Chuyện những người làm nghề shipper hiếm hoi trên cao nguyên cao nhất thế giới
Rong ruổi qua các con đường ngõ hẻm, đồng cỏ mỗi ngày, Giáp Nhiệt và những người shipper khác cùng chứng kiến những thay đổi của mảnh đất Sắc Đạt thoát ly thế tục này.
Tọa lạc trên độ cao trung bình 4.127m và cách sân bay gần nhất hơn 400km, Sắc Đạt (Tứ Xuyên, Trung Quốc) hoàn toàn khác hẳn với thành thị phồn hoa, nơi đây mang đậm chất riêng với những ngôi nhà đỏ rực bất tận.
Sắc Đạt là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đại bộ phận dân cư ở đây sống bằng nghề chăn nuôi gia súc.
Sắc Đạt có mùa đông dài và gần như không có mùa hè. Năm nay có lẽ là năm ấm áp hiếm có. Trên thảo nguyên đầy gió, thật không ngờ nơi đây cũng có dịch vụ đặt đồ ăn qua ứng dụng điện thoại. Khoảng 10 phút sau khi đặt hàng, chiếc xe điện xuất hiện chạy trên đồng cỏ.
Cởi mũ bảo hiểm ra, đó là một cô gái dân tộcTạng xinh đẹp. Tên cô ấy là Giáp Nhiệt và là mẹ hai con. Giáp Nhiệt đã làm shipper được 4 năm.
7 shipper vùng cao và cái duyên đến với nghề rong ruổi trên khắp nẻo đường
Hiện tại, Sắc Đạt có tổng cộng 7 shipper. Vật giá trong thành phố rất cao, vì được vận chuyển từ Thành Đô và những nơi khác. Giáp Nhiệt nói rằng món giới trẻ đặt nhiều nhất là trà sữa và kem tươi của thương hiệu Mixue Bingcheng, người dân du mục thường gọi nước khoáng và khách du lịch đánh giá cao món thịt nướng Tây Tạng.
Cha mẹ của Giáp Nhiệt bán mỡ cừu ở chợ trời. Đây cũng là nơi cô lớn lên.
"Thuở nhỏ, trấn huyện này rất nghèo và chỉ có những ngôi nhà thấp bé". Giáp Nhiệt nhớ lại vào mùa đông, vùng nông thôn thường không có điện, dân làng phải sống nhờ vào việc sưởi ấm, đun nấu bằng cách đốt lửa.
Những con đường trong khu đô thị chi chít ổ gà, ngày mưa thì luôn lấm lem bùn đất. Đường đi không có đèn, ban đêm tối đen như mực, sau mùa đông sói sẽ xuống núi kiếm ăn. Giáp Nhiệt nói rằng cô phải bật đèn pha và còi để xua đuổi bầy sói, cho đến khi bầy sói chạy ra khỏi thành phố và biến mất trên đường. Nhiều thanh niên học hết cấp 2 không tìm được việc làm nên ở nhà chăn bò, làm ruộng.
Sắc Đạt nằm ở vùng sâu vùng xa với độ cao lớn, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông có thể lên tới âm 30°C, môi trường tự nhiên tương đối khắc nghiệt, nhiều điều kiện khác nhau chắc chắn sẽ hạn chế sự phát triển của huyện thành.
Với việc cải thiện các con đường ở Sắc Đạt, ngành du lịch địa phương đã phát triển, thúc đẩy kinh tế và cơ hội việc làm. Năm 2018, Giáp Nhiệt phát hiện Meituan Food Delivery đang tuyển dụng tài xế. Cô không biết nhiều về nghề mới nổi này, nhưng kinh tế gia đình eo hẹp. Để thay đổi hiện trạng, cô quyết định thử sức.
Tia cực tím trên cao nguyên rất mạnh, da của những người sống lâu năm ở đây thường sẫm màu. Bảy shipper này đều là người Tây Tạng, người lớn nhất 35 tuổi tên là Nhân Chân Ông Tu, cao lớn khỏe mạnh, người trẻ nhất tên Tùng Đức thấp bé hơn một chút.
