Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái trở về từ Sa Pa: 3 điều khiến "anh hùng bàn phím" im lặng

Thứ tư, 11:41 27/01/2016 | Xã hội

Những chia sẻ rất chân thực của cô gái mới trở về nhà sau chuyến đi đón tuyết ở vùng cao sẽ giúp người đọc có cái nhìn khác về câu chuyện khách du lịch có ích kỷ hay không?

Trong nhiều ngày nay, tuyết rơi ở vùng cao và những câu chuyên xung quanh nó đã trở thành chủ đề “hot” nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.

Trên khắp các phương tiện truyền thông, khắp các trang mạng xã hội người ta không ngừng tranh cãi về những hình ảnh, những trạng thái cảm xúc khác nhau khi tuyết rơi.

Đó là sự hồ hởi vui mừng của các bạn trẻ, của khách du lịch, là những ánh mắt đượm buồn của người dân lo lắng cho vụ mùa, cho gia súc…

Những cuộc tranh luận du khách tới Sa Pa ích kỷ hay không ích kỷ tới nay vẫn chưa đi tới hồi kết. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải lại ý kiến của một cô gái 26 tuổi - người mới trở về từ Sa Pa sau ít ngày đi “săn tuyết”.

Các bạn trẻ vui đùa dưới trời tuyết. (Nguồn ảnh: Nguyễn Hòa)
Các bạn trẻ vui đùa dưới trời tuyết. (Nguồn ảnh: Nguyễn Hòa)

 

“Khi xem dự báo thời tiết về khả năng có tuyết rơi ở 1 số các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sa Pa, Mẫu Sơn, Mộc Châu, Hà Giang…- hiện tượng hiếm gặp ở một nước nhiệt đới như Việt Nam, tôi và những người bạn quyết định “xách ba lô lên và đi”.

Chúng tôi đã có mặt tại Sa Pa từ rất sớm để chờ đón những trận tuyết đầu tiên từ rạng sáng chủ nhật (24/1).

Khi sự chờ đợi có kết quả, khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống, chúng tôi đã vỡ òa trong sự vui sướng, phấn khích – đây là lần đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy tuyết một cách thực sự mà không phải qua những bộ phim hay bộ tranh ảnh nào cả.

Chúng tôi nhanh tay lôi máy ảnh ra chụp lại khoảnh khắc ấy và gần như ngay lập tức chia sẻ lên trang cá nhân để khoe với mọi người ở nhà, để mọi người cùng được chiêm ngưỡng và vui với niềm vui nhỏ bé của chúng tôi.

Ấy thế mà, bức hình chúng tôi cười trong tuyết kèm theo dòng chia sẻ hân hoan đã bị những thành phần “anh hùng bàn phím” gom lại, mắng chửi thậm tệ. Họ bình luận về chúng tôi, nói về chúng tôi bằng những lời lẽ khắt khe, đầy cay nghiệt.

Họ nói chúng tôi là những người ích kỷ, những người vô cảm, chỉ vì thỏa mãn tính hiếu kỳ mà gạt bỏ đi hình ảnh những đứa trẻ không quần đứng co ro dưới tuyết, bỏ đi đôi mắt nhuốm màu âu lo của người dân khi nhìn vườn hoa màu dưới tiết trời lạnh giá…

Họ có lên tận nơi này để chứng kiến, để hiểu rõ mọi chuyện đang xảy ra hay không? Họ có hiểu rõ cái được – cái mất của người dân vùng cao khi tuyết rơi?

Hay họ đang nằm trong chăn ấm đệm êm, mặc sức “múa tay trên bàn phím” theo phong trào để thể hiện cái “lòng thương người ảo”, sự “ đạo đức giả” của mình? Và đây, tôi cũng xin nói với các bạn 3 điều thế này:

Thứ nhất, “khác biệt” là yếu tố sống còn của ngành du lịch

Nếu không có tuyết liệu Sa Pa có đông vui tấp nập như những ngày qua? Nếu không có tuyết thì Sapa cũng sẽ rơi vào tình trạng giống như rất nhiều địa điểm du lịch khác ở miền Bắc đó là vô cùng vắng vẻ vào mùa đông.

Tuyết rơi, lượng du khách kéo về Sa Pa tăng đột biến từ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ khác đều tăng giá gấp 2, gấp 3.

