Chuyện phía sau bản Pà Kỉm 21 năm không sinh con thứ ba
GiadinhNet - Mặc dù ở khu vực biên giới, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, Nghệ An) dẫn đầu về thực hiện chính sách DS - KHHGĐ. Đặc biệt, trong xã này có bản Pà Kỉm đã 21 năm không có bà mẹ nào sinh con thứ ba.

Chị Hà Thị Lan – CTV dân số bản Pà Kỉm hướng dẫn chị em trong bản về biện pháp tránh thai an toàn. Ảnh: V.Đồng
Trèo đèo lội suối tuyên truyền về dân số
Cuối tháng 3/2018, chúng tôi theo chân đoàn cán bộ Chi cục Dân số tỉnh Nghệ An tham dự cuộc họp giao ban về dân số của xã Hạnh Dịch tại trụ sở UBND xã. Phòng họp tuy rộng nhưng chỉ vỏn vẹn có 10 người. Trong đó có 8 cộng tác viên (CTV) dân số, một viên chức dân số và ông Chủ tịch xã. Cuộc họp mở đầu bằng việc chị Vi Thị Hương thông báo “Hôm nay vắng 3 CTV vì gia đình có việc khẩn”. Sau đó, các CTV lần lượt báo cáo về tình hình dân số ở bản mình. Sau khi nghe từng CTV báo cáo, chị Hương bắt đầu phổ biến những chính sách cũng như văn bản mới về dân số. Đồng thời giải đáp những thắc mắc, tâm tư nguyện vọng của bà con qua các CTV thôn bản.
Sau buổi họp, nhiều chị CTV tranh thủ dừng lại trao đổi thêm với nhau về tình hình ở bản mình rồi tất tả lên xe của người nhà chờ sẵn ngoài cửa. Chị Hương giải thích: "Vì nhiều chị nhà ở bản phía trong rất xa, đường xá cheo leo nên phải nhờ con hoặc chồng đưa đi, đón về. Còn những bản ở gần, chị em thường đi bộ hoặc đi xe đạp rồi tranh thủ đến tận từng nhà để phổ biến những quy định mới nhất về dân số".
Chúng tôi theo chân chị Ngân Thị Đoàn (41 tuổi) đã 21 năm làm CTV dân số để tiếp cận những hộ dân thực hiện tốt chính sách dân số. Trên đường đi chị nói vui: "Các anh phải tháo giày, dép, xắn quần đi chân đất mới theo chúng tôi được". Một chị đi cùng nói thêm vào, đường khó đi lại phải trèo đèo, lội suối nên chúng tôi thường phải đi chân đất cho đỡ bị ngã do trơn trượt. Chúng tôi cũng làm theo hướng dẫn của các chị tiến về phía bản.

Chị Vi Thị Thìu - CTV dân số bản Khốm nhắc nhở, hướng dẫn người con dâu các biện pháp tránh thai an toàn.
Chúng tôi phải đi men xuống một con đèo lởm chởm đá tai mèo rồi cẩn trọng bước trên hai ống tre bắc qua suối Nặm Việc để đến nhà người dân trong bản Khốm. Chị Đoàn cười: "Hôm nay nước suối nhỏ nên có thể đi trên ống tre. Còn những hôm nước lên cao, chảy xiết thì việc đi qua suối khó khăn lắm. Với tôi, việc đi lại qua suối đã quen vì đã 18 năm tôi là CTV nên đi qua con suối này là bình thường".
Hướng mắt lên phái lưng chừng đồi, chị Đoàn giới thiệu đó là nhà già làng Lương Văn Ngọc, 76 tuổi. Đây là già làng có công rất lớn để chính sách dân số đến được tận người dân. "Vận động người dân thực hiện tốt chính sách dân số nhiều lúc còn gặp khó khăn nên phải có tiếng nói của già làng thì người dân mới tin và nghe, từ đó mới thấu hiểu được mọi chính sách. Già làng Lương Văn Ngọc thường nói, để thực hiện tốt mô hình không sinh con thứ 3 ở bản không chỉ là trách nhiệm của các chị CTV dân số, Hội Phụ nữ mà một phần quan trọng không kém là việc thay đổi, nhận thức của người đàn ông", chị Đoàn kể.
Cầm túi nilon có hai quyển vở ghi cụ thể cách sử dụng các biện pháp tránh thai và những văn bản mới cũng như các kiến thức được tập huấn ở Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, chị Đoàn nói: "Mình phải ghi chi tiết, cụ thể để hướng dẫn, giải thích cho người dân. Hầu như tôi phải nói tiếng dân tộc Thái người dân mới hiểu được".
Theo chị Đoàn thì người dân bây giờ đã rất hiểu về chính sách DS - KHHGĐ. Ngày trước, việc vận động bà con thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và đến các trạm y tế xã để sinh rất khó khăn. Đặc biệt là chuyện vận động các chị em đi trạm y tế xã khám thai và phụ khoa vì chị em luôn có tâm lý sợ hãi, xấu hổ khi đến trạm y tế xã nên họ thường sinh con ở nhà. Họ luôn có tâm lý sinh con đầu được thì con thứ hai cũng sẽ không sao. Nhưng sau nhiều năm kiên trì, giải thích cho chị em thì giờ có đợt cho các chị em đi khám ở trạm xá thì họ vui lắm. Cứ tập trung 15-20 chị em đi bộ từ sáng để đến trạm y tế xã khám một đợt.
Luôn đi đầu trong công tác dân số

