Chuyện về vị “phù thuỷ sắc đẹp” lưu giữ hơn 3 triệu bức ảnh bệnh nhân
GiadinhNet - Là Giáo sư đầu tiên của ngành Phẫu thuật thẩm mỹ Việt Nam, GS.TS Trần Thiết Sơn chỉ mong muốn những kiến thức, kỹ thuật chuyên môn của mình có thể đem lại nụ cười, hạnh phúc cho mọi người.
GS.TS Trần Thiết Sơn tự hào kể về những niềm hạnh phúc nghề nghiệp. Ảnh: Bảo Loan
Đôi bàn tay “vàng” của ngành phẫu thuật thẩm mỹ
Trong bộ trang phục màu xanh của phòng mổ, GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (PTTHTM) Trường ĐH Y Hà Nội, Trưởng khoa PTTHTM - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, vẫn thoải mái chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, về những niềm hạnh phúc trong khoảng thời gian hơn 30 năm làm nghề của mình.
Ông lôi cuốn người đối diện bởi giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng. Đôi lúc lắng lại, trầm bổng khi nhắc đến những chuyến đi phẫu thuật nhân đạo, ở khắp các vùng miền Tổ quốc. Là Giáo sư đầu tiên của ngành PTTHTM, trải qua hơn 30 năm làm nghề, GS.TS Trần Thiết Sơn không khỏi trăn trở về số lượng lớn bệnh nhân nghèo ở các tỉnh, thành miền núi. Bởi những bệnh nhân ở những vùng này không có điều kiện được tiếp cận với phẫu thuật thẩm mỹ. Do đó, ông mong muốn những kiến thức, kỹ thuật chuyên môn của mình có thể làm lại cuộc đời, mang lại những nụ cười, hạnh phúc cho bệnh nhân.
Được mệnh danh là người có “đôi bàn tay phù thuỷ” trong ngành PTTHTM, GS.TS Trần Thiết Sơn đã “lấy lại công bằng” từ tạo hóa cho hàng triệu ca bệnh. Song, khi được hỏi về những ca bệnh đó, ông chau mày: “Hàng triệu ca, đó là những con số không thể nhớ hết được”. Thế nhưng, ông cười thật tươi khi nhớ đến niềm hạnh phúc của một gia đình ở Thái Bình, mà ông vừa có dịp gặp lại. Đó là một bệnh nhi 6 tuổi từng bị khối u hắc tố khổng lồ trên đầu. Cách đây 12 năm, gia đình bệnh nhi đến “cầu cứu” ông với khối u chiếm 3/4 da đầu. Khối u rất dày, có màu đen thẫm và nguy hiểm hơn là vì khối u mà bệnh nhi này không thể mọc tóc. Bệnh nhân dễ bị chảy máu khi chải đầu và nguy cơ ung thư khá cao.
Vừa kể, ông vừa lục tìm những hình ảnh của bệnh nhân cho chúng tôi xem, như một minh chứng cho sự kỳ diệu của phẫu thuật thẩm mỹ. Vừa mở từng tấm ảnh, GS.TS Trần Thiết Sơn hồ hởi kể: “Trong 2 năm, qua 3 lần được các bác sĩ tích cực phẫu thuật, điều trị, khối u được lấy bỏ hoàn toàn. Bệnh nhân lành bệnh và mọc tóc như người bình thường. Bây giờ, sau 12 năm gặp lại, cô bé đó đã trở thành cô sinh viên với bộ tóc dài mượt. Cô sinh viên hoàn toàn tự tin với diện mạo của mình”.
Có rất nhiều câu chuyện trong ngành khiến GS.TS Trần Thiết Sơn và đội ngũ y bác sĩ không ít phen cười ra nước mắt, đặc biệt là những ca biến chứng sau PTTM, trong đó có cả chủ cơ sở Spa. “Vì cho nhân viên tập sự của mình tiêm chất làm đầy vào ngực mà không ít chủ Spa gặp biến chứng, lở loét cục bộ, ngực thì bên cao bên thấp. Nhưng khi đến bệnh viện, được các bác sĩ chỉ định nhập viện, họ lại gây gổ với bác sĩ, vì họ khăng khăng là biến chứng filler không cần nhập viện. Họ thách thức cả những người làm chuyên môn chỉ vì sự thiếu hiểu biết như vậy thì với tính mạng khách hàng, họ cũng coi như cỏ rác thôi”, bác sĩ Thiết Sơn kể.