Thay vì tình trạng vắng vẻ,  người Sa Pa lại có thêm cơ hội kiếm tiền ngay giữa mùa đông.

Đừng vội phán xét khi bạn chưa hiểu hết mọi chuyện.
Đừng vội phán xét khi bạn chưa hiểu hết mọi chuyện.

 

Những đứa trẻ bán đồ lưu niệm thay vì chỉ bán 15 nghìn đồng/chiếc túi thổ cẩm nhỏ bằng lòng bàn tay thì đã có thể bán với giá 40 – 50 nghìn đồng, những người phụ nữ Mông cũng bán được nhiều khăn, mật ong, hạt dẻ...có với giá tốt hơn thường ngày.

Những chuyến xe taxi 4 chỗ lên đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc thay vì tính theo km thì nay đã đội giá lên tới 600 nghìn đồng. Dù biết bị “chặt chém”, thế nhưng du khách vẫn vui vẻ và sẵn sàng móc hầu bao mình đấy thôi.

Hay có anh dân tộc Mông ngồi nặn hình người tuyết to bằng người thật rồi để du khách chụp hình với giá 10 nghìn đồng/ tấm.

Trong vòng 1 tiếng đồng hồ tôi quan sát anh ta kiếm được không dưới một triệu đồng. Đó chẳng phải là cơ hội kiếm tiền hay sao?

Trên đây tôi chỉ nêu ra 1 vài dẫn chứng để thấy người Sa Pa không hẳn đã chịu “ngồi im” dưới trời tuyết lạnh.

Du lịch chẳng phải là ngành công nghiệp không khói hiệu quả mà chúng ta vẫn muốn phát triển hay sao. Và nên chăng hãy coi tuyết rơi, hoa màu cây cối bị băng giá là một chi phí cơ hội bởi muốn kinh doanh ai chẳng phải đầu tư.

Thứ 2, những người trẻ chúng tôi không vô cảm

Trong hai ngày nán lại Sa Pa, tôi quan sát được nhiều thứ hơn những gì người ta đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội. Có chàng trai sẵn sàng bỏ ra 100 nghìn đồng để mua hai chiếc túi thổ cẩm của những đứa trẻ bán hàng dù giá thật của chúng chỉ khoảng 30 nghìn đồng mà vẫn rất vui vẻ.

Không phải bị mua “hớ” mà là cố tình mua vậy bởi đang vui vì  được ngắm tuyết và cũng thương các em mưu sinh dưới trời lạnh.

Đó chẳng phải là cách sẻ chia văn minh hơn rất nhiều việc chúng ta cầm quà rồi dễ dãi phát cho bất cứ đứa trẻ vùng cao nào chúng ta gặp trên hành trình thiện nguyện hay sao?

Cũng có nhóm bạn trẻ sẵn sàng trả thêm cho anh tài xế chở họ từ thị trấn Sapa lên Ô Quy Hồ vài trăm nghìn vì biết anh sẽ phải đợi đoàn lâu và không thể chạy thêm nhiều chuyến nữa trong ngày và ruộng rau nhà anh cũng đã bị băng phủ kín từ đêm qua.

Dù giá xe lúc này đã cao gấp 3 lần ngày bình thường. Vậy đấy, chúng tôi hưởng niềm vui riêng của mình một cách rất văn minh, chúng tôi vui vì thấy tuyết, nhưng chúng tôi cũng đau lòng lắm khi thấy những mảnh đời khốn khó của người dân địa phương.

Cứ có cơ hội là chúng tôi lại giúp người dân bằng những hành động rất thiết thực, hơn là những kẻ bán lòng thương cảm của mình qua bàn phím.

Du khách lên Sa Pa ngắm tuyết rơi. (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)
Du khách lên Sa Pa ngắm tuyết rơi. (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)

 

Thứ 3, việc của tuyết là rơi

Việc những du khách mong hay không mong cũng không thể quyết định được việc tuyết có tiếp tục rơi nữa hay không.

Nếu như tuyết rơi, ai cũng phải tỏ ra buồn, xót thương thì ai sẽ đến Sa Pa? Ai sẽ bù đắp, giảm thiểu những tổn hại hoa màu, gia súc chết mà tuyết gây ra?

Và rồi Sa Pa sẽ không chỉ vắng lặng như nhiều khu du lịch khác vào mùa đông mà còn mất đi một khoản kinh tế không hề nhỏ từ du lịch.

