Cô bé được mệnh danh Nguyễn Ngọc Ký của Tây Nguyên
GiadinhNet - Khi phát hiện đứa con dứt ruột sinh ra không có đôi tay, người mẹ ngỡ mình trót sinh ra “quái vật” rồi ngất lịm. Chuyện nhanh chóng đến tai buôn làng, nhiều người cho rằng cần phải mang “con ma rừng” đó vứt đi.
![]() |
Đúng 13 năm trước, trong một đêm mưa tối trời, chị Đinh Thị En (SN 1976, làng Krối, xã Kong Krong (nay là xã Đak Smar, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai) trở dạ sinh bé gái Đinh Thị Honh bên vách nhà sàn. Như bao người mẹ khác, En nở nụ cười hạnh phúc đón đứa con đầu lòng chín thàng mười ngày mang nặng đẻ đau. Nhưng niềm vui của người mẹ trẻ đã chợt tắt ngay sau đó ít phút, khi chị phát hiện đứa con vừa sinh không có 2 cánh tay. Ngỡ sinh ra “quái thú”, En thét lên một tiếng rồi ngất lịm.
Nghe tiếng thét, chồng chị là anh Đinh Đeng (SN 1971) liền chạy đến bên vợ thì tá hoả khi thấy hình hài dị thường của con. Quá hoảng sợ, anh Đeng cũng tháo chạy một mạch giữa đêm mưa, báo cho buôn làng biết vợ mình vừa sinh ra “con ma”. Nghe tin, từ người già chí trẻ tập trung về đầy vách nhà Đeng. Bên trong, người mẹ đã tỉnh ôm đứa con khóc òa khóc. Sau khi xem mặt và hình hài cháu bé “quái dị”, nhiều người cho rằng do kiếp trước vợ chồng anh Đeng ở ác, nên kiếp này bị Yàng (Trời) phạt phải sinh ra “con quỷ”. Phải rất lâu, già làng đến khuyên nhủ thì vợ chồng Đeng mới hiểu ra cơ sự, rằng đứa bé đang khóc oa oa vì khát sửa kia là người chứ không phải là con ma rừng.
Suốt 3 ngày đêm sau đó, En rấm rức khóc nghĩ về tương lai đứa con bất hạnh. Đeng, mặc dù chưa hết bàng hoàng nhưng anh hiểu ra một điều rằng, đó là “hòn máu cắt”, vợ anh đã chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau mới sinh ra. Thương vợ, Đeng luôn ở bên cạnh lo và an ủi chăm sóc. Nhưng nhìn con nằm thuồn thuột, rồi lại nghĩ đến những đứa trẻ trong làng này ai cũng đủ tay chân, anh lại thấy sống mũi cay cay. Giữa mảnh đất núi rừng này, không có tay thì sau này làm sao đi rẫy, cuốc đất trồng khoai mì, đốn củi được. Nghĩ rồi buồn, nhưng anh cũng chẳng biết làm sao hơn.
Thời gian qua mau, Honh lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự chăm sóc chu đáo của cha mẹ. Bé phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác, ngày càng xinh xắn ngoan ngoãn. Tuy nhiên khi Honh được 3 tuổi thì xuất hiện dấu hiệu bị gù, tấm lưng dần còng gập như người già. Quan sát kỹ, mọi người thấy giống hệt như 2 bàn tay được giấu vào mạng sườn sau lưng vậy. Mọi sinh hoạt đều khó rất khó khăn, những công việc buổi đầu đời, Honh đều phải tập làm bằng đôi bàn chân, mọi thứ từ bỡ ngỡ dần đến thành thục theo năm tháng. Đôi chân thay thế cánh tay lúc nào không hay. Và giờ đây, em đã làm được tất cả mọi công việc như một đứa trẻ bình thường.
![]() |
Khi lên 7 tuổi, Honh đã biết từ chối sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình trong mọi sinh hoạt cá nhân. Mỗi sáng thức dậy, em tự dùng chân làm vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, lấy ược chải đầu, thay quần áo. Trong bữa cơm, Honh cũng tự dùng chân bưng bát, dùng đũa gắp thức ăn không cần nhờ đến cha mẹ. Và thật kỳ diệu, với đôi bàn chân nhỏ nhắn của mình, Honh đưa chổi lên cổ rồi dùng cổ kẹp lại và đưa từng nhát chổi quét sạch rác trong sân nhà. Không những thế, Honh còn làm được những việc khó khăn khác như nấu nước, rửa chén bát, chùi xong nồi. Ở buôn K’rối, người dân cảm phục nghị lực của Honh đã gọi em là Nguyễn Ngọc Ký thứ hai, là biểu tượng cho tinh thần vượt khó vươn lên đáng học tập.
