Cố đẻ thằng cu, cả nhà cùng khổ
GiadinhNet - Do sinh nhiều nên không ít hộ gia đình ở huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) rơi vào vòng luẩn quẩn "đông con - đói nghèo, con cái học hành dang dở". Đây cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc xóa đói, giảm nghèo. Tâm lý "khát con trai" “cố đẻ thằng cu” của một bộ phận người dân đang là rào cản không nhỏ đối với công tác DS-KHHGĐ của địa phương này.

Khổ dài dài vì “kiếm” con trai
Hiện huyện Xuyên Mộc là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phần lớn, hộ nghèo có mức thu nhập thấp, lại đông con… nên công tác giảm nghèo càng thêm khó khăn. Chúng tôi cùng cán bộ giảm nghèo xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Lộc (ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận). Lấy nhau hơn 20 năm nay, nhưng vợ chồng anh Lộc vẫn chưa cất nổi căn nhà để ở. Chỗ ở hiện tại do người quen... cho mượn. Căn nhà có diện tích chưa đầy 30m2 khá ẩm thấp, lối vào nhà cỏ mọc um tùm, lầy lội bùn đất. Trong nhà, ngoài hiên không có một thứ gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp cũ, khiến những người đến thăm không khỏi xót xa.
Quanh năm đánh bắt hải sản bằng thuyền thúng, anh Lộc vẫn chẳng thể lo cho 3 đứa con gái được bằng bạn bằng bè. Con gái lớn năm nay 17 tuổi, chỉ học hết lớp 9 rồi đi rửa chén thuê cho nhà hàng, phụ cha mẹ nuôi hai em ăn học. Không phải vợ chồng anh Lộc không nhận thức được việc chỉ nên dừng lại ở 2 con nhưng cái lý anh đưa ra thật chẳng biết nên vui hay buồn. “Định sinh chỉ 2 con thôi nhưng vợ chồng lại muốn có con trai nên cố đẻ thêm, thành ra khổ...”, anh Lộc ngậm ngùi.
Cùng hoàn cảnh với anh Lộc, gia đình anh Nguyễn Văn Hà (ấp Gò Cà, xã Phước Thuận) cũng thuộc một trong những hộ nghèo nhất của xã. Là hộ nghèo chuẩn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, công việc bấp bênh nên số tiền học đầu năm học của 3 đứa con đang học mầm non khiến anh chị chật vật, phải đi vay mượn khắp nơi. Làm nghề đánh bắt hải sản ven biển, tùy theo con nước lên xuống, mỗi tháng, vợ chồng anh cũng chỉ tích góp được 4-5 triệu đồng. Căn nhà cấp bốn, mái lợp fibro xi măng, xung quanh đầy những mảnh tôn, gỗ chắp vá, chẳng thể tránh được cảnh phải hứng xô, chậu trong nhà mỗi khi mưa xuống.
“Biết là đông con sẽ dẫn tới nghèo đói nhưng do "lười" không áp dụng biện pháp tránh thai nên vợ chồng tôi bị lỡ kế hoạch. Vừa tiền ăn của cả nhà, tiền học của các con mỗi tháng cũng hết mấy triệu đồng nên vợ chồng cũng chẳng dám sắm sửa gì…”, anh Hà nói khi thấy khách ngạc nhiên trước căn nhà tuềnh toàng của gia đình.
Ngành Dân số gian nan tháo gỡ
Theo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Xuyên Mộc hiện là địa phương có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao trên địa bàn tỉnh trong 9 tháng đầu năm. So với các địa phương khác như huyện Đất Đỏ (tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên 3,72%), TP Vũng Tàu (4,74%), TP Bà Rịa (4,5%) thì con số này cao gấp 3 - 4 lần.
Ông Lê Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Xuyên Mộc cho biết, 2 năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ ba trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tăng nhanh. Cuối năm 2015, tỷ lệ này là 11,99%, nhưng chỉ trong 9 tháng năm 2016, con số này đã tăng lên 13,61%, dự báo sẽ tăng thêm nữa từ nay đến cuối năm. Ông Sơn nói: “Dù đã được chính quyền địa phương và các cán bộ phụ trách, cộng tác viên dân số tích cực tuyên truyền, nhưng hàng năm tỷ lệ sinh con thứ ba ở Xuyên Mộc vẫn cao. Với quan niệm sinh đẻ tự nhiên hoặc nhất định phải sinh con trai để nối dõi, nhiều cặp vợ chồng không thực hiện đúng những biện pháp KHHGĐ”.
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh chia sẻ: Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao là một trong những rào cản đối với công tác giảm nghèo hiện nay. Đông con dẫn đến đói nghèo, con cái bỏ học giữa chừng, cơ hội để thoát nghèo rất khó.
Ông Khánh cho biết thêm: “Trong quá trình đi khảo sát hộ nghèo tại huyện Xuyên Mộc, tôi được trực tiếp chứng kiến những gia đình nghèo có 5 - 7 đứa con ở độ tuổi rất sát nhau. Điều đáng nói là thời gian sinh con thứ ba trở lên của các gia đình này chỉ từ năm 2010 đến nay nên không loại trừ nhiều trường hợp có quan niệm sinh nhiều con để được hưởng các chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Thời gian tới, tôi đề nghị đưa phần báo cáo về tỷ lệ sinh con thứ ba của hộ nghèo vào báo cáo chung công tác giảm nghèo của các địa phương để các ban, ngành cùng đưa ra giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả”.
Tăng cường truyền thông, vận động tại hộ gia đình
Ông Lê Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Xuyên Mộc cho biết, 2 năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ ba trên địa bàn huyện Xuyên Mộc tăng nhanh. Cuối năm 2015, tỷ lệ này là 11,99%, nhưng chỉ trong 9 tháng năm 2016, con số này đã tăng lên 13,61%, dự báo sẽ còn tăng thêm.
Ông Sơn cho hay: "Dù đã được chính quyền địa phương và các cán bộ phụ trách dân số tích cực tuyên truyền, nhưng hàng năm tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Xuyên Mộc vẫn cao.Với quan niệm sinh đẻ tự nhiên hoặc nhất định phải sinh con trai để nối dõi, nhiều cặp vợ chồng không thực hiện đúng những biện pháp KHHGĐ. Đây chính là rào cản đối với công tác dân số của địa phương. Hiện đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở đang hết sức nỗ lực tăng cường truyền thông, vận động đến các cặp vợ chồng sinh con một bề để thuyết phục họ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại”.
Bùi Hương

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.