Các shipper tương đối trẻ và có ít kinh nghiệm làm việc. Giáp Nhiệt chỉ làm nhân viên phục vụ trong một nhà hàng 2 tháng, với mức lương 2.000-3.000 NDT (hơn 6,9-10 triệu đồng), sau đó giúp bố mẹ bán mỡ trừu ở chợ. Tùng Đức sau khi học xong cấp 2 thì chỉ ở nhà phụ giúp công việc đồng áng, xây nhà cửa.
Nhân Chân Ông Tu làm công nhân khuân vác xi măng ở Lý Đường (Tứ Xuyên) trong 3 năm. Công việc chân tay vất vả nhưng kiếm được tiền. Năm 2019, Nhân Chân Ông Tu đến Sắc Đạt và nhìn thấy có shipper hoạt động ở đây. Nghe nói công việc này không vất vả và thu nhập cao nên anh đã đăng ký. Lúc đầu, anh chỉ dự định giao đồ ăn trong nửa năm, đến mùa hè năm sau quay lại công trường.
Chàng shipper Đa Cát Trạch Nhân từng là thanh niên chăn bò. Trước khi làm nghề shipper, anh giúp gia đình chăn gia súc với bạn bè trong làng. Đa Cát Trạch Nhân nói rằng anh đã đến Thành Đô và Hàng Châu để làm việc, nhưng chỉ ở lại hơn 10 tháng. Nhịp sống ở các thành phố lớn gấp gáp, công việc trên dây chuyền lắp ráp trong nhà máy càng nhàm chán, anh nhớ nhung những ngày ở thảo nguyên, cuối cùng quyết định quay về.
Nói về công việc shipper, Đa Cát Trạch Nhân cảm thấy rằng anh tìm thấy một số điểm chung với cuộc sống chăn gia súc trước đây. Như ngước nhìn mùa xuân trên cao nguyên, cảm nhận làn gió tự do, giao đồ ăn trên đồng cỏ, dạo chơi cùng bò Tây Tạng…
Nơi cao nguyên đầy gió có hơi ấm tình người
Rong ruổi qua các con đường ngõ hẻm, đồng cỏ mỗi ngày, Giáp Nhiệt và những người shipper khác cùng chứng kiến những thay đổi của mảnh đất Sắc Đạt thoát ly thế tục này.
Giáp Nhiệt nói rằng các bệnh viện, tòa nhà thị chính và bảo tàng đều được xây dựng lại. Chúng từng chỉ là những ngôi nhà gỗ thấp bé. Hiện tại đã khác, khách du lịch tăng lên và ngày càng nhiều khách sạn được xây dựng. Đối với các khách sạn được xếp hạng cao, giá phòng có thể lên tới hàng nghìn NDT vào mùa du lịch cao điểm.
Khi cửa hàng mang đi lần đầu tiên được mở, chỉ có một số người bán trực tuyến và dân địa phương không quen với việc mua mang đi. Đức Đan Tắc Nhượng mở quán thịt nướng Tây Tạng. Một lần khách du lịch đến ăn và hỏi anh: "Ở đây có đồ ăn mang đi từ Meituan không?". Anh hỏi lại: "Đồ ăn mang đi là gì?".
Theo thời gian, các nhà hàng Tây Tạng cũng dần dần cung cấp dịch vụ đặt món trực tuyến. Đức Đan Tắc Nhượng chăn gia súc từ nhỏ, không biết nhiều về công nghệ hiện đại. Người quản lý thành phố đã giúp anh tải phần mềm và dạy anh cách nhận đơn đặt hàng. Hiện anh đã cho lên ứng dụng hơn 60 loại thịt nướng để khách hàng tùy ý lựa chọn.
Việc kinh doanh trong cửa hàng đang bùng nổ. Khi có nhiều khách du lịch, có ít nhất hàng trăm đơn đặt hàng mỗi tháng. Đức Đan Tắc Nhượng từng là ca sĩ người Tây Tạng nhưng thu nhập bấp bênh, anh mở quán ở đây mong vợ có cuộc sống ổn định hơn.