“Viết” tương lai bằng đôi chân
![]() |
Từ lúc được cha mẹ cho đến trường đi học đến nay, năm nào Honh cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi của lớp, của trường. Hiện nay, Honh đang là một trong ba học sinh giỏi nhất của lớp 5B Trường tiểu học Đak Smar, huyện Kbang. Không chỉ học giỏi, em có khả năng vẽ bằng chân rất đẹp. Chỉ cần nhìn vào một bức tranh nào đó, Honh có thể kẹp bút vào ngón chân, vẽ lại y như bức tranh trước đó. Honh còn viết chữ trên bảng giáo viên rất đẹp, hát hay. Cô Lê Thị Tuyết, chủ nhiệm lớp 5B Trường tiểu học Đak Smar, cho biết: “Dù bị khiếm khuyết, nhưng Honh rất vô tư và không bao giờ mặc cảm với bản thân mình. Không những thế, Honh là học sinh rất chăm ngoan, học lực không thua kém bất kỳ bạn nào trong lớp. Thậm chí, có những môn, em luôn là người đứng đầu”.
Chính vì chăm ngoan, học giỏi và đầy nghị lực vươn lên, Honh được nhiều người biết đến như một tấm gương vượt khó. Chị Nguyễn Thị Phương, cán bộ lao động TBXH xã Đak Smar, huyện Kbang, cho biết: “Gia cảnh của bé Honh nghèo khó nên luôn được các ban ngành, đoàn thể của huyện quan tâm để khuyến khích tinh thần học tập của em. Năm nào Honh cũng được nhận học bổng trẻ em nghèo vượt khó của tỉnh Gia Lai. Năm 2013, Honh đã được nhận thêm học bổng Việt – Nhật. Nhiều người đã đến xã liên hệ với gia đình để xin bé Honh về nuôi nhưng gia đình nhất quyết không cho”.
Nói về cô bé được ví như Nguyễn Ngọc Ký của buôn K’rối, ông Đinh Tông (51 tuổi, Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh xã Đak Smar), không khỏi tự hào và ngưỡng mộ: “Địa bàn xã có 3 trường tiểu học, ngày nào tôi cũng phải đến từng nhà để đôn thúc, nhắc nhở các cháu đi học. Mỗi năm có đến 40% em học sinh bỏ học giữa chừng, số còn lại mỗi tuần chỉ đi học từ 2- 3 ngày, rồi lấy cớ xin phép nghỉ để trốn học. Thế nhưng trường hợp bé Honh thì ngược lại”. Dù ngày nắng hay mưa, con đường làng vẫn in dấu chân của bé. Chính vì thế, mỗi lần đi họp trên huyện, trong xã ông Tông thường đem Honh ra làm tấm gương về sự hiếu học và nghị lực vượt khó của em để các em khác noi theo.
Ước mơ trở thành cô giáo Khi hỏi về ước mơ của mình, Honh bẽn lẽn cho biết, em sẽ cố gắng học để sau này trở thành cô giáo, giống như thầy Nguyễn Ngọc Ký, để dạy lại cho học sinh như cô giáo của mình bây giờ. Chị En, mẹ bé Honh tự hào khoe: Từ lúc học lớp 1 đến nay, Honh chưa nghỉ học ngày nào. Bao giờ Honh cũng đi học sớm hơn các bạn để lên lớp lấy chổi vệ sinh lớp học sạch sẽ. Ngày nào đến lớp sau các bạn, em cảm thấy xấu hổ với bạn bè và cô giáo |
Nguyễn Tâm

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 2 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày
Giáo dục - 4 giờ trướcÔng Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

3 tháng tới, có 4 con giáp được Thần Tài gọi tên, 1 tuổi dễ bị thâm hụt tiền bạc
Đời sốngGĐXH - Trong khi 4 con giáp được dự đoán là kinh doanh phát tài phát lộc thì lại có một con giáp cần cẩn trọng hết sức về quản lý tài chính trong 3 tháng tới.