Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ hội sống cho người mang giấy “báo tử”

Thứ bảy, 16:07 09/02/2013 | Y tế

GiadinhNet - Ca ghép tủy thành công cho cô gái có tên Diệu Thuần mới đây đã mở ra hy vọng cho những bệnh nhân bị ung thư máu…

Cơ hội sống cho người mang giấy “báo tử” 1

Chị Nguyễn Thị Thanh Lợi và chồng trong niềm vui ngày ra viện.

 
Để ghép tế bào gốc tại nước ngoài, bệnh nhân phải trả chi phí từ 4 đến 5 tỷ đồng, trong khi đó, với ca ghép tương tự tại Việt Nam, ngoài tiền bảo hiểm đã thanh toán thì người bệnh chỉ phải trả khoảng 200 triệu đồng.
 
Hy vọng sau thất vọng

Khi mới bước chân vào năm đầu tiên đại học, Hoàng Thị Diệu Thuần (SN 1987, trú tại Nghệ An) phát hiện ra mình bị ung thư máu. Từ đó đến nay, đã 7 năm cô chiến đấu với căn bệnh này. Tháng 10/2012, Diệu Thuần được ghép tế bào gốc từ nguồn hiến là người anh trai.

Diệu Thuần bị bệnh Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt, một dạng ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng và cơ hội duy nhất của Thuần là ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy). Với nỗ lực của ê kíp các y bác sỹ, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, sau khi ghép được ba tháng, sức khỏe của Diệu Thuần đã hồi phục, cô đang dần trở về cuộc sống bình thường.

GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, từ tháng 9/2005 khi Diệu Thuần bắt đầu vào đại học cũng là thời điểm cô phát hiện mình bị bệnh ung thư máu và được điều trị liên tục tại Viện từ thời điểm đó đến nay. Trải qua 7 năm điều trị, những tưởng không còn nhiều hi vọng cho bệnh nhân này, nhưng nhờ những nỗ lực, thành công đã đến. “Sự thành công này khiến chúng tôi mừng đến rơi nước mắt. Thời điểm hiện tại, dù kết quả xét nghiệm tốt nhưng bệnh nhân vẫn phải được theo dõi tiếp tại Viện. Hi vọng kết quả sẽ tốt đẹp để bù đắp cho những cố gắng, nỗ lực của cô gái giàu nghị lực”, GS Trí nói.
 
Cơ hội sống cho người mang giấy “báo tử” 2

GS.TS Nguyễn Anh Trí và bệnh nhân Diệu Thuần (đội mũ) tại buổi họp báo sau thành công của ca ghép.

Việc ghép tủy thành công cho bệnh nhân Diệu Thuần đã ghi dấu ấn quan trọng trong việc ghép tế bào gốc cho bệnh nhân ung thư máu trong năm 2012.

Thêm cơ hội sống

Một trường hợp khác là bệnh nhân Lê Thị Phương (44 tuổi, ở Hà Nội), cũng được ghép tế bào gốc từ em gái. Chị Phương nhập viện trong tình trạng giảm tiểu cầu và xuất huyết dưới da, qua xét nghiệm cho thấy chị bị Lơxêmi cấp thể M2 (ung thư máu) và được điều trị ba đợt hóa chất, sau đó bệnh nhân được tiến hành ghép tủy. Hơn hai tháng nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của Khoa Ghép tế bào gốc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chị Phương được xuất viện trong niềm vui sướng của gia đình và người thân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thường phải qua thăm khám lâm sàng và chiếu chụp. Tuy nhiên, khi đột nhiên thấy trẻ có triệu chứng sốt, rét run và những biểu hiện giống như cảm cúm khác, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi (đặc biệt là về đêm)…cha mẹ cần đưa con đi khám ngay.

Gặp anh Vũ Anh Tuấn, 29 tuổi, quê Thái Bình tại phòng thăm khám định kỳ, nhìn anh khỏe mạnh, tươi tắn, không ai nghĩ anh đã từng bị ung thư máu. Chị Thanh Nga, vợ bệnh nhân Tuấn, cho biết: “Gia đình tôi đã tìm hiểu kỹ thông tin của một số bệnh viện tại Singapore, Trung Quốc, thì thấy về trang thiết bị và trình độ các bác sĩ viện Huyết học – Truyền máu Trung ương không thua bác sĩ nước ngoài. Hơn nữa, ở trong nước thì thuận tiện về giao thông, ngôn ngữ…và quan trọng là chi phí điều trị thấp hơn nhiều lần, chỉ bằng ¼ so với khi điều trị ở nước ngoài…”.