Những người chăn gia súc cũng đã quen với việc gọi đặt thực phẩm qua ứng dụng, chẳng hạn như nước khoáng trong siêu thị. Vào mùa mưa, nước trên đồng cỏ đục và bẩn nên nhu cầu nước đóng chai trong siêu thị tương đối cao.
Cũng trong tháng 7-8, dân địa phương thường cùng gia đình đi chơi, hoặc mời họ hàng, bạn bè rồi dựng lều trắng trên đồng cỏ, ở lại 10 ngày rưỡi. Họ thích gọi đồ qua ứng dụng, chủ yếu là thịt nướng và bia. Cả gia đình ăn thịt nướng và uống nước trên bãi cỏ, rồi nhảy múa cùng nhau.
Những ngày ngắn ngủi ở Sắc Đạt, ngoại trừ việc thiếu dưỡng khí thì cuộc sống tiện nghi không khác mấy so với thành phố lớn. Giáp Nhiệt cảm thấy rằng sự khác biệt giữa các thành phố không chỉ ở cơ sở vật chất phần cứng mà còn ở mối quan hệ giữa con người với nhau.
Sắc Đạt có một mùa đông dài. Đầu tháng 10, trấn nhỏ đã bước vào mùa đông. Giáp Nhiệt cho biết vào thời điểm lạnh nhất, khi đi trên đường, ngay cả lông mi cũng bị đóng băng.
Để tránh lạnh, shipper mặc quần áo dày, bên trong còn mặc thêm ba bốn bộ quần áo bông, đôi khi là áo choàng dày của người Tây Tạng, và dây xích được buộc vào bánh xe để không bị trượt khi đường bị đóng băng.
Giáp Nhiệt cười chia sẻ về một lần cô chạy xe bị trơn trượt rồi tông nhẹ vào chiếc xe hơi. Chủ chiếc xe đã nhẹ nhàng xua tay bảo cô không sao rồi để cô tiếp tục giao hàng. Cô cảm thấy biết ơn và ấm áp bởi sự giản dị và tốt bụng của cư dân trấn nhỏ.
Giáp Nhiệt kể về lần giao hàng ấn tượng nhất. Khách hàng là một bà cụ sống một mình, con cái ở xa đặt hàng đến nhà cho bà. Khi đồ ăn được mang đến, bà cụ bảo Giáo Nhiệt vào nhà và cho cô làm ấm cơ thể bằng ly trà bơ nóng hổi bốc khói.
Sắc Đạt nằm ở phía Nam của cao nguyên Thanh Tạng và hàm lượng oxy chỉ bằng 60% so với vùng đồng bằng. Thảm thực vật khô héo vào mùa đông, khách du lịch đồng bằng khó thích nghi với khí hậu địa phương.
Các shipper giúp đỡ khách du lịch bị thiếu oxy là chuyện thường xuyên xảy ra. Ví dụ, du khách khó chịu khi ở trong khách sạn, họ nhờ shipper đi mua giúp một bình oxy nhân tiện đặt đồ ăn quan mạng; hay mua giúp vài gói thuốc giảm triệu chứng thiếu oxy. Các shipper không bao giờ từ chối.
Nhân Chân Ông Tu từng nhìn thấy một du khách ngã gục bên đường vì thiếu oxy, người vợ không biết làm gì, con nhỏ thì gào khóc. Lúc đó có đơn đặt hàng nhưng anh vẫn chở khách vào khách sạn và mua bình thở oxy miễn phí cho họ.
Vì chỉ có 7 shipper nên mối quan hệ giữa họ và nhà hàng quán ăn thân thiết hơn ở các thành phố lớn.
Quán thịt nướng của Đức Đan Tắc Nhượng trở thành nơi tụ tập của 7 shipper. Đức Đan Tắc Nhượng cho họ sạc điện thoại và xe điện miễn phí, còn bật lò sưởi để họ hưởng chút ấm áp trong ngày đông. Quán ăn chỉ có một người, khi đơn hàng quá nhiều, shipper cũng sẽ giúp đóng gói và vận chuyển.
