Co giật ở trẻ sơ sinh- Dấu hiệu bệnh gì?
Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ ở cơ mặt, run giật nhẹ ở chi. Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi dễ bị bỏ sót. Đây là triệu chứng của của nhiều bệnh, ngoài việc chống co giật, còn phải điều trị nguyên nhân.
1. Co giật ở trẻ sơ sinh do đâu?
Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo và dễ bị bỏ sót. Co giật ở trẻ sơ sinh được hiểu là cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: Co giật toàn thân hoặc khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hay mất não hoặc giảm trương lực cơ toàn thân.
- Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: Chu miệng, nhai...
- Cử động bất thường ở mắt: Nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu nystamus...
- Hệ thần kinh thực vật: Cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.
Co giật ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do các nhóm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa - Hạ đường máu (hạ canxi máu hạ, magie máu); hạ Natri máu; tăng Natri máu; tăng Bilirubine máu (vàng da nhân). Ngoài ra, có thể do nhóm nguyên nhân nhiễm trùng - Nhiễm trùng huyết (viêm màng não, tổn thương não do thiếu máu cục bộ, xuất huyết não - màng não). Hoặc mẹ dùng thuốc chống trầm cảm, ở một số trẻ bị ngạt sau sinh, hội chứng suy hô hấp (màng trong, tràn khí màng phổi)… cũng có thể bị co giật. Các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 10% không rõ nguyên nhân gây co giật ở trẻ sơ sinh.
2. Co giật ở trẻ sơ sinh - Cần phát hiện sớm
Do là ở trẻ sơ sinh nên cha mẹ cần chú ý phát hiện khi trẻ có một hoặc nhiều biểu hiện như: Giật nhẹ cơ mặt, má, môi, run giật các ngón chân, tay… Cơn giật xảy ra tự nhiên hoặc có kích thích. Trương lực cơ tăng hoặc giảm, trường hợp tăng mạnh cơn co cứng sẽ có dấu hiệu cứng hàm… Thời gian kéo dài mỗi cơn giật là bao nhiêu giây. Tần số xuất hiện co giật thưa hay liên tục.
Ngoài ra, trẻ có các triệu chứng kèm theo như:
- Dấu hiệu suy hô hấp: Khó thở, tím tái, ngừng thở, thóp phồng.
- Dấu hiệu thiếu máu, tổn thương thần kinh khu trú, liệt dây thần kinh sọ não, chi.
- Vòng đầu to, nhỏ bất thường.
- Sốt, biểu hiện nhiễm trùng.
Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này ở nhiều trẻ sơ sinh cha mẹ không phát hiện được và có thể nhầm vì nghĩ trẻ bị giật mình. Chính vì vậy, nếu xác định trẻ có co giật thật sự thì phải đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ, vì có thể có nguyên nhân là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết...
3. Chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ sơ sinh
Khác với trẻ lớn, co giật trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó tìm và điều trị các nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh. Sau khi khám lâm sàng để phát hiện co giật thực sự không như: Co giật toàn thân hay khu trú. Cơn ngưng thở. Tìm bướu huyết thanh hoặc bướu huyết xương sọ. Sờ thóp tìm dấu hiệu thóp phồng. Tìm dấu hiệu thiếu máu: Màu sắc da, niêm mạc. Dị tật bẩm sinh não… nhằm phân biệt co giật với run chi lành tính (run chi lành tính không ảnh hưởng mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi phát từ kích thích bên ngoài và chấm dứt khi kìm giữ nhẹ chi…).
Các chỉ định xét nghiệm thường được chỉ định như: Test đường mao mạch để xem có bị rối loạn điện giải hạ Na, hạ Ca, hạ Mg máu hay không. Siêu âm não qua thóp để kiểm tra có tình trạng xuất huyết não, hình ảnh tổn thương não do thiếu oxy do đẻ ngạt hay không. Từ đó mới đưa ra liệu trình điều trị cho phù hơp. Nguyên tắc điều trị là thông đường thở, hỗ trợ hô hấp, điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.
Tóm lại: Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, tần suất 3 - 5%. Là cấp cứu thần kinh thường gặp ở trẻ em, do nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có thể gây thiếu oxy não, tử vong. Co giật thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi và không phân biệt giới tính. Khi co giật xảy ra sẽ làm cho bố mẹ và gia đình trẻ rất lo lắng. Vì vậy, nếu phát hiện ra tình trạng co giật ở trẻ việc gọi điện cho cán bộ y tế để được trợ giúp là rất cần thiết và cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.