CTV dân số ở xã Hạnh Dịch phải trèo đèo, lội suối để đến tận nhà dân.
Sau một buổi sáng đi tuyên truyền đến từng hộ dân về chính sách DS – KHHGĐ, chị Vi Thị Thìu (51 tuổi) CTV dân số bản Khốm thường dành thời gian để nhắc nhở, hướng dẫn người con dâu của mình các biện pháp tránh thai an toàn. "Ngày trước, tôi còn ngại nói về chuyện này với con cái trong nhà lắm. Nhưng mình là CTV dân số mà để người trong nhà vi phạm thì làm sao nói được các chị em trong bản. Chúng tôi tâm niệm, người làm công tác dân số phải gương mẫu và luôn đi đầu", chị Thìu tâm sự.
Còn chị Hà Thị Lan (33 tuổi, CTV dân số bản Pà Kỉm) cho biết: "Trước đây, tư tưởng của bà con dân tộc phải sinh nhiều con, đặc biệt là con trai mới trở thành lao động chính làm trụ cột cho gia đình, hoặc sinh con một bề gái vẫn theo đuổi sinh thêm con để mong có con trai nhưng giờ thì không còn nếp nghĩ lạc hậu ấy nữa. Tính đến thời điểm này, bản Pà Kỉm giờ đã 21 năm không có người sinh con thứ 3". Để có thành tích này, chị Lan đêm nào cũng thu xếp gọn gàng mọi công việc để đi gõ cửa từng nhà tuyên truyền cho bà con hiểu được hệ lụy của việc sinh nhiều con. Lúc đầu bà con còn lạ lẫm nhưng dần dà họ cũng hiểu rồi nghe theo. Ngoài ra, việc hướng dẫn, sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai như sử dụng bao cao su, uống hoặc tiêm thuốc rồi đặt vòng cho chị em đã rất khó khăn, nhưng khó khăn nhất là thuyết phục bằng được những cặp gia đình có con một bề là nữ. Biết là khó nhưng chị Lan vẫn kiên trì đi gõ cửa đến mấy tháng liên tục thì những cặp gia đình này đã thay đổi hẳn nhận thức cũ.
Chị Vi Thị Đào, mẹ của hai cô con gái nói: "Ngày trước chồng tôi cũng muốn có thêm một cháu trai, nhưng nghe các chị CTV dân số giải thích thì việc con trai hay con gái gì cũng là con do mình đứt ruột đẻ đau. Phải nuôi chúng ăn học, dạy dỗ chu đáo thì các con sẽ hiếu thảo và kinh tế sẽ vững vàng hơn". Nghe vợ nói vậy, anh chồng Vi Văn Đức góp chuyện "Vợ chồng tôi đẻ ít, đẻ thưa để có thời gian chăm sóc con cái tốt hơn. Sẽ có nhiều thời gian làm kinh tế. Bây giờ trai, gái là bình đẳng, quan trọng là mình chăm sóc, nuôi dạy con như thế nào cho tốt thôi".
Chị Vi Thị Hương - viên chức dân số xã Hạnh Dịch tự hào kể, ngoài trường hợp đặc biệt của bản Pà Kỉm thì có những bản làng vùng sâu, vùng xa, điện thắp sáng chưa có, khó khăn muôn vàn nhưng bà con hiểu sinh nhiều con sẽ khiến cuộc sống khốn khó hơn nên họ thực hiện rất tốt việc chỉ sinh từ 1-2 con. Chị Hương nhẩm tính, bản Hủa Mương, bản Mứt đã 5 năm, bản Khốm, bản Cóng đã 3 năm không sinh con thứ ba.
Không chỉ dẫn đầu xã Hạnh Dịch
Bà Sầm Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Quế Phong cho biết, dù đời sống bà con ở xã vùng biên Hạnh Dịch còn nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp nhưng với kết quả về chính sách DS-KHHGĐ đạt được, chúng tôi hi vọng những năm tiếp theo cuộc sống của người dân sẽ từng bước được nâng lên. Riêng bản Pà Kỉm không chỉ dẫn đầu các thôn bản về chính sách DS-KHHGĐ khi giữ vững danh hiệu 21 năm không có trường hợp vi phạm chính sách dân số mà còn dẫn đầu trong 14 xã và 195 thôn bản. Đấy là một mô hình đáng quý, cần được nhân rộng trong toàn tỉnh.
Vũ Đồng

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 17 giờ trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?
Dân số và phát triển - 1 ngày trước"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.