Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ cấu lại tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ

Thứ bảy, 12:59 11/01/2025 | Giáo dục

Sau khi nhà nước có chủ trương chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TBXH về Bộ GD-ĐT quản lý, Chính phủ đã có dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT.

Theo dự thảo, Bộ GD-ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.

Điểm mới được đưa vào dự thảo là việc Bộ GD-ĐT sẽ quy định về xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ giáo dục nghề nghiệp; quy định các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Bộ GD-ĐT cũng ban hành chuẩn cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp.

Cùng đó, bộ quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Một số nhiệm vụ về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên khác được nêu trong dự thảo gồm: Hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quy định việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Bên cạnh đó, theo dự thảo, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổ chức thực hiện; hướng dẫn về xây dựng xã hội học tập, xây dựng chính sách thúc đẩy học tập suốt đời.

Cơ cấu lại tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ - Ảnh 1.

Ảnh: Thanh Hùng

Về quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo, theo dự thảo, Bộ GD-ĐT cũng ban hành điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và các cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bộ GD-ĐT cũng quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, cho phép hoạt động đối với trường cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc trường cao đẳng, thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo thẩm quyền;

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT thực hiện vai trò cơ quan quản lý trực tiếp các đại học quốc gia; trình Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia; trình Thủ tướng ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Bộ GD-ĐT bỏ 5 vụ, thêm 1 cục

Dự thảo nghị định xác định cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT là 19 đơn vị, trước đây là 23 đơn vị. Cụ thể, 5 vụ sẽ không còn tồn tại, gồm: Vụ Giáo dục thể chất, Vụ Giáo dục dân tộc, Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.

Theo dự thảo, Bộ GD-ĐT sẽ có thêm Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Có 2 đơn vị được đổi tên, gồm: Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh - sinh viên đổi thành Vụ Học sinh - Sinh viên; Cục Công nghệ thông tin đổi thành Cục Khoa học công nghệ và thông tin.

Như vậy, 19 đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT dự kiến bao gồm: Vụ Giáo dục Mầm non; Vụ Giáo dục Tiểu học; Vụ Giáo dục Trung học; Vụ Giáo dục Đại học; Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Thanh tra; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục; Cục Quản lý chất lượng; Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Dự thảo nghị định này nếu được thông qua và ban hành sẽ thay thế Nghị định 86/2022/NĐ-CP năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT.

Đồng thời, bãi bỏ quy định về giáo dục nghề nghiệp quy định Nghị định 62/2022/NĐ-CP năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TB&XH; bãi bỏ Quyết định 29/2017/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng quy định chức năng, niệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ LĐ-TB&XH.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin cực quan trọng từ năm học 2025 - 2026, thí sinh thi vào lớp 10 cần lưu ý

Thông tin cực quan trọng từ năm học 2025 - 2026, thí sinh thi vào lớp 10 cần lưu ý

Giáo dục - 11 giờ trước

GĐXH - Theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, điểm xét tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 là tổng điểm của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10.

Những khoản tiền nào nhà trường không được thu của học sinh?

Những khoản tiền nào nhà trường không được thu của học sinh?

Giáo dục - 23 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, nhiều khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh trong năm học 2024 - 2025. Dưới đây là những khoản tiền không được thu.

Vì sao không 'chốt' môn thi thứ ba vào lớp 10 là tiếng Anh?

Vì sao không 'chốt' môn thi thứ ba vào lớp 10 là tiếng Anh?

Giáo dục - 1 ngày trước

Đại diện Bộ GD&ĐT vừa cho biết lý do không cho phép cố định một môn thi thứ ba vào lớp 10.

Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn cho phép đánh giá năng lực vào lớp 6

Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn cho phép đánh giá năng lực vào lớp 6

Giáo dục - 1 ngày trước

Theo Bộ GD-ĐT, các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển vào lớp 6 thông qua hỏi - đáp, viết, thuyết trình...

Nữ sinh Việt được Microsoft nhận vào dù chưa tốt nghiệp đại học

Nữ sinh Việt được Microsoft nhận vào dù chưa tốt nghiệp đại học

Giáo dục - 1 ngày trước

Vượt qua các vòng tuyển dụng khắc nghiệt của Microsoft, Dương Hà Anh trúng tuyển vào công ty công nghệ hàng đầu này dù chưa tốt nghiệp đại học.

Một trường đại học phía Bắc sáp nhập, cắt giảm gần 35% đầu mối

Một trường đại học phía Bắc sáp nhập, cắt giảm gần 35% đầu mối

Giáo dục - 1 ngày trước

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) sẽ sáp nhập nhiều khoa, phòng, cắt giảm khoảng gần 35% đầu mối.

Từ năm 2025 thay đổi cách tính điểm thi lớp 10

Từ năm 2025 thay đổi cách tính điểm thi lớp 10

Giáo dục - 2 ngày trước

Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 từ nă 2025 quy định như sau: Điểm xét tuyển là tổng điểm của các môn thi, bài thi tính theo thang điểm 10 với mỗi môn thi, bài thi.

Những trường hợp nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 năm 2025?

Những trường hợp nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 năm 2025?

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Thông tư số 30/TT-BGDĐT quy định rõ các đối tượng được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025. Đó là những đối tượng nào?

Trường chất lượng cao sẽ không được tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 6

Trường chất lượng cao sẽ không được tổ chức thi tuyển đầu vào lớp 6

Giáo dục - 2 ngày trước

Năm 2025, các trường THCS chất lượng cao sẽ không được tổ chức thi hay kiểm tra đánh giá để tuyển sinh học sinh lớp 6 theo quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới vừa ban hành.

5 điều kiện mở lớp dạy thêm ngoài trường học

5 điều kiện mở lớp dạy thêm ngoài trường học

Giáo dục - 2 ngày trước

Xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và học sinh, lớp dạy thêm bên ngoài nhà trường mở ra ngày càng nhiều trong những năm gần đây.

Top