Chuyện ở bệnh viện nghe tên nhiều người sợ
GiadinhNet - Không tấp nập người ra vào, cánh cửa các phòng ở Bệnh viện 09 (Thanh Trì, Hà Nội) - nơi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối thường chỉ khép hờ. Khác với vẻ yên bình của khuôn viên bệnh viện, bên trong phòng bệnh là biết bao câu chuyện mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu!
Nguy hiểm luôn chực chờ bác sĩ
Phần lớn các bệnh nhân điều trị tại đây đều là những thành phần xã hội “đặc biệt”. Họ là dân “anh chị”, gái mại dâm, nghiện hút, cướp giật hoặc người nhiễm HIV giai đoạn cuối không nơi nương tựa nên nhiều người thường có hành vi không hợp tác và không tuân thủ điều trị. Không ít bệnh nhân HIV/AIDS ở giai đoạn cuối thường bị rối loạn tâm thần rất cao (chiếm khoảng từ 26-28%). Có những bệnh nhân bị ảo giác, hoang tưởng cầm dao rượt đuổi đòi chém bác sĩ làm cho bệnh viện náo loạn. Thậm chí, có lần bệnh nhân cầm cả xi lanh máu đi dọc hành lang bệnh viện hù dọa bác sĩ, điều dưỡng, y tá.
“Nguy cơ bị phơi nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện là rất khó nhưng bác sĩ dễ bị lây các bệnh cơ hội từ người bị HIV/AIDS. Ví dụ như nhân viên y tế ở đây dễ bị lây nhất là lao kháng thuốc, nấm y học và một số bệnh truyền nhiễm khác viêm gan B,C,E”, BS Nguyễn Ngọc Hưng - Trưởng khoa Nội tổng hợp - Bệnh viên 09 chia sẻ.
Với đặc thù bệnh nhân như vậy nên có thể nói, đây là nơi chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân rất đặc biệt.
Không chỉ gặp phải những mối nguy từ bệnh nhân, các bác sĩ và y tá làm việc tại đây còn chịu sự phân biệt đối xử ở chính cộng đồng xã hội và cộng đồng dân cư đang sinh sống. “Bản thân tôi khi hàng xóm hỏi làm việc tại đâu, tôi nói, làm việc tại Bệnh viện 09, chuyên chăm sóc cho người HIV/AIDS, thì không ít người nhìn tôi bằng con mắt khác hẳn. Có người xót thương buông lời cay đắng: Anh làm ở đó nguy hiểm nhỉ(!?). Bạn bè trêu đùa “Cả đời này tôi chẳng nhờ được ông rồi”.
Những người hết lòng vì bệnh nhân
Trò chuyện với BS Hưng, chúng tôi được biết, 80% cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện đều là người tỉnh lẻ. Họ đều là những người có hoàn cảnh khó khăn.
Dù đã công tác được hơn 20 năm, nhưng mức lương cộng đủ mọi khoản trợ cấp và thâm niên, BS Hưng cũng chỉ vỏn vẹn được 8 triệu đồng/tháng. Lương trung bình của nhân viên bệnh viện chỉ từ 4-5 triệu đồng/tháng. Cũng vì vậy, sau giờ làm không ít nhân viên y tế phải chạy xe ôm kiếm thêm thu nhập, có người về bán bánh giò, trứng vịt lộn…
“Do tính đặc thù công việc như thế, cho nên các bác sĩ làm việc tại bệnh viện khó có thể mở phòng mạch tư và rất ít phòng mạch tư thuê bác sĩ tại Bệnh viện 09 về làm. Trong khi đó, chúng tôi phải lo bao nhiêu khoản tiền, trong đó có tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt. Để có thêm thu nhập, rất nhiều nhân viên y tế đã chạy xe ôm hợp đồng cho các công ty…”, BS Hưng chua chát nói.
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện dọa đánh bác sĩ là chuyện không xa lạ. Thậm chí, để bệnh nhân hợp tác điều trị, bác sĩ phải nịnh bệnh nhân rất nhiều. Tính chất công việc gặp nhiều nguy hiểm và khả năng lây nhiễm bệnh cơ hội từ bệnh nhân cao nên rất ít bác sĩ muốn làm việc ở đây.
Theo lời BS Hưng, từng có rất nhiều trường hợp nhân viên chỉ thử việc được một ngày đã xin nghỉ. Và cũng có những y tá phải giấu công việc mình làm để được gia đình người yêu chấp nhận.“Trước đây, có trường hợp y tá tên Th đã chuẩn bị lên xe hoa nhưng khi gia đình chồng biết làm việc tại Bệnh viện 09 đã cương quyết không cho con trai lấy. Cuối cùng, Th đã phải chia tay với người yêu vì làm việc tại bệnh viện chữa trị cho người nhiễm HIV/AIDS”.
Được biết Nhà nước và thành phố Hà Nội cũng đã có những chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ y tế làm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, rất cần nhiều hơn nữa sự sẻ chia và quan tâm của cộng đồng đối với những bác sĩ, nhân viên y tế đang làm việc tại một môi trường đặc biệt như thế.
Giúp người bệnh có thêm nghị lực sống
Nhắc đến Bệnh viện 09 có lẽ ai cũng biết, bởi đây là một “bệnh viện đặc biệt” chuyên điều trị cho những “bệnh nhân đặc biệt", bệnh nhân HIV/AIDS.
Bệnh viện 09 trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chuyên điều trị những bệnh nhân HIV/AIDS. Hầu hết, bệnh nhân ở đây đều bị gia đình, người thân bỏ mặc. Tuy nhiên, vẫn còn những con người luôn sát cánh hàng ngày, hàng giờ với họ trong cuộc chiến chống lại căn bệnh của thế kỷ chính là những y, bác sĩ nơi đây. Kinh phí hoạt động của bệnh viện 100% là ngân sách Nhà nước cấp. Bệnh nhân được điều trị miễn phí. Đa phần những bệnh nhân ở đây có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gia đình phó thác toàn bộ chăm sóc cũng như điều trị cho bệnh viện. Nhiều bệnh nhân không có gia đình khi điều trị nặng đến giai đoạn tử vong thì toàn bộ các công việc từ chăm sóc đến khi lo hậu sự, cũng chỉ có cán bộ của bệnh viện. Những bệnh nhân ở đây, họ không những đau đớn về bệnh tật mà còn tổn thương về tinh thần, niềm hy vọng duy nhất đối với họ chính là đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện.
Công việc khó khăn vất vả là vậy nhưng những y, bác sĩ nơi đây vẫn luôn tận tụy hết lòng với việc chăm sóc chữa trị cho bệnh nhân. Thực tế, việc điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam nói chung có nhiều tiến triển trong thời gian gần đây và tỷ lệ tử vong trong Bệnh viện 09 nói riêng cũng đã giảm dần. Sự ân cần chăm sóc của các y, bác sĩ đã giúp người bệnh có thêm nghị lực và niềm tin để vượt qua mặc cảm bệnh tật và sống có ý nghĩa hơn.
V.Nga
P.Vũ
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 23 giờ trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.