Vậy nên, làm ơn đừng lên án những tấm ảnh với những khuôn mặt đầy hào hứng của khách du lịch giữa trời tuyết Sa Pa.

Họ không phải là nguyên nhân làm tuyết rơi, họ đang tìm niềm vui cho bản thân mình nhưng cũng là sự sẻ chia những thiệt hại với người dân theo 1 cách khác".

Theo Độc Giả Hòa Chip (Thegioitre.vn/Infonet.vn)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Khởi tố 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ‘bay lắc’ trong khách sạn

Khởi tố 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ‘bay lắc’ trong khách sạn

Pháp luật - 41 phút trước

Tối 14/5, VKSND TP Hà Tĩnh cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam 5 cầu thủ bóng đá CLB bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vì sử dụng chất ma tuý trong khách sạn.

Bị dọa, cụ bà ở Hà Nội 6 lần chuyển gần 18 tỷ đồng cho kẻ giả danh công an

Bị dọa, cụ bà ở Hà Nội 6 lần chuyển gần 18 tỷ đồng cho kẻ giả danh công an

Pháp luật - 52 phút trước

Bị kẻ giả danh công an dọa đang nợ ngân hàng 63 tỷ đồng, lo sợ bà T. đã chuyển khoản 6 lần với tổng số tiền gần 18 tỷ đồng theo yêu cầu của đối tượng.

Nữ Chủ tịch phường ở Hà Nội bị đề xuất bị tạm dừng công tác

Nữ Chủ tịch phường ở Hà Nội bị đề xuất bị tạm dừng công tác

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa bị đề xuất tạm dừng công tác vì để xảy ra nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Sóc Trăng đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Sóc Trăng đề xuất mức hỗ trợ hàng tháng đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Tỉnh Sóc Trăng đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tới tiêu chí thành lập, chế độ chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ Công an huyện bất ngờ nhặt được 23 triệu đồng đánh rơi

Trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ Công an huyện bất ngờ nhặt được 23 triệu đồng đánh rơi

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH -Trong quá trình Tổ công tác Công an huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) đi làm nhiệm vụ, bất ngờ nhặt được một chiếc ví bị rơi bên đường. Đáng chú ý, ngoài số tiền hơn 23 triệu đồng, bên trong ví còn có nhiều giấy tờ...

Tối nay một người thành tỷ phú, đổi đời nhờ trúng Vietlott

Tối nay một người thành tỷ phú, đổi đời nhờ trúng Vietlott

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Tối 14/5, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Đã bắt được đối tượng chém lìa tay nam thanh niên lúc rạng sáng

Đã bắt được đối tượng chém lìa tay nam thanh niên lúc rạng sáng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được tin báo, Công an thị xã Mỹ Hào nhanh chóng vào cuộc tiến hành xác minh, truy bắt hung thủ. Quá trình xác minh, lực lượng chức năng xác định, đối tượng dùng hung khí chém lìa tay anh T. là Nguyễn Bá Phúc.

Kỳ lạ ở Hà Nội, hai bên cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét nhưng người dân muốn đi lại phải chạy đường vòng

Kỳ lạ ở Hà Nội, hai bên cách nhau chỉ khoảng vài trăm mét nhưng người dân muốn đi lại phải chạy đường vòng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đoạn đường nối giữa đường Tôn Thất Thuyết với đường Dương Đình Nghệ (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã được rào chắn từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thông xe, hai bên đường trở thành nơi để rác...

Lời khai của cô giáo mầm non đánh đập bé gái 8 tuổi giữa đường gây phẫn nộ dư luận

Lời khai của cô giáo mầm non đánh đập bé gái 8 tuổi giữa đường gây phẫn nộ dư luận

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Xuất phát từ mâu thuẫn trong cuộc sống sinh hoạt của người lớn, một giáo viên mầm non đã đánh đập bé gái 8 tuổi giữa đường.

Hà Nội: Làm rõ vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ tại khu vực vườn hoa gầm cầu Nhật Tân

Hà Nội: Làm rõ vụ người đàn ông tử vong trong tư thế treo cổ tại khu vực vườn hoa gầm cầu Nhật Tân

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an quận Tây Hồ đang xác minh, làm rõ vụ việc một người chết chưa rõ nguyên nhân tại khu vực vườn hoa gầm cầu Nhật Tân.

Top