Những ngày ít đơn hàng, các shipper cũng thích chơi bóng rổ. Nhắc đến bóng rổ, khuôn mặt của các shipper đầy vẻ tự hào.
"Làm shipper vùng cao tuy cực nhưng nó mang lại cho chúng tôi cuộc sống tốt hơn"
Làm lụng vất vả để kiếm tiền, mua nhà lầu xe hơi. Loay hoay trong giấc mơ vật chất mệt mỏi là bức chân dung về cuộc sống của những người lao động thành thị.
Giáp Nhiệt làm shipper được 4 năm, Nhân Chân Ông Tu cũng gần 3 năm. Khi được hỏi đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền, không một ai đưa ra con số chính xác. Sau khi hỏi kỹ, thu nhập trung bình hàng tháng của những shipper ở đây là 6.000-8.000 NDT (hơn 20-27 triệu đồng), nhưng họ chỉ giữ lại 1.000-2.000 NDT (hơn 3,5-7 triệu đồng) để sử dụng hàng ngày, còn lại đưa cho bố mẹ.
Đa Cát Trạch Nhân có 5 anh chị em, anh là con trai cả, em gái anh năm nay vừa vào cấp ba. Anh nói rằng em gái là đứa trẻ được giáo dục tốt nhất trong gia đình, cô bé nằm trong số những học sinh giỏi nhất trong lớp từ nhỏ, phòng ngủ dán đầy bằng khen. Số tiền anh kiếm được không chỉ hỗ trợ chi phí của gia đình mà còn lo cho hành trình học tập của em gái.
Vào mùa đồng áng bận rộn, Đa Cát Trạch Nhân xin nghỉ phép để trở về làng giúp gia đình thu hoạch lúa mạch.
Đa Cát Trạch Nhân được coi là shipper có lượng đặt hàng nhiều nhất, thu nhập hàng tháng cao nhất lên tới hơn 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng). Vợ anh cũng ở Sắc Đạt, anh chị đều đã đi làm, chỉ còn mỗi mẹ và em gái sống ở quê.
Đăng Tử là một ngoại lệ. Đăng Tử là shipper bán thời gian và vẫn đi học bình thường. Trong tháng lương đầu tiên, anh đã trả học phí; trong tháng thứ hai, anh đã mua cho mình một chiếc áo choàng Tây Tạng rất đẹp.
Đầu tháng 9, Đăng Tử kết thúc công việc bán thời gian, sau khi trở lại trường học, anh làm giáo viên thực tập tại một trường tiểu học. Kể về trải nghiệm này, điều anh nhớ nhất là một lần được cô giáo đặt đồ ăn qua ứng dụng. Đó là 30 ly trà sữa tặng cho học sinh trong lớp. Anh cảm thấy hành động của cô đã sưởi ấm biết bao trái tim học sinh.
Đăng Tử cũng cân nhắc việc trở lại Sắc Đạt sau khi tốt nghiệp để làm giáo viên song ngữ tại một trường tiểu học ở khu vực Tây Tạng. Nhiều năm trôi qua, thị trấn nhỏ trên cao nguyên này ngày càng chú trọng đến giáo dục. Giáp Nhiệt là bà mẹ hai con, cô cũng dự định vài năm nữa khi các con vào tiểu học, cô sẽ nghỉ việc và đi dạy kèm.
Giờ đây, Nhân Chân Ông Tu là shipper duy nhất trong số 7 người đã mua nhà trong thành phố, kèm theo một chiếc ô tô cũ và sẽ lái xe về nhà trong dịp năm mới.
Khi được hỏi: “Trong mắt anh, có nhà có xe là thành công sao?”. Nhân Chân Ông Tu trả lời: "Không, là lương thiện".
Bán 20kg rau ngoài chợ, người đàn ông bị phạt gần 200 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà án đưa ra phán quyết bất ngờ
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcNgười đàn ông Trung Quốc bất ngờ bị xử phạt vì lý do không ngờ tới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 23 giờ trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 4 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 4 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcBach tuộc đã đang sở hữu đủ khả năng xây dựng một nền văn minh mới.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcQuả trứng hình cầu siêu hiếm "tỷ quả có một" được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.