hết sức cho các cán bộ..." - PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 34 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.