Cố ép bố mẹ ra Thủ đô sống cùng cũng là bất hiếu?
GiadinhNet - Bố mẹ sống ở quê, con làm việc Thủ đô. Công việc quá bận rộn khiến con không thể về thăm bố mẹ thường xuyên. Vì vậy, nhiều người ép bằng được bố mẹ ra sống cùng dù các cụ không muốn. Theo các chuyên gia, đây không phải là báo hiếu mà là bất hiếu.

Ảnh minh họa
Ép bố mẹ ra Thủ đô sống cùng
Hai năm nay, bố chị Nguyễn Thị Thư (ở Tuyên Quang) đột ngột ra đi vì bị tai biến. Một mình mẹ chị sống lủi thủi ở quê. Bởi vậy, cứ cuối tuần vợ chồng chị lại đưa con cái về quê chơi với mẹ cho bà đỡ buồn. Công việc vợ chồng bận quá, rồi con cái đi học, dần dần những ngày về quê chơi với mẹ của gia đình chị ít dần. Có khi cả năm nhà chị chỉ về quê được mỗi dịp Tết. Bà Hoài – mẹ của chị Thư thì yếu, say xe nên không thể xuống thăm con cháu.
Vợ chồng chị Thư bàn với nhau đưa bà xuống ở cùng. Biết ý định của con, bà nhất quyết từ chối vì muốn ở quê có hàng xóm, bạn bè trò chuyện. Thế nhưng, phần vì muốn chăm sóc cho mẹ, phần không thể về quê suốt được nên chị Thư ra "tối hậu thư" ép bằng được bà Hoài xuống ở cùng.
Bất đắc dĩ bà Hoài xuống Hà Nội ở cùng con cháu. Đất Thủ đô lạ lẫm, bà sống không quen, con cháu cứ đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Nhiều khi chị Thư về đến nhà thì bà Hoài đã đi ngủ. Ở cùng con cháu nhưng bà Hoài lại luôn cảm thấy cô đơn.
Để bà xem và nghe cho đỡ buồn, con sắm cho bà một cái tivi, một cái đài, thế nhưng cũng lâu bà chẳng đụng đến. Khi được hỏi vì sao không bật tivi lên xem cho đỡ buồn, bà hài hước bảo: "Xem mãi cũng chán. Tivi to thế bao nhiêu người ngồi nói chuyện với nhau mà chẳng ai nói chuyện với mình". Bà muốn đi ra ngoài tìm người trò chuyện thì chẳng có ai vì khu toàn người trẻ, nhà nào cũng đóng cửa đi làm thành ra bà cứ như bị giam lỏng trong chính căn nhà của con cháu.
Còn mẹ chị Vui từ ngày bị con ép ra Thủ đô ở cùng lại sinh ra trầm cảm. Bố mất sớm, mẹ chị ở một mình nên lúc nào chị cũng lo lắng. Chồng chị thì bố mẹ đã mất cả nên hai vợ chồng luôn ao ước đón được bà ngoại lên ở cùng. Mẹ chị ban đầu cũng nhất định không chịu ra ở cùng. Sau khi chị Vui sinh con, bà mới đồng ý lên sống cùng con.
Chị Vui rất vui khi có mẹ ở cùng vừa gần gũi con cái chăm nom, vừa trông nhà giúp vợ chồng chị. Nhưng chị chẳng thể ngờ, cảnh người già cô đơn ở phố khiến mẹ chị bức bí. Đó là kể từ ngày bé nhà chị được 2 tuổi, chị cho con đi nhà trẻ. Bà Vui không còn phải trông cháu vì cháu học bán trú, hết giờ lại cho đi học năng khiếu nên đi từ sáng tới tối mới về. Vợ chồng chị Vui cũng đầu tắt mặt tối với công việc nên cũng có phần "chểnh mảng" hơn trong việc nói chuyện với mẹ.
Mẹ chị Vui cứ lủi thủi ở nhà một mình. Buổi trưa, con cháu đi làm đi học cả, bà lại ở nhà ăn tạm bát cơm nguội cho qua bữa. Sợ bà vất vả, chị không cho động tay, động chân vào cái gì. Sống ở phố không có việc gì làm, người trò chuyện cũng không, mẹ chị dần lặng lẽ, trầm cảm. Mẹ chị Vui bảo con cho về quê nhưng nhất định chị không chịu.
Đừng để cha mẹ buồn khi ở bên
Theo các chuyên gia tâm lý, có một thực tế ngay cả khi sống cùng với con cháu, những phận già vẫn thường xuyên phải chịu cảnh cô đơn. Họ sống trong cảnh "mồ côi" một mình, không được chăm sóc, thậm chí bị đánh đập, ngược đãi tinh thần. Cuộc sống ở nông thôn tuy có khó khăn về vật chất nhưng người già có họ hàng gần gũi, nhiều bạn bè để trò chuyện, thăm hỏi nhau nên đời sống tinh thần vẫn thoải mái hơn.
Nếu con cái đưa cha mẹ ra sống cùng để tiện chăm sóc mà các cụ vui vẻ, sống hạnh phúc thì điều này là rất đáng quý vì không phải ai cũng có điều kiện đưa cha mẹ ở quê ra ở cùng. Tuy nhiên, việc vội vàng hay ép bằng được cha mẹ già ở quê ra phố mà không có sự chuẩn bị tâm lý tốt cho các cụ, để các cụ sống lủi thủi cô đơn ngay ở bên cạnh mình sẽ không còn là báo hiếu mà là bất hiếu.
Đại đức Thích Trí Thịnh – Phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn – Lạc Hồng (Công Viên tâm linh Lạc Hồng Viên) cho hay, một người con muốn báo hiếu cho cha mẹ theo đúng nghĩa, đúng cách, ngoài vật chất, cung phụng cha mẹ về vật thực, vật phẩm, thuốc thang khi cha mẹ ốm… cần phải đảm bảo cả mặt tinh thần. Nếu mình ở xa vẫn có thể nuôi dưỡng và thực hiện được tâm hiếu của mình hàng ngày bằng cách thường xuyên vấn an sức khỏe, hỏi han, động viên cha mẹ. Còn nếu ở bên cạnh mà không thực hiện được điều này, khiến bố mẹ buồn lòng lại là tội bất hiếu.
Để báo hiếu cha mẹ con cái cũng hãy sống tốt, vững chắc trong cuộc sống để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình. Người con có thể làm việc thiện, ban bố thí, cúng dường và hồi hướng phước đức cho cha mẹ, ông bà cả trong hiện tiền hay đã quá vãng...
Mùa Vu Lan báo hiếu, những người con nên dành tất cả tâm huyết và những hành động cao quý nhất của mình để làm cho cha mẹ hãnh diện và tự hào vì có được những người con hiếu thảo.
Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để tỏ lòng thành kính biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên, con cháu cần lưu tâm những điều sau đây:
Lắng nghe những lời khuyên chân thành của cha mẹ, nỗ lực làm những điều đạo đức, hợp pháp để cha mẹ cảm thấy hạnh phúc.
Bày tỏ những lời thương yêu chân thành, truyền tải sự thương kính cha mẹ qua lời nói dịu dàng, chăm sóc những công việc trong gia đình để cha mẹ có thời gian an hưởng đúng nghĩa.
Với những người cha mẹ đã qua đời, mùa Vu Lan báo hiếu là dịp có ý nghĩa để những người con làm lễ cầu siêu, làm phúc, hồi hướng công đức cho người quá cố…

Hà My

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 3 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 10 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 14 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 2 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.