Mặc dù thế nhưng ông vẫn cùng đội ngũ bác sĩ phẫu thuật đem đến cho bệnh nhân những điều bất ngờ và hạnh phúc tột cùng. GS.TS Sơn thổ lộ: “Rõ ràng là mình thấy mình có ích mà. Bởi bệnh nhân hạnh phúc vì những gì mình đem lại cho họ, thì nghiễm nhiên mình cũng có cảm giác hạnh phúc và tự thấy phần nào trách nhiệm của mình với xã hội”.
Ở ngưỡng tuổi 60, GS.TS Trần Thiết Sơn vừa là Trưởng khoa PTTHTM của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, vừa là Trưởng bộ môn PTTHTM của Trường ĐH Y Hà Nội, nên việc thường xuyên có mặt ở nhà sau 21 giờ đêm, đối với ông là chuyện hiển nhiên. “Là một cơ sở đào tạo bác sĩ chuyên khoa về PTTHTM của cả nước, nên việc đào tạo, giảng dạy tại Trường ĐH Y Hà Nội chiếm rất nhiều thời gian. Đó là chưa kể những lịch mổ, lịch điều trị dày đặc tại bệnh viện. Công việc bận rộn, nhiều khi bị căng thẳng là chuyện bình thường. Cũng may, bà xã là đồng nghiệp nên rất hiểu. Nhưng mấu chốt là mình phải tự phân bổ thời gian và tự cân bằng thôi!”, GS.TS Sơn chia sẻ.
Vị bác sĩ lưu giữ hơn 3 triệu bức ảnh của bệnh nhân
Lý giải về hàng triệu bức ảnh của bệnh nhân đang được lưu giữ cẩn thận, GS.TS Trần Thiết Sơn thẳng thắn: “Thứ nhất, đó là một minh chứng rõ nhất để chứng minh với bệnh nhân là tôi làm thay đổi họ như thế nào (?). Thứ hai, nếu bệnh nhân khởi kiện, đó sẽ là bằng chứng pháp lý để bảo vệ mình. Thứ ba, để rút kinh nghiệm làm nghề. Thứ tư, để làm tài liệu giảng dạy. Bởi khi giảng dạy, chỉ nói suông mà không có minh chứng bằng hình ảnh thì chẳng ai nghe. Tất cả hình ảnh sẽ là tư liệu cho chuyên ngành, cho bệnh viện, bộ môn và cho cá nhân. Hình ảnh từ những ca mổ của GS.TS Trần Thiết Sơn thực hiện là minh chứng thuyết phục cho các bài báo, công trình khoa học trong, ngoài nước của ông.
GS.TS Trần Thiết Sơn chia sẻ: “Khi nhìn lại những bức ảnh thì tôi liên tưởng ngay những sự việc đã xảy ra. Lưu giữ hình ảnh là cách tốt nhất để lưu giữ lại ký ức của mình một cách khoa học nhất”.
“Bệnh nhân nghèo nhiều quá, họ nghèo không có điều kiện để mổ. Có lẽ, các thế hệ học sinh của tôi sau này mổ cũng không thể hết được. Trong khi đó, dịch vụ y tế ở vùng xa chưa đủ chất lượng chuyên ngành, chuyên sâu để đáp ứng việc phẫu thuật”, đó là những trăn trở, gửi gắm của GS.TS Trần Thiết Sơn. Khi đang chia sẻ dang dở với tôi, thì ông phải vội vàng chỉnh lại y phục, để tiếp tục một ca mổ khẩn cấp.
GS.TS Trần Thiết Sơn nhấn mạnh: “Tiêm bất cứ thứ gì vào cơ thể đều có thể gây sốc phản vệ và đều có thể tử vong trong tích tắc. Thế nên, trước khi có ý định PTTM, đầu tiên phải xác định được, mình thiếu cái gì và cần cái gì (?). Nếu sự khiếm khuyết đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thì hẵng trông chờ vào PTTM. Khi tìm đến PTTM thì hãy tránh xa những lời quảng cáo, mà tìm đến những người được đào tạo, có kinh nghiệm dày dặn”.
Bảo Loan
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.