Cách đây hơn ba năm, anh Vũ Anh Tuấn được chẩn đoán mắc Lơxêmi kinh dòng Bạch cầu hạt. Suốt thời gian đó anh phải điều trị hóa trị liệu, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Sau khi tiến hành xét nghiệm nghiêm ngặt với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ghép tế bào gốc của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, bệnh nhân được tiến hành ghép tủy và người cho là anh, chị ruột của bệnh nhân. Hiện nay, anh Tuấn đã ra viện, tuy vẫn phải thường xuyên uống thuốc, thăm khám định kỳ tại bệnh viện nhưng sức khỏe của anh đã tiến triển rất tốt.

Ngoài Diệu Thuần, chị Phương, anh Tuấn, các trường hợp khác như chị Nguyễn Thị Thanh Lợi (SN 1974) hay bệnh nhân Trịnh Thanh Mùi (1986), sau khi ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã khỏe trở lại, có người đã quay lại được với công việc thường ngày.

GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết, trước đây, với các phương pháp điều trị hóa chất thông thường, cơ hội sống cho các bệnh nhân ung thư rất hẹp. Phương pháp ghép tế bào gốc giúp khắc phục tối ưu những tác dụng phụ không mong muốn của hóa chất liều cao, mở ra nhiều cơ hội sống cho các bệnh nhân bị bệnh máu ác tính. Đặc biệt, chi phí cho mỗi ca ghép tế bào gốc trong nước, cụ thể là tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Theo Ths. BS Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc - Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chi phí cho một ca ghép tế bào gốc tại Viện, ngoài tiền bảo hiểm đã thanh toán thì người bệnh phải chi phí khoảng từ 150 đến 200 triệu đồng. Tương tự một ca ghép như thế này được thực hiện ở nước ngoài thì bệnh nhân phải chi trả khoảng 4-5 tỷ đồng.
 
Cơ hội sống cho người mang giấy “báo tử” 3

Người cho tế bào gốc phải là anh, chị, em ruột của bệnh nhân.

 
Dù chi phí còn cao, song việc ngành Y tế Việt Nam ghép tế bào gốc thành công đã thực sự mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân bị ung thư máu…
 

 > Bệnh viện Bạch Mai: Ghép thành công tế bào gốc tạo máu

Bệnh viện Bạch Mai vừa cấy ghép tế bào gốc thành công cho bệnh nhân bị đa u tủy xương. Đây là ca ghép tế bào gốc đầu tiên của bệnh viện. Bốn năm trước, bà Trần Thị Chong (55 tuổi, ở An Lão, Kiến An, TP Hải Phòng) mắc bệnh đa u tủy xương, sức khỏe rất yếu, luôn đau đớn và phải nằm một chỗ. Tháng 3/2011, bà được đưa vào điều trị tại Khoa Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 3/12/2012, ca ghép tế bào gốc tạo máu cho bà Chong được tiến hành, đến nay, bà đã được xuất viện.

> Hóa giải được “con dao hai lưỡi”

Ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy) hiện nay được coi là phương pháp điều trị tốt nhất và có thể đưa lại cơ hội sống cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh lý huyết học, nhất là các bệnh nhân bị bệnh ung thư máu đã kháng với các phương pháp điều trị thông thường.

Có hai phương pháp ghép: tự thân và đồng loại. Nếu ghép tự thân thì không thể chắc chắn được các tế bào đó sẽ khỏe mạnh, còn ghép đồng loại thì ngược lại, sẽ tìm thấy tế bào gốc khỏe mạnh. Tuy nhiên, tìm được người cho có tế bào gốc hòa hợp với tế bào gốc của người nhận là vô cùng khó khăn, bởi trong khoảng 10.000 trường hợp chỉ có 4 trường hợp có tế bào gốc hòa hợp các chỉ số và có thể ghép được. Việc chuyển tế bào gốc từ người cho đến người bệnh cũng khá đơn giản, giống như truyền máu, sau hai giờ là xong.

Theo Ths Bạch Quốc Khánh, Phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ung thư máu chiếm khoảng 50% trong các bệnh về máu. Trước đây, bệnh nhân ung thư máu thường điều trị hóa chất liều cao, liều càng cao thì càng hiệu quả, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, có thể tốt đối với người khỏe mạnh, nhưng cũng có thể gây tử vong với người yếu. Việc ghép tế bào gốc giúp giảm tác dụng phụ và vẫn đạt tối đa tác dụng chính. Đặc biệt, nếu bệnh nhân ung thư máu chỉ điều trị hóa chất liều cao thì có thể kéo dài sự sống thêm 5 năm đạt 30%, còn dùng phương pháp này thì bệnh nhân sống được thêm 5 năm đạt 60%.

 Vân Khánh

 

thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 1 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top