Cô giáo nhiễm HIV và 15 năm không đầu hàng số phận
Lần lượt mất con, chồng và em trai ruột vì căn bệnh thế kỷ và bản thân bàng hoàng phát hiện cũng nhiễm bệnh, cô giáo Nguyễn Thị Hoàn vẫn mạnh mẽ sống tiếp để “trả nợ người”.
AIDS không phải là hết
- Quay lại thời gian cách đây gần 15 năm, khi chịu ánh mắt kỳ thị của người đời, điều gì đã giúp chị mạnh mẽ vượt qua và chống chọi với bệnh tật?
- Tôi đã trải qua cảm giác mất người thân khi lần lượt con, chồng và em trai ruột ra đi vì H, hơn ai hết, tôi cảm nhận được nỗi đau và sự thương xót tột cùng. Tôi không muốn bố mẹ phải sớm chịu đựng điều đó, trong khi mình còn nợ người rất nhiều. Mấy mét vuông đất đâu thể chôn hết được, chết có mang hết nợ đi đâu. Lúc ấy tôi nghĩ, bây giờ mất một coi như mất hai, ba, cuối cùng, bố mẹ vẫn là người khổ tâm nhất. Sự động viên của gia đình và cảm thông của đồng nghiệp đã vực tôi dậy.
Nhiều người khi phát hiện lây nhiễm H, suy nghĩ đầu tiên là tìm đến cái chết, như vậy, chính họ đang kỳ thị và tách mình khỏi cộng đồng trước. Ngay cả khi nhiễm H, con người vẫn có giá trị, tại sao lại lãng phí? Người ta vẫn nói, AIDS không phải là hết, quan trọng là bạn phải đối diện và chiến đấu với nó.
Khi dương tính với H và được điều trị ARV, bệnh nhân vẫn có thể sống đến cuối đời và ra đi vì các bệnh tuổi già. Vấn đề nằm ở cách nhìn nhận của người nhiễm H, mọi người xung quanh, cũng như cách họ trở lại cộng đồng, hoà nhập và đóng góp cho xã hội.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoàn hiện giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại Trường THPT Mỏ Trạng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
- So với những ngày đầu, rào cản ngăn cách chị với mọi người xung quanh, đặc biệt là phụ huynh và học sinh đã thay đổi thế nào?
- Tôi may mắn vì chưa bao giờ vấp phải sự phản đối trực tiếp của phụ huynh, học sinh hay nhà trường ngay từ những ngày đầu. Dù cho trước đây, sự hiểu biết của người dân về H thì ít mà sự kỳ thị thì có thừa.
Bản thân không phải người hay nói hay lên tiếng để có thêm sự đồng cảm nên tôi chọn cách lặng lẽ, kiên trì cống hiến cho công việc, dạy dỗ các em học sinh nên người.
Cũng sẽ có ý kiến này kia về sức khoẻ của tôi nhưng là giáo viên chủ nhiệm, tôi thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh và may mắn, họ đều là những người chân thành, tin tưởng. Một phần nữa là nhờ các em học sinh yêu mến, thích thú trước phương pháp giảng dạy và đạt thành tích cao trong học tập nên các bậc làm cha, mẹ cũng yên tâm.
Virus H trong cơ thể đã được kiểm soát
- Hiện tại, bệnh tình của chị thế nào?
- Kể từ năm 2007 tới nay, tôi sử dụng thuốc ARV với nhiều phác đồ khác nhau. Mỗi ngày, tôi uống 1 viên thuốc vào buổi tối. Tình trạng sức khoẻ ổn định, ít ốm vặt. Mới đây, tôi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính, tức là lượng virus H được kiểm soát, không còn gia tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng và nâng mức chỉ số an toàn của sức khoẻ lên cao.
- ARV có nhiều tác dụng phụ đối với người dùng thuốc. Chị đối mặt với vấn đề này ra sao?
- Một số người uống thuốc sẽ có phản ứng phụ. Bác sĩ cũng dặn, mỗi lần đổi phác đồ, bệnh nhân có thể bị đau đầu, buồn nôn, ngủ mơ ác mộng. Tuy nhiên, tôi chỉ bị chóng mặt dạng nhẹ. Một điều may mắn khác là tôi được dùng thuốc miễn phí, nếu không có dự án tài trợ, mỗi tháng, sẽ mất khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng tiền thuốc.
- Chị điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thế nào để tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật?
- Dù là người có bệnh hay không đều phải quan tâm tới chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bản thân tôi luôn có thực đơn dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, tập thể dục và giữ lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực. Đồng thời, tôi chú ý tới việc bảo vệ những người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm.
Hiện, tôi vẫn đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc giảng dạy và chủ nhiệm. Buổi sáng, tôi dạy 4 ca/tuần, chiều 2 ca/tuần, tối sẽ tranh thủ soạn giáo án, chấm bài vở và lên kế hoạch sinh hoạt cho lớp. Dù công việc bận rộn nhưng tôi không bao giờ làm việc quá sức hay để cơ thể bị đuối.
- Mới đây, có thông tin một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu ra liệu pháp tự nhiên có thể chống lại virus HIV. Trước thông tin này, cảm xúc và suy nghĩ của chị thế nào?
- Bản thân tôi nói riêng và những người có H nói chung rất vui mừng trước thông tin trên. Chúng tôi có thêm hy vọng và chờ đợi để sống, niềm tin lại được nhóm lên thêm lần nữa. Tôi mong trong tương lai gần, thế giới sẽ đánh bại căn bệnh thế kỷ. Chúng ta là người chiến thắng, mà chiến thắng thì vui, hạnh phúc và tự hào.
Sinh ra và lớn lên tại Bắc Giang, năm 2000, Nguyễn Thị Hoàn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu và được phân công giảng dạy ở trường THPT Mỏ Trạng.
Tại đây, cô nên duyên với người bạn học cùng cấp 3. Trước khi cưới, có nhiều lời đồn hôn phu dương tính với ma tuý nhưng vì tình yêu và trái tim yếu mềm của người phụ nữ, cô hoàn toàn tin tưởng để rồi lần lượt mất đi đứa con mới lọt lòng và người chồng vì căn bệnh thế kỷ, còn bản thân cũng mang trong mình virus HIV.
Trải qua nhiều nỗi đau, chịu đựng sự kỳ thị của bộ phận những người chưa hiểu về căn bệnh, cô Hoàn mạnh mẽ, kiên trì để sống tiếp, làm trọn bổn phận của một người con hiếu thảo.
Gần 15 năm sống cùng HIV, cô Hoàn luôn dẫn đầu trong công tác giảng dạy của trường và giành các danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở... Các đội học sinh giỏi do cô hướng dẫn liên tục đoạt giải cao.
Theo